torune
Film critic
Phim chắc chắn là một ứng viên nặng ký trong hạng mục của Oscar năm sau. Nếu không muốn nói cả những giải thưởng liên quan đến điện ảnh đại chúng!
Đã ra mắt được hơn hai tuần rồi. Bận rộn luôn là cái cớ để người đang viết chưa có bài cảm nhận dành cho phim. Nhưng sau một thời gian, thật khó để mà không viết khi mà cảm xúc cho phim vẫn còn khá mạnh, dai dẳng và bất diệt như bản trường ca Bohemian Rhapsody – ca khúc đại diện cho thương hiệu Queen.
Tính tới hiện tại, cá nhân mà nói, Bohemian Rhapsody là phim tiểu sử / ca nhạc hiếm hoi nhất truyền cho người xem cảm hứng: buồn, vui, hân hoan, tuyệt vọng... và rất nhiều trạng thái cảm xúc trong một cuộc đời một cách tự nhiên, nằm ngoài mong đợi và đầy ngẫu hứng như những ca khúc do Queen sáng tác.
So sánh một chút với những phim ca nhạc quy mô lớn vừa ra mắt gần đây. The Greatest Showman thì cho cảm giác hơi giả tạo, tiểu sử của nam chính gây tranh cãi nhưng mọi thứ được Hollywood phủ lên màu ‘hồng’ nhiều quá. A Star Is Born cho cảm giác một La-La-Land-wannabe (phiên bản đua đòi của La La Land). Thêm nữa là cá nhân mình không đánh giá cao diễn xuất của Lady Gaga dù thích nghe chị hát.
Sau một chuỗi hụt hẫng đó, Bohemian Rhapsody vụt sáng, cứu vớt lấy dòng phim ca nhạc trong những thời khắc cuối cùng của năm. Trong cách kể chuyện, Bohemian Rhapsody có cách tiếp cận trực diện, vẫn có những thủ pháp nghệ thuật của giới làm phim nhưng vẫn đảm bảo mang đến khán giả những cảm giác tiêu cực lẫn tích cực một cách chân thực, không quá xa vời như hai tựa phim vừa đề cập trên kia.
Câu chuyện kể trong phim có ba phần chính. Phần một kể về quá trình Freddie gặp gỡ những người anh em. Phần hai kể về hành trình đến với thành công và con dốc trượt đằng sau đó. Phần ba khép lại với diễn biến giống như những gì công chúng biết được trên truyền thông.
Phần một kể khá gấp gáp. Người viết bài không đánh giá cao. Đôi chỗ cảnh phim quay ẩu nữa. Phần hai phim sa vô cách kể chuyện ‘làm sao để thành công’ từ những người thành công, chủ yếu mớm vô quan điểm ‘hãy dị biệt’ thường được Hollywood nói ra rả.
Cá nhân mình cảm nhận được thông điệp: một người đàn ông được đánh giá ở thái độ khi anh ấy có tất cả và khi anh ấy không có gì. Cuộc đời của Freddie cũng vậy, phức tạp bao nhiêu cũng quy về những lựa chọn ở hai hoàn cảnh: được và mất.
Âm nhạc của phim thì khỏi phải bàn, tất cả đều là những ca khúc lấy từ gia tài của Queen ra. Chỉ tiếc là nhạc không chơi được hết bài, chủ yếu để phục vụ tiết tấu của phim.
Bên cạnh đó, Bohemian Rhapsody, không biết vì trùng hợp hay có chủ đích, mà chọn những bài hát có ca từ và giai điệu gắn liền với những thăng trầm của nhóm nhạc. Mình thiên về khả năng ekip làm phim làm vậy nhờ chủ đích hơn; vì những thành viên cũ của nhóm (trừ Freddie đã qua đời) có tham gia cố vấn.
Về diễn xuất, xin dành cho Rami Malek một tràng vỗ tay lớn vì hóa thân thành Freddie quá xuất sắc. Anh cho cảm giác anh tái hiện được Freddie nhưng đưa cả cá tính của mình vào trong đó nữa. Đặc biệt ở những cảnh quay diễn tả cảm xúc… chưng hửng – không lẫn vào đâu được của nam diễn viên này. Thêm nữa, ngoại hình và trang điểm đóng vai trò khá lớn, khiến cho Rami ở nhiều góc máy trông rất giống huyền thoại Freddie năm nào.
Để ý một chi tiết là Bryan Singer vẫn được ghi công ở vị trí đạo diễn và duy chỉ có một mình anh dù sau này Bryan đã bị Fox đuổi việc và thay người. Có lẽ những thước phim phá cách, những cảm hứng lan truyền không thể giải thích được qua mọi biên giới chỉ có thể được thể hiện bởi những con người dị biệt như Bryan Singer hay Freddie Mercury.
Tóm lại, Bohemian Rhapsody là một phim hay, rất đáng xem và đáng xem nhất ở dòng ca nhạc / tiểu sử của năm 2018. Phim chắc chắn sẽ được nhắc đến sau nhiều năm nữa như vật phẩm ý nghĩa, tôn vinh sự nghiệp cũng như di sản mà Queen và Freddie đã để lại cho công chúng sau này.
