Bộ mặt tương lai của truyền hình số hóa như thế nào?

vnposh

Active Member
Bộ mặt tương lai của công nghệ truyền hình số như thế nào?

QUYẾT ĐỊNH SỐ 22/2009/QĐ-TTg CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
NGÀY 16 THÁNG 02 NĂM 2009
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH TRUYỀN DẪN,
PHÁT SÓNG PHÁT THANH, TRUYỀN HÌNH ĐẾN NĂM 2020
__________​

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Pháp lệnh Bưu chính, Viễn thông ngày 25 tháng 5 năm 2002;
Căn cứ Nghị định số 160/2004/NĐ-CP ngày 03 tháng 9 năm 2004 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Bưu chính, Viễn thông về viễn thông;
Căn cứ Nghị định số 187/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thông tin và Truyền thông;
Căn cứ Quyết định số 219/2005/QĐ-TTg ngày 09 tháng 9 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển thông tin đến năm 2010;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch truyền dẫn, phát sóng phát thanh, truyền hình đến năm 2020 với những nội dung chủ yếu sau đây:
I. MỤC TIÊU
1. Mở rộng vùng phủ sóng phát thanh, truyền hình trong nước và quốc tế, đặc biệt là các chương trình của Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam nhằm phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị, đối ngoại, quốc phòng, an ninh của Đảng và Nhà nước (sau đây gọi chung là nhiệm vụ chính trị) và đảm bảo cung cấp cho đại đa số người dân trong nước và cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài các dịch vụ phát thanh, truyền hình đa dạng, phong phú, chất lượng cao, phù hợp với nhu cầu và thu nhập của mọi đối tượng.
2. Phát triển hạ tầng truyền dẫn, phát sóng đồng bộ, hiện đại, hiệu quả, thống nhất về tiêu chuẩn và công nghệ, đảm bảo có thể chuyển tải được các dịch vụ phát thanh, truyền hình, viễn thông và công nghệ thông tin trên cùng một hạ tầng kỹ thuật, đáp ứng yêu cầu hội tụ công nghệ và dịch vụ.
3. Thúc đẩy việc chuyển đổi hạ tầng truyền dẫn, phát sóng từ công nghệ tương tự sang công nghệ số nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ, tăng số lượng kênh chương trình, đa dạng hóa các loại hình dịch vụ và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn tài nguyên tần số.
4. Từng bước hình thành và phát triển thị trường truyền dẫn, phát sóng trên cơ sở tham gia của các doanh nghiệp Nhà nước hoặc công ty cổ phần mà Nhà nước nắm cổ phần chi phối nhằm thu hút các nguồn lực để phát triển hạ tầng kỹ thuật phát thanh, truyền hình, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo sự quản lý thống nhất, có hiệu quả của Nhà nước.
II. CÁC CHỈ TIÊU PHÁT TRIỂN
1. Đến năm 2010:
a) Phủ sóng truyền hình mặt đất tới 95% dân cư;
b) Phủ sóng phát thanh AM-FM tới 100% dân cư, đảm bảo hầu hết các hộ dân có thể thu, nghe được các kênh chương trình phát thanh quảng bá.
2. Đến năm 2015:
a) Phủ sóng truyền hình mặt đất tới 100% dân cư, đảm bảo hầu hết các hộ dân có thể thu, xem được các chương trình truyền hình quảng bá;
b) Mạng truyền hình cáp được triển khai tại 100% trung tâm các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
3. Đến năm 2020:
a) Từng bước triển khai lộ trình số hóa mạng truyền dẫn, phát sóng truyền hình số mặt đất phù hợp với điều kiện thực tế về thiết bị thu truyền hình số của người dân trên từng địa bàn cụ thể. Về cơ bản sẽ ngừng phát sóng truyền hình mặt đất công nghệ tương tự để chuyển sang phát sóng truyền hình mặt đất công nghệ số khi 95% số hộ gia đình có máy thu hình có khả năng thu được các kênh chương trình truyền hình quảng bá bằng những phương thức truyền dẫn, phát sóng số khác nhau;
b) Ngừng việc sử dụng công nghệ truyền hình cáp tương tự trước năm 2020 để chuyển hoàn toàn sang công nghệ số với 100% các mạng cáp dọc các tuyến đường, phố chính tại trung tâm các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được ngầm hoá;
c) Công nghệ số được áp dụng rộng rãi trong truyền dẫn, phát sóng phát thanh;
d) Đa số các hộ gia đình ở vùng sâu, vùng xa, miền núi, hải đảo có nhu cầu, được cung cấp thiết bị thu các kênh chương trình phát thanh, truyền hình kỹ thuật số với giá cả phù hợp.
III. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN
1. Mạng lưới
a) Mạng truyền dẫn, phát sóng phát thanh, truyền hình mặt đất
Thực hiện lộ trình số hóa truyền dẫn, phát sóng phát thanh, truyền hình mặt đất theo từng giai đoạn:
- Giai đoạn từ nay đến 2010:
Hoàn thành việc phát triển mạng truyền dẫn, phát sóng tương tự theo các quy hoạch đã được phê duyệt. Ngoài ra, cho phép điều chỉnh công suất đối với các máy phát hiện có hoặc đầu tư thêm các máy phát có công suất phù hợp nhằm đạt mục tiêu phủ sóng đã đề ra, đồng thời không gây can nhiễu cho các hệ thống thông tin vô tuyến điện khác;
Triển khai xây dựng chính sách, biện pháp và lộ trình chuyển đổi sang phát thanh, truyền hình số; triển khai đầu tư hệ thống truyền dẫn, phát sóng số lần lượt theo từng vùng trên nguyên tắc: các khu vực có trình độ phát triển cao, khan hiếm tần số thì triển khai và chuyển đổi trước; các khu vực có điều kiện kinh tế khó khăn hơn sẽ được triển khai và chuyển đổi sau;
Các đài phát thanh, truyền hình, các đơn vị, doanh nghiệp tham gia hoạt động truyền dẫn, phát sóng cùng phối hợp sử dụng chung cơ sở hạ tầng bao gồm: nhà, trạm, nguồn điện, cống bể cáp, đặc biệt là các cột anten, nhằm bảo đảm triển khai phủ sóng phát thanh, truyền hình một cách hiệu quả và thuận lợi cho người dân thu xem được các kênh chương trình;
Khuyến khích các đài phát thanh, truyền hình địa phương sử dụng mạng truyền dẫn, phát sóng số của các đơn vị, doanh nghiệp đã triển khai trên địa bàn để truyền tải nội dung, chương trình của địa phương đến người sử dụng.
- Giai đoạn 2010 - 2015:
Các đơn vị, doanh nghiệp được cấp phép thiết lập hạ tầng mạng truyền dẫn, phát sóng phát thanh, truyền hình số tiếp tục mở rộng diện phủ sóng phát thanh, truyền hình số tại vùng thành thị, đồng bằng và tại các khu vực đông dân, đồng thời tăng cường đầu tư mở rộng vùng phủ sóng số đến các khu vực nông thôn, miền núi;
Các đơn vị, doanh nghiệp được phép thiết lập mạng lưới và cung cấp dịch vụ truyền dẫn, phát sóng phát thanh, truyền hình số và các đài phát thanh, truyền hình địa phương tiếp tục phát song song các kênh chương trình truyền hình số và tương tự trên địa bàn. Khuyến khích các địa phương đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định ngừng phát sóng truyền hình tương tự và chuyển hoàn toàn sang phát sóng phát thanh, truyền hình số trên hạ tầng truyền dẫn, phát sóng của các đơn vị, doanh nghiệp được cấp phép;
Đối với vùng sâu, vùng xa, miền núi, hải đảo và những nơi gặp khó khăn trong việc xây dựng và phát triển mạng phát thanh, truyền hình số mặt đất, cần triển khai các phương án sử dụng phát thanh, truyền hình qua vệ tinh kết hợp với các máy phát lại công suất phù hợp để bảo đảm mục tiêu phủ sóng.
