Xe điện Trung Quốc có thể bán rẻ đến 25.000 USD/chiếc tính cả thuế 100%, nhưng Tesla hay bất kỳ đối thủ nào tại Mỹ thì chưa thể hạ giá xe xuống dưới 30.000 USD.
Cụ thể, CEO Joe McCabe của AutoForecast Solutions nhận định xe điện của BYD nếu bán tại Mỹ có thể hạ giá đến 12.000 USD. Bởi vậy kể cả khi bị áp thuế 100% thì hãng này vẫn có thể giữ mức giá 25.000 USD/chiếc ô tô điện, rẻ hơn nhiều so với Tesla hay bất cứ đối thủ nào ở Mỹ.
"Các hãng xe Trung Quốc chưa thèm quan tâm nhiều đến lợi nhuận nếu bán ở Mỹ đâu", CEO McCabe cảnh báo về một cuộc chiến dìm giá giành thị phần khốc liệt.
Bất lực?
Mức thuế 100% với xe điện nhập khẩu Trung Quốc sẽ có hiệu lực vào ngày 27/9/2024. Tuy nhiên do Mỹ hiện rất ít nhập xe điện Trung Quốc nên động thái này mang tính phòng vệ và kéo dài hỗ trợ cho ngành ô tô Mỹ hơn là tác động đến các hãng xe đến từ Châu Á.
Mặc dù vậy, những nỗ lực của chính quyền Washington chưa đem lại nhiều hiệu quả khi Trung Quốc vẫn giữ vị trí dẫn đầu cả về chuỗi cung ứng xe điện lẫn tỷ lệ ứng dụng. Đây là thành quả của Bắc Kinh sau nỗ lực kéo dài hàng thập kỷ.
Tính trong tháng 7/2024, xe điện chỉ chiếm hơn 10% doanh số bán xe tại Mỹ nhưng tỷ lệ này vào khoảng 50% ở Trung Quốc, cao hơn cả mức trung bình toàn cầu là 20%.
Ngoài ra, Mỹ thiếu cả cơ sở hạ tầng trạm sạc lẫn các mẫu xe trong phạm vi thương mại, đủ rẻ để phổ biến rộng rãi ra công chúng.
Trong khi đó, các hãng lớn của Trung Quốc như BYD lại dựa vào chuỗi cung ứng rộng lớn để cho ra mắt hàng loạt các dòng xe điện giá rẻ có giá chưa đến 25.000 USD/chiếc.
Tại Mỹ, ngay cả Tesla cũng chưa thể ép giá sản phẩm xuống dưới 30.000 USD/chiếc và thậm chí chưa có sản phẩm xe điện nào của nước này có thể rẻ ngang bằng ô tô xăng chứ đừng nói đến tham vọng mở rộng quy mô được như Trung Quốc.
Theo Nikkei, chính quyền Washington hiện đang cực kỳ nhạy cảm với các nhà sản xuất xe điện Trung Quốc. Ví dụ khi được hỏi về việc BYD xây dựng nhà máy ở Mexico thì Bộ trưởng Thương mại Gina Raimondo tuyên bố đó vẫn là một "sản phẩm Trung Quốc", qua đó đề phòng việc các hãng này lách thuế.
Trớ trêu thay, ngành xe điện Mỹ vẫn đang phụ thuộc khá lớn vào nguồn cung ắc quy từ Trung Quốc, vốn là linh kiện chiếm đến 30% chi phí sản xuất ô tô điện.
Tổng kim ngạch nhập khẩu ắc quy do Trung Quốc sản xuất của Mỹ đã đạt 6,2 tỷ USD trong nửa đầu năm 2020. Con số này đạt 13 tỷ USD năm 2023, tương đương mức tăng 40% so với năm 2022 và tăng gấp 6 lần chỉ trong 3 năm.
Một số người kêu gọi Mỹ áp thuế quan cao hơn với pin xe điện từ Trung Quốc nhưng điều này sẽ gây khó khăn cho nỗ lực hạ giá thành ô tô điện tại đây khi ngành này vẫn phụ thuộc vào nguồn cung từ nước ngoài.
Thậm chí việc chậm tiến độ xây dựng chuỗi cung ứng xe điện, lùi thời hạn làm nhà máy của nhiều thương hiệu ô tô Mỹ vì nhu cầu thị trường yếu đã ảnh hưởng rất lớn đến kế hoạch của Washington.
Ví dụ điển hình nhất là GM đã hoãn việc khởi công nhà máy sản xuất ắc quy tại Indiana-Mỹ trong khoảng 1 năm. Trong khi đó Panasonic Holdings của Nhật Bản đã hạ mục tiêu sản xuất pin xe điện tại Bắc Mỹ xuống khoảng 30% so với kế hoạch ban đầu.