Đã ra mắt được hơn hai tuần rồi. Bận rộn luôn là cái cớ để người đang viết chưa có bài cảm nhận dành cho phim. Nhưng sau một thời gian, thật khó để mà không viết khi mà cảm xúc cho phim vẫn còn khá mạnh, dai dẳng và bất diệt như bản trường ca Bohemian Rhapsody – ca khúc đại diện cho thương hiệu Queen.
Tính tới hiện tại, cá nhân mà nói, Bohemian Rhapsody là phim tiểu sử / ca nhạc hiếm hoi nhất truyền cho người xem cảm hứng: buồn, vui, hân hoan, tuyệt vọng... và rất nhiều trạng thái cảm xúc trong một cuộc đời một cách tự nhiên, nằm ngoài mong đợi và đầy ngẫu hứng như những ca khúc do Queen sáng tác.
So sánh một chút với những phim ca nhạc quy mô lớn vừa ra mắt gần đây. The Greatest Showman thì cho cảm giác hơi giả tạo, tiểu sử của nam chính gây tranh cãi nhưng mọi thứ được Hollywood phủ lên màu ‘hồng’ nhiều quá. A Star Is Born cho cảm giác một La-La-Land-wannabe (phiên bản đua đòi của La La Land). Thêm nữa là cá nhân mình không đánh giá cao diễn xuất của Lady Gaga dù thích nghe chị hát.
Sau một chuỗi hụt hẫng đó, Bohemian Rhapsody vụt sáng, cứu vớt lấy dòng phim ca nhạc trong những thời khắc cuối cùng của năm. Trong cách kể chuyện, Bohemian Rhapsody có cách tiếp cận trực diện, vẫn có những thủ pháp nghệ thuật của giới làm phim nhưng vẫn đảm bảo mang đến khán giả những cảm giác tiêu cực lẫn tích cực một cách chân thực, không quá xa vời như hai tựa phim vừa đề cập trên kia.
Câu chuyện kể trong phim có ba phần chính. Phần một kể về quá trình Freddie gặp gỡ những người anh em. Phần hai kể về hành trình đến với thành công và con dốc trượt đằng sau đó. Phần ba khép lại với diễn biến giống như những gì công chúng biết được trên truyền thông.
Phần một kể khá gấp gáp. Người viết bài không đánh giá cao. Đôi chỗ cảnh phim quay ẩu nữa. Phần hai phim sa vô cách kể chuyện ‘làm sao để thành công’ từ những người thành công, chủ yếu mớm vô quan điểm ‘hãy dị biệt’ thường được Hollywood nói ra rả.
Cá nhân mình cảm nhận được thông điệp: một người đàn ông được đánh giá ở thái độ khi anh ấy có tất cả và khi anh ấy không có gì. Cuộc đời của Freddie cũng vậy, phức tạp bao nhiêu cũng quy về những lựa chọn ở hai hoàn cảnh: được và mất.
Âm nhạc của phim thì khỏi phải bàn, tất cả đều là những ca khúc lấy từ gia tài của Queen ra. Chỉ tiếc là nhạc không chơi được hết bài, chủ yếu để phục vụ tiết tấu của phim.
Bên cạnh đó, Bohemian Rhapsody, không biết vì trùng hợp hay có chủ đích, mà chọn những bài hát có ca từ và giai điệu gắn liền với những thăng trầm của nhóm nhạc. Mình thiên về khả năng ekip làm phim làm vậy nhờ chủ đích hơn; vì những thành viên cũ của nhóm (trừ Freddie đã qua đời) có tham gia cố vấn.
Về diễn xuất, xin dành cho Rami Malek một tràng vỗ tay lớn vì hóa thân thành Freddie quá xuất sắc. Anh cho cảm giác anh tái hiện được Freddie nhưng đưa cả cá tính của mình vào trong đó nữa. Đặc biệt ở những cảnh quay diễn tả cảm xúc… chưng hửng – không lẫn vào đâu được của nam diễn viên này. Thêm nữa, ngoại hình và trang điểm đóng vai trò khá lớn, khiến cho Rami ở nhiều góc máy trông rất giống huyền thoại Freddie năm nào.
Để ý một chi tiết là Bryan Singer vẫn được ghi công ở vị trí đạo diễn và duy chỉ có một mình anh dù sau này Bryan đã bị Fox đuổi việc và thay người. Có lẽ những thước phim phá cách, những cảm hứng lan truyền không thể giải thích được qua mọi biên giới chỉ có thể được thể hiện bởi những con người dị biệt như Bryan Singer hay Freddie Mercury.
Tóm lại, Bohemian Rhapsody là một phim hay, rất đáng xem và đáng xem nhất ở dòng ca nhạc / tiểu sử của năm 2018. Phim chắc chắn sẽ được nhắc đến sau nhiều năm nữa như vật phẩm ý nghĩa, tôn vinh sự nghiệp cũng như di sản mà Queen và Freddie đã để lại cho công chúng sau này.