- Giai đoạn 2015 - 2020:
Các đơn vị, doanh nghiệp được phép thiết lập hạ tầng mạng truyền dẫn, phát sóng phát thanh, truyền hình số phối hợp đầu tư, xây dựng hệ thống truyền dẫn, phát sóng số mặt đất tại các khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, miền núi, hải đảo;
Từng bước ngừng phát sóng phát thanh, truyền hình tương tự mặt đất tại những khu vực đã đáp ứng đủ các điều kiện chuyển đổi sang công nghệ số. Ở các khu vực còn lại vẫn tiếp tục phát sóng phát thanh, truyền hình tương tự song song với phát thanh, truyền hình số;
Các đài phát thanh, truyền hình địa phương phối hợp với các đơn vị, doanh nghiệp được phép thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ truyền dẫn, phát sóng phát thanh, truyền hình số trên địa bàn từng bước chuyển toàn bộ các kênh chương trình phát thanh, truyền hình sang truyền tải trên hạ tầng truyền dẫn, phát sóng số;
Triển khai các dự án sản xuất và cung cấp đầu thu truyền hình số giá rẻ cho các hộ gia đình. Hạn chế và tiến tới ngừng hẳn việc nhập khẩu và đầu tư mới sản xuất các máy phát tương tự;
Cơ bản chấm dứt việc truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất sử dụng công nghệ tương tự trước năm 2020. Khuyến khích việc chuyển đổi hoàn toàn truyền dẫn, phát sóng phát thanh từ công nghệ tương tự sang công nghệ số trước năm 2020.
- Quy hoạch băng tần cho hệ thống phát sóng phát thanh, truyền hình mặt đất:
+ Băng MF (526,25 - 1606,5 KHz): phát thanh AM, phát thanh số;
+ Băng I VHF (54 - 68 MHz): phát thanh FM công suất nhỏ, phát thanh số;
+ Băng II VHF (87 - 108 MHz): phát thanh FM, phát thanh số;
+ Băng III VHF (174 - 230 MHz): truyền hình tương tự, truyền hình số và phát thanh số;
+ Băng UHF (470 - 806 MHz): truyền hình mặt đất công nghệ tương tự và số. Theo lộ trình số hóa thì một phần băng tần này sẽ được chuyển đổi sang cho các nghiệp vụ thông tin vô tuyến khác;
+ Băng tần L (1.452 - 1.492 MHz): căn cứ vào điều kiện thực tế, băng tần này có thể được nghiên cứu phân bổ cho phát thanh công nghệ số.
b) Mạng truyền dẫn, phát sóng phát thanh, truyền hình cáp
- Đối với phát thanh, truyền hình cáp hữu tuyến:
Mạng phát thanh, truyền hình cáp được phát triển theo hướng tăng cường sử dụng cáp sợi quang và nâng cao tỷ lệ cáp ngầm để bảo đảm chất lượng dịch vụ và mỹ quan đô thị, đặc biệt là dọc các tuyến đường, phố chính tại các trung tâm đô thị lớn;
Mạng phát thanh, truyền hình cáp có khả năng truyền tải các tín hiệu phát thanh, truyền hình, viễn thông và Internet trên một hạ tầng thống nhất, phù hợp với xu hướng hội tụ công nghệ và dịch vụ.
- Đối với truyền hình vô tuyến nhiều kênh (MMDS):
Ngừng ngay việc đầu tư phát triển thêm thuê bao MMDS trên băng tần 2,5 - 2,69 GHz, tiến tới chấm dứt hoàn toàn việc sử dụng hệ thống truyền hình vô tuyến nhiều kênh MMDS trên băng tần này vào trước năm 2010 để sử dụng cho các dịch vụ di động và truy nhập vô tuyến băng rộng theo đúng Nghị quyết của Liên minh viễn thông quốc tế (ITU) và Quy hoạch phổ tần số vô tuyến điện quốc gia được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;
Các tổ chức, các đài phát thanh, truyền hình đang khai thác hệ thống MMDS trên băng tần 2,5 – 2,69 GHz phải xây dựng phương án chuyển đổi khách hàng sang sử dụng các phương thức khác để thay thế.
c) Mạng truyền dẫn, phát sóng phát thanh, truyền hình vệ tinh
- Kết hợp việc truyền dẫn, phát sóng phát thanh, truyền hình qua vệ tinh với các trạm phát lại có công suất phù hợp và sử dụng đầu thu số vệ tinh để đưa các chương trình phát thanh, truyền hình đến các vùng lõm sóng, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa, miền núi, hải đảo;
- Ưu tiên phát triển mạng truyền dẫn, phát sóng phát thanh, truyền hình vệ tinh ở vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo trên băng tần Ku để cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình đến nhà thuê bao (DTH) với thiết bị thu xem đầu cuối nhỏ gọn, tiện dụng; kết hợp sử dụng các băng tần C, Ku để trao đổi chương trình giữa các đài phát thanh, truyền hình;
- Kết hợp việc sử dụng vệ tinh Vinasat của Việt Nam và các hệ thống vệ tinh khu vực, quốc tế để phủ sóng phát thanh, truyền hình phục vụ nhiệm vụ thông tin đối ngoại.
d) Truyền dẫn, phát sóng phát thanh, truyền hình qua mạng di động và Internet
Thúc đẩy phát triển phát thanh, truyền hình qua mạng di động và mạng Internet để đáp ứng nhu cầu thông tin, giải trí của đông đảo các thuê bao viễn thông, đồng thời phục vụ nhiệm vụ thông tin đối ngoại, đặc biệt là cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài.