"Thực tế là hiện Mỹ không có chuỗi cung ứng nào để chế biến hay khai thác vật liệu pin xe điện", một giám đốc điều hành ô tô Nhật Bản tại Bắc Mỹ thừa nhận.
Theo Genk
Cụ thể, CEO Joe McCabe của AutoForecast Solutions nhận định xe điện của BYD nếu bán tại Mỹ có thể hạ giá đến 12.000 USD. Bởi vậy kể cả khi bị áp thuế 100% thì hãng này vẫn có thể giữ mức giá 25.000 USD/chiếc ô tô điện, rẻ hơn nhiều so với Tesla hay bất cứ đối thủ nào ở Mỹ.
"Các hãng xe Trung Quốc chưa thèm quan tâm nhiều đến lợi nhuận nếu bán ở Mỹ đâu", CEO McCabe cảnh báo về một cuộc chiến dìm giá giành thị phần khốc liệt.
Bất lực?
Mức thuế 100% với xe điện nhập khẩu Trung Quốc sẽ có hiệu lực vào ngày 27/9/2024. Tuy nhiên do Mỹ hiện rất ít nhập xe điện Trung Quốc nên động thái này mang tính phòng vệ và kéo dài hỗ trợ cho ngành ô tô Mỹ hơn là tác động đến các hãng xe đến từ Châu Á.
Mặc dù vậy, những nỗ lực của chính quyền Washington chưa đem lại nhiều hiệu quả khi Trung Quốc vẫn giữ vị trí dẫn đầu cả về chuỗi cung ứng xe điện lẫn tỷ lệ ứng dụng. Đây là thành quả của Bắc Kinh sau nỗ lực kéo dài hàng thập kỷ.
Tính trong tháng 7/2024, xe điện chỉ chiếm hơn 10% doanh số bán xe tại Mỹ nhưng tỷ lệ này vào khoảng 50% ở Trung Quốc, cao hơn cả mức trung bình toàn cầu là 20%.
Ngoài ra, Mỹ thiếu cả cơ sở hạ tầng trạm sạc lẫn các mẫu xe trong phạm vi thương mại, đủ rẻ để phổ biến rộng rãi ra công chúng.
Trong khi đó, các hãng lớn của Trung Quốc như BYD lại dựa vào chuỗi cung ứng rộng lớn để cho ra mắt hàng loạt các dòng xe điện giá rẻ có giá chưa đến 25.000 USD/chiếc.
Tại Mỹ, ngay cả Tesla cũng chưa thể ép giá sản phẩm xuống dưới 30.000 USD/chiếc và thậm chí chưa có sản phẩm xe điện nào của nước này có thể rẻ ngang bằng ô tô xăng chứ đừng nói đến tham vọng mở rộng quy mô được như Trung Quốc.
Theo Nikkei, chính quyền Washington hiện đang cực kỳ nhạy cảm với các nhà sản xuất xe điện Trung Quốc. Ví dụ khi được hỏi về việc BYD xây dựng nhà máy ở Mexico thì Bộ trưởng Thương mại Gina Raimondo tuyên bố đó vẫn là một "sản phẩm Trung Quốc", qua đó đề phòng việc các hãng này lách thuế.
Trớ trêu thay, ngành xe điện Mỹ vẫn đang phụ thuộc khá lớn vào nguồn cung ắc quy từ Trung Quốc, vốn là linh kiện chiếm đến 30% chi phí sản xuất ô tô điện.
Tổng kim ngạch nhập khẩu ắc quy do Trung Quốc sản xuất của Mỹ đã đạt 6,2 tỷ USD trong nửa đầu năm 2020. Con số này đạt 13 tỷ USD năm 2023, tương đương mức tăng 40% so với năm 2022 và tăng gấp 6 lần chỉ trong 3 năm.
Một số người kêu gọi Mỹ áp thuế quan cao hơn với pin xe điện từ Trung Quốc nhưng điều này sẽ gây khó khăn cho nỗ lực hạ giá thành ô tô điện tại đây khi ngành này vẫn phụ thuộc vào nguồn cung từ nước ngoài.
Thậm chí việc chậm tiến độ xây dựng chuỗi cung ứng xe điện, lùi thời hạn làm nhà máy của nhiều thương hiệu ô tô Mỹ vì nhu cầu thị trường yếu đã ảnh hưởng rất lớn đến kế hoạch của Washington.
Ví dụ điển hình nhất là GM đã hoãn việc khởi công nhà máy sản xuất ắc quy tại Indiana-Mỹ trong khoảng 1 năm. Trong khi đó Panasonic Holdings của Nhật Bản đã hạ mục tiêu sản xuất pin xe điện tại Bắc Mỹ xuống khoảng 30% so với kế hoạch ban đầu.
"Thực tế là hiện Mỹ không có chuỗi cung ứng nào để chế biến hay khai thác vật liệu pin xe điện", một giám đốc điều hành ô tô Nhật Bản tại Bắc Mỹ thừa nhận.
Theo Genk