pegasus3390
Well-Known Member
Các nhà nghiên cứu tại Đại Học Delft đã thành công trong việc tạo ra bộ nhớ với kích thước nguyên tử cho phép chứa lượng dung lượng gấp 500 lần những ổ cứng tốt nhất hiện nay.
Sander Otte và đồng nghiệp của mình đã phát hiện ra rằng nếu chúng ta đặt các nguyên tử clo lên trên một bề mặt đồng, chúng sẽ sắp xếp lại theo dạng lưới hoàn hảo. Nếu có một nguyên tử mất đi thì lưới này sẽ xuất hiện một lỗ hổng. bằng việc sử dụng các kim quét của kính hiển vi phân tử, các nhà nghiên cứu có thể giả lập những phân tử quay quanh các lỗ hổng để tạo ra một dạng tắt/mở và có thể dùng để lưu trữ dữ liệu. Các nhà nghiên cứu cũng cho biết họ đang tạo ra bộ in nguyên tử phục vụ cho công nghệ này.
[video=youtube;ZcU-sZJkh_U]https://www.youtube.com/watch?v=ZcU-sZJkh_U[/video]
Nhóm này đã tạo ra được trọn ven 1 KB với việc sử dụng khoảng 8.000 bit nguyên tử và nó cũng là kiến trúc nguyên tử lớn nhất mà người ta từng tạo ra được.
Không chỉ gây ấn tượng về dung lương, công nghệ này vẫn còn phải mất rất nhiều thời gian để có thể đưa vào sử dụng hằng ngày. Hiện tại, chúng chỉ có thể hoạt động trong môi trường chân không với nhiệt độ bằng với nitơ lỏng ở -321°C. Công nghệ này còn một điểm yếu là tốc độ đọc và ghi rất chậm so với các bộ nhớ hiện tại.
Tuy nhiên Otte cũng khá lạc quan khi cho rằng sẽ không gặp vấn đề về giới hạn vật lý trong việc tăng tốc độ đọc/ghi lên ngang ngửa với những ổ cứng hiện tại.