2. Công nghệ và tiêu chuẩn
a) Nghiên cứu và thử nghiệm các công nghệ phát thanh số để đến năm 2010 lựa chọn chuẩn phát thanh số cho Việt Nam; xây dựng phương án khả thi chuyển đổi từ phát thanh tương tự sang phát thanh số; xây dựng lộ trình chuyển đổi sang phát thanh số của Việt Nam;
b) Xây dựng tiêu chuẩn truyền hình số mặt đất Việt Nam trên cơ sở áp dụng bộ tiêu chuẩn truyền hình số mặt đất tiêu chuẩn châu Âu (DVB-T) và các phiên bản tiếp theo để triển khai cho truyền hình số mặt đất tại Việt Nam; tiếp tục nghiên cứu, đánh giá các hệ tiêu chuẩn truyền hình số mặt đất khác để có những lựa chọn phù hợp đối với hệ thống phát sóng truyền hình số của Việt Nam trong tương lai;
c) Đẩy nhanh việc áp dụng các công nghệ di động băng rộng (IMT-2000) và các công nghệ mới tiếp theo để phát triển các dịch vụ phát thanh, truyền hình di động;
d) Từng bước phát triển công nghệ truyền hình Internet (IPTV) và công nghệ truyền hình có độ phân dải cao (HDTV);
đ) Các đơn vị, doanh nghiệp được cấp phép thiết lập và khai thác hệ thống truyền dẫn, phát sóng phát thanh, truyền hình phải đảm bảo hệ thống của mình được thiết kế, lắp đặt phù hợp các quy định, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật để bảo đảm chất lượng dịch vụ và không gây can nhiễu cho các hệ thống thông tin khác.
3. Dịch vụ
a) Dịch vụ truyền dẫn tín hiệu:
- Các đài phát thanh, truyền hình được thuê dịch vụ truyền dẫn qua cáp quang, vi ba, vệ tinh của các đơn vị, doanh nghiệp có giấy phép cung cấp dịch vụ truyền dẫn để truyền chương trình đến các máy phát lại nhằm phủ sóng các vùng sâu, vùng xa, miền núi, hải đảo và những vùng mà hạ tầng truyền dẫn, phát sóng phát thanh, truyền hình mặt đất chưa vươn tới được;
- Các đài phát thanh, truyền hình được trực tiếp thiết lập và khai thác các phương thức truyền dẫn viba, vệ tinh cho các hệ thống thu thập tin tức (SNG).
b) Dịch vụ phát sóng quảng bá:
- Ưu tiên phát triển dịch vụ truyền hình mặt đất tại các vùng đồng bằng, trung du; phát triển dịch vụ phát thanh, truyền hình cáp, truyền hình di động tại những vùng thành thị, những vùng có mật độ dân cư cao; tăng cường sử dụng dịch vụ phát thanh, truyền hình vệ tinh kết hợp với các trạm phát lại công suất nhỏ và trung bình tại những vùng sâu, vùng xa, miền núi, hải đảo;
- Các đơn vị, doanh nghiệp đã có giấy phép cung cấp dịch vụ truyền dẫn, phát sóng phát thanh, truyền hình số mặt đất, phát thanh, truyền hình cáp triển khai dự án ở địa phương nào thì phải dành dung lượng để truyền tải một kênh chương trình phát thanh, truyền hình của địa phương và các chương trình phát thanh, truyền hình phục vụ nhiệm vụ chính trị của đài phát thanh, truyền hình quốc gia theo quy định của Nhà nước;
- Các đài phát thanh, truyền hình địa phương có đủ kênh chương trình và thời lượng phát sóng theo quy định được cấp phép sử dụng máy phát sóng số và tần số vô tuyến điện để truyền tải các kênh chương trình của mình đến người nghe - xem. Các đài phát thanh, truyền hình địa phương chưa đáp ứng điều kiện cấp phép sử dụng máy phát sóng số và tần số vô tuyến điện được quyền lựa chọn đơn vị, doanh nghiệp có giấy phép cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình số mặt đất để truyền tải một kênh chương trình phục vụ nhiệm vụ chính trị theo quy định của Nhà nước và thuê dịch vụ phát sóng quảng bá của các đơn vị, doanh nghiệp có giấy phép cung cấp dịch vụ phát sóng để truyền tải các kênh chương trình phát thanh, truyền hình khác (nếu có) đến người nghe - xem thông qua hợp đồng kinh tế giữa hai bên;
- Phát triển các dịch vụ phát sóng quảng bá qua vệ tinh, đặc biệt đối với vệ tinh Vinasat, để cung cấp dịch vụ DTH trên phạm vi toàn lãnh thổ Việt Nam và các nước trong vùng phủ sóng.
