Đơn vị mới được ByteDance thành lập sẽ tập trung vào việc bán các tài nguyên của TikTok.
ByteDance đang bán công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) giúp lan truyền ứng dụng xem video ngắn TikTok ra bên ngoài Trung Quốc. Mục đích của công ty là giúp tăng doanh thu để chuẩn bị cho đợt chào bán cổ phiếu ra công chúng lần đầu (IPO).
Một bộ phận mới có tên gọi BytePlus đã được thành lập vào tháng 6 và bắt đầu có các khách hàng trên khắp thế giới, bao gồm cả ở Mỹ.
Theo trang chủ công ty, các khách hàng đầu tiên của BytePlus gồm có app thời trang Goat của Mỹ, website du lịch WeGo của Singapore, startup mua sắm trực tuyến Chilibeli của Indonesia.
Thuật toán của TikTok khiến người dùng xem video mãi không hết chán.
BytePlus bán cho các đối tác một công thức bí mật của TikTok, đó là thuật toán giữ chân người dùng bằng cách cuộn xuống liên tục để xem những video được đề xuất mà hệ thống nghĩ rằng người dùng thích xem. Các đối tác có thể dùng công nghệ này để tùy biến cho app và website của chính họ.
Các phần khác được đem bán còn có công nghệ tự động dịch giọng nói và văn bản, hiệu ứng video thời gian thực và một loạt các công cụ phân tích & quản lý khác.
Công nghệ thị giác máy tính (computer vision) của ByteDance có thể phát hiện và truy dấu 18 điểm từ đầu đến chân khi người dùng nhảy nhót hoặc cử động trước camera, mà có thể được dùng cho các app thời trang hoặc làm đẹp.
Bộ phận mới của ByteDance được thành lập ở Singapore nhưng cũng có đội ngũ ở London và Hồng Kông. Tianyi He, một nhân sự có 6 năm làm việc ở ByteDance được ghi danh là người đứng đầu BytePlus kể từ tháng 6.
Bộ công cụ của BytePlus được cho là sẽ cạnh tranh với các dịch vụ AI của Amazon Web Services, Google, IBM và Microsoft cũng như các đồng hương như Alibaba, Baidu hay Tencent.
Nhà sáng lập Trương Nhất Minh dù đã từ chức CEO ByteDance nhưng vẫn giữ vai trò và tầm ảnh hưởng lớn.
Trong khi BytePlus dành cho thị trường quốc tế, ByteDance cũng ra mắt Volcano Engine cho thị trường nội địa với các khách hàng được liệt kê gồm có trang thương mại điện tử JD.com, hãng điện thoại Vivo và nhà sản xuất ôtô Geely.
Sản phẩm doanh nghiệp đầu tiên của ByteDance, ứng dụng có tên gọi Lark ra mắt năm 2019, là một app cạnh tranh với Slack và Microsoft Teams.
ByteDance đang thử nghiệm một loạt những sản phẩm khác ngoài TikTok cả ở Trung Quốc lẫn thị trường quốc tế, từ game mobile đến app chỉnh sửa video. Đây là một bước đi nhằm khai thác những mảng thị phần mới khi thị trường cũ đã bão hòa.
Phần chính sách sử dụng của BytePlus để lộ ra rằng, ByteDance có thể điều hành TikTok độc lập ở châu Âu và Anh với các công ty đại diện tương ứng là Mikros Information Technology Ireland Limited và Cosmo Technology Private Limited.
Cosmo và Mikros đều được đăng ký mới vào tháng 2 và 3 năm nay. Đơn đăng ký không cho thấy có sự liên quan nào đến BytePlus hoặc chung công ty mẹ với TikTok, nhưng liệt kê nhà sáng lập ByteDance Trương Nhất Minh là người có quyền kiểm soát hai công ty tư nhân này.
ByteDance đang bán công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) giúp lan truyền ứng dụng xem video ngắn TikTok ra bên ngoài Trung Quốc. Mục đích của công ty là giúp tăng doanh thu để chuẩn bị cho đợt chào bán cổ phiếu ra công chúng lần đầu (IPO).
Một bộ phận mới có tên gọi BytePlus đã được thành lập vào tháng 6 và bắt đầu có các khách hàng trên khắp thế giới, bao gồm cả ở Mỹ.
Theo trang chủ công ty, các khách hàng đầu tiên của BytePlus gồm có app thời trang Goat của Mỹ, website du lịch WeGo của Singapore, startup mua sắm trực tuyến Chilibeli của Indonesia.
Thuật toán của TikTok khiến người dùng xem video mãi không hết chán.
BytePlus bán cho các đối tác một công thức bí mật của TikTok, đó là thuật toán giữ chân người dùng bằng cách cuộn xuống liên tục để xem những video được đề xuất mà hệ thống nghĩ rằng người dùng thích xem. Các đối tác có thể dùng công nghệ này để tùy biến cho app và website của chính họ.
Các phần khác được đem bán còn có công nghệ tự động dịch giọng nói và văn bản, hiệu ứng video thời gian thực và một loạt các công cụ phân tích & quản lý khác.
Công nghệ thị giác máy tính (computer vision) của ByteDance có thể phát hiện và truy dấu 18 điểm từ đầu đến chân khi người dùng nhảy nhót hoặc cử động trước camera, mà có thể được dùng cho các app thời trang hoặc làm đẹp.
Bộ phận mới của ByteDance được thành lập ở Singapore nhưng cũng có đội ngũ ở London và Hồng Kông. Tianyi He, một nhân sự có 6 năm làm việc ở ByteDance được ghi danh là người đứng đầu BytePlus kể từ tháng 6.
Bộ công cụ của BytePlus được cho là sẽ cạnh tranh với các dịch vụ AI của Amazon Web Services, Google, IBM và Microsoft cũng như các đồng hương như Alibaba, Baidu hay Tencent.
Nhà sáng lập Trương Nhất Minh dù đã từ chức CEO ByteDance nhưng vẫn giữ vai trò và tầm ảnh hưởng lớn.
Trong khi BytePlus dành cho thị trường quốc tế, ByteDance cũng ra mắt Volcano Engine cho thị trường nội địa với các khách hàng được liệt kê gồm có trang thương mại điện tử JD.com, hãng điện thoại Vivo và nhà sản xuất ôtô Geely.
Sản phẩm doanh nghiệp đầu tiên của ByteDance, ứng dụng có tên gọi Lark ra mắt năm 2019, là một app cạnh tranh với Slack và Microsoft Teams.
ByteDance đang thử nghiệm một loạt những sản phẩm khác ngoài TikTok cả ở Trung Quốc lẫn thị trường quốc tế, từ game mobile đến app chỉnh sửa video. Đây là một bước đi nhằm khai thác những mảng thị phần mới khi thị trường cũ đã bão hòa.
Phần chính sách sử dụng của BytePlus để lộ ra rằng, ByteDance có thể điều hành TikTok độc lập ở châu Âu và Anh với các công ty đại diện tương ứng là Mikros Information Technology Ireland Limited và Cosmo Technology Private Limited.
Cosmo và Mikros đều được đăng ký mới vào tháng 2 và 3 năm nay. Đơn đăng ký không cho thấy có sự liên quan nào đến BytePlus hoặc chung công ty mẹ với TikTok, nhưng liệt kê nhà sáng lập ByteDance Trương Nhất Minh là người có quyền kiểm soát hai công ty tư nhân này.
Theo ICT News