4. Thị trường
a) Từng bước hình thành và phát triển thị trường truyền dẫn, phát sóng phát thanh, truyền hình trên cơ sở phân định rõ hoạt động về nội dung thông tin với hoạt động về truyền dẫn, phát sóng để đảm bảo thực hiện đúng cơ chế quản lý của Nhà nước:
- Hoạt động cung cấp nội dung thông tin, biên tập, sản xuất chương trình của các đài phát thanh, truyền hình thực hiện theo Luật Báo chí và quy hoạch phát thanh, truyền hình;
- Hoạt động truyền dẫn, phát sóng của các đơn vị, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truyền dẫn, phát sóng thực hiện theo pháp luật về viễn thông, tần số vô tuyến điện và quy hoạch truyền dẫn, phát sóng;
- Các đơn vị, doanh nghiệp căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của mình có thể thực hiện một hoặc cả hai chức năng trên.
b) Phân định rõ việc sử dụng hạ tầng truyền dẫn, phát sóng phát thanh, truyền hình phục vụ nhiệm vụ chính trị do Nhà nước giao với việc sử dụng hạ tầng truyền dẫn, phát sóng phát thanh, truyền hình đối với các mục đích khác để có cơ chế phù hợp về tài chính, đầu tư, tài nguyên tần số nhằm thúc đẩy phát triển thị trường truyền dẫn, phát sóng:
- Các kênh chương trình phát thanh, truyền hình phục vụ nhiệm vụ chính trị do Nhà nước giao được phân bổ một tỷ lệ tài nguyên thông tin hợp lý, phù hợp với lộ trình số hóa và được ưu đãi về phí sử dụng tần số vô tuyến điện;
- Có chính sách ưu đãi về tài chính và đầu tư phù hợp với quy định của pháp luật để các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truyền dẫn, phát sóng phát thanh, truyền hình số có điều kiện giảm giá cước thuê kênh, đồng thời có biện pháp quản lý, kiểm soát giá cước thuê kênh của các doanh nghiệp chiếm thị phần khống chế.
c) Huy động các nguồn lực từ xã hội để phát triển thị trường truyền dẫn, phát sóng phát thanh, truyền hình theo hướng chuyên môn hóa, chuyên nghiệp hóa, đồng thời đảm bảo hoạt động ổn định, có hiệu quả hệ thống truyền dẫn, phát sóng truyền tải các kênh chương trình phục vụ nhiệm vụ chính trị của các đài phát thanh, truyền hình quốc gia và địa phương;
d) Xây dựng cơ chế quản lý, hệ thống các điều kiện cấp phép thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ truyền dẫn, phát sóng phát thanh, truyền hình trên phạm vi một tỉnh, thành phố, một vùng hay cả nước theo nguyên tắc:
- Đảm bảo phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị được Nhà nước giao, an toàn, an ninh mạng truyền dẫn, phát sóng, sử dụng hiệu quả tài nguyên tần số quốc gia, mức độ cạnh tranh hợp lý và hiệu quả đầu tư của đơn vị, doanh nghiệp. Trong giai đoạn 2010 -2020, tại Việt Nam có quy mô tối đa từ 07 đến 08 đơn vị, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ phát sóng phát thanh, truyền hình số mặt đất, trong đó có 02 đến 03 đơn vị, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trên phạm vi toàn quốc, số đơn vị, doanh nghiệp còn lại chủ yếu cung cấp dịch vụ trên phạm vi một vùng (một hoặc một số tỉnh, thành phố);
- Tạo điều kiện cho các đơn vị, doanh nghiệp đáp ứng đủ điều kiện được tham gia đầu tư xây dựng hạ tầng phát thanh, truyền hình cáp trên cơ sở ưu tiên việc ứng dụng công nghệ số, sử dụng cáp quang và ngầm hoá mạng cáp;
- Thúc đẩy phát triển thị trường truyền dẫn, phát sóng phát thanh, truyền hình qua vệ tinh trên cơ sở bảo đảm giá cước thuê dung lượng vệ tinh Vinasat của Việt Nam hợp lý, cạnh tranh so với mức giá thuê dung lượng vệ tinh trong khu vực; ưu tiên cấp phép cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình qua vệ tinh cho các đơn vị, doanh nghiệp có phạm vi hoạt động truyền dẫn, phát sóng trên địa bàn cả nước.
IV. CÁC GIẢI PHÁP
1. Nâng cao và thống nhất nhận thức, đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền:
a) Nâng cao và thống nhất nhận thức, đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền về các quan điểm, mục tiêu, định hướng và nội dung của Quy hoạch này thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, các hội nghị, hội thảo cho mọi cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực liên quan đến phát thanh, truyền hình và mọi người dân;
b) Biên tập, xây dựng các chương trình, tài liệu nhằm tăng cường phổ biến và thông tin về sự cần thiết, lợi ích, lộ trình và các mô hình chuyển đổi sang phát thanh, truyền hình sử dụng công nghệ số tới các cấp quản lý và mọi người dân.
2. Hoàn thiện các cơ chế, chính sách, luật pháp:
a) Xây dựng và sửa đổi Luật và các văn bản quy phạm pháp luật, các quy hoạch, quy định có liên quan đến lĩnh vực phát thanh, truyền hình:
- Xây dựng và sửa đổi Luật Viễn thông, Luật Báo chí, Luật Tần số vô tuyến điện, Quy hoạch viễn thông, Quy hoạch tần số vô tuyến điện, Quy hoạch phát thanh, truyền hình… nhằm hoàn thiện môi trường pháp lý để thúc đẩy phát triển hạ tầng truyền dẫn, phát sóng phát thanh, truyền hình;
- Sửa đổi các quy định liên quan đến việc thu các chương trình phát thanh, truyền hình qua vệ tinh theo hướng cho phép người dân có thể tự mua thiết bị thu vệ tinh (TVRO) để thu các chương trình từ vệ tinh Vinasat nhằm phổ cập các chương trình phát thanh, truyền hình quốc gia và địa phương tại những khu vực khó khăn về địa lý.
b) Trên cơ sở nâng cao hiệu quả sản xuất, tiếp tục có chính sách giảm giá cước các dịch vụ thuê kênh trong nước và quốc tế bằng hoặc thấp hơn mức trung bình của khu vực và thế giới để phát triển thị trường dịch vụ truyền dẫn tín hiệu nhằm đẩy mạnh hơn nữa việc trao đổi nội dung, chương trình giữa các đài phát thanh, truyền hình;
c) Xây dựng cơ chế, chính sách bảo vệ quyền lợi người sử dụng trên cơ sở đảm bảo thực hiện đúng các quy định về quản lý tiêu chuẩn, chất lượng và giá cước.
3. Đổi mới tổ chức hoạt động truyền dẫn, phát sóng phát thanh, truyền hình:
a) Hình thành các doanh nghiệp truyền dẫn, phát sóng phát thanh, truyền hình có cơ sở hạ tầng truyền dẫn, phát sóng quy mô lớn, có khả năng cung cấp dịch vụ truyền dẫn, phát sóng cho tất cả các đài phát thanh, truyền hình trên cả nước;
b) Các đài phát thanh, truyền hình quốc gia và các đài phát thanh, truyền hình địa phương đủ điều kiện được phép thành lập các doanh nghiệp truyền dẫn, phát sóng trực thuộc đài để tham gia vào thị trường và cung cấp dịch vụ truyền dẫn, phát sóng trên phạm vi cả nước hoặc một vùng (một hoặc một số tỉnh, thành phố);
c) Đổi mới tổ chức hoạt động của các đài phát thanh, truyền hình địa phương đồng bộ với lộ trình số hoá công nghệ truyền dẫn, phát sóng theo hướng:
- Các đài phát thanh, truyền hình địa phương vẫn đảm nhiệm chức năng truyền dẫn, phát sóng phát thanh, truyền hình tương tự cho đến khi chấm dứt hoàn toàn truyền hình tương tự theo lộ trình số hóa;
- Kể từ thời điểm chấm dứt truyền hình tương tự, các đài chưa đủ điều kiện cấp phép thiết lập mạng truyền dẫn, phát sóng phát thanh, truyền hình số mặt đất tại địa bàn sẽ tập trung chủ yếu vào chức năng sản xuất nội dung chương trình.
4. Phát triển nguồn lực:
a) Chính sách huy động vốn đầu tư:
- Đối với các dự án đầu tư xây dựng hạ tầng truyền dẫn, phát sóng phục vụ nhiệm vụ chính trị do Nhà nước giao được ưu tiên sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn viện trợ và cho vay ưu đãi từ nước ngoài. Đối với các dự án đầu tư xây dựng hạ tầng truyền dẫn, phát sóng phục vụ các mục tiêu khác, sử dụng nguồn vốn huy động từ các doanh nghiệp, xã hội;
- Nghiên cứu, bổ sung cơ chế huy động và sử dụng Quỹ dịch vụ viễn thông công ích nhằm đẩy mạnh lộ trình số hoá phát thanh, truyền hình, đặc biệt là để hỗ trợ thiết bị thu chương trình phát thanh, truyền hình số cho người dân và giải phóng một phần băng tần đang sử dụng cho truyền hình mặt đất để dùng cho các dịch vụ di động và truy nhập vô tuyến băng rộng.
b) Chính sách đào tạo, bồi dưỡng nhân lực:
- Đẩy mạnh xã hội hóa việc đào tạo và đào tạo lại đội ngũ kỹ thuật viên, thợ lành nghề để đáp ứng cho yêu cầu ứng dụng công nghệ cao trong lĩnh vực truyền dẫn, phát sóng phát thanh, truyền hình;
- Cải tiến phương pháp đào tạo, chương trình giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng kỹ thuật chuyên ngành phát thanh, truyền hình và tại các khoa điện tử - viễn thông nhằm phát triển đội ngũ kỹ sư có trình độ chuyên môn cao.
5. Nghiên cứu, phát triển và đổi mới công nghệ:
a) Khuyến khích việc chuyển giao công nghệ truyền dẫn, phát sóng phát thanh, truyền hình, mua bản quyền để tạo điều kiện cho việc nhập khẩu và triển khai các công nghệ truyền dẫn, phát sóng phát thanh, truyền hình tiên tiến, hiện đại;
b) Hỗ trợ phát triển công nghệ sản xuất thiết bị truyền dẫn, phát sóng phát thanh, truyền hình, đặc biệt là các thiết bị nghe - xem đầu cuối số thông qua việc nhanh chóng xây dựng và ban hành tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật cho các loại công nghệ truyền dẫn, phát sóng mới.
6. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế:
a) Đẩy mạnh hợp tác với các tổ chức quốc tế trong lĩnh vực phát thanh, truyền hình, phối hợp trao đổi, đào tạo chuyên gia trong lĩnh vực kỹ thuật và quản lý phát thanh, truyền hình;
b) Tranh thủ sự hợp tác quốc tế để huy động các nguồn vốn đầu tư nước ngoài, đặc biệt là nguồn vốn hỗ trợ phát triển ODA, nhằm phát triển mạng phát thanh, truyền hình tại các vùng sâu, vùng xa, miền núi, hải đảo.
Điều 2. Tổ chức thực hiện
1. Bộ Thông tin và Truyền thông:
a) Tổ chức triển khai và theo dõi thực hiện quy hoạch, căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế của đất nước, trình Thủ tướng Chính phủ những nội dung cần cập nhật, điều chỉnh quy hoạch cho phù hợp;
b) Xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng phát thanh, truyền hình mặt đất;
c) Xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh, bổ sung cơ chế huy động và sử dụng Quỹ dịch vụ viễn thông công ích nhằm đẩy mạnh lộ trình số hoá truyền dẫn, phát sóng phát thanh, truyền hình, đồng thời đảm bảo mục tiêu phát triển viễn thông công ích;
d) Căn cứ vào tình hình và nhu cầu phát triển của thị trường truyền dẫn, phát sóng phát thanh, truyền hình để xây dựng hệ thống các điều kiện cấp phép thiết lập mạng và cung cấp các dịch vụ truyền dẫn, phát sóng phát thanh, truyền hình phù hợp với quy hoạch phát triển hệ thống phát thanh, truyền hình, lộ trình số hóa và đảm bảo sự quản lý của Nhà nước;
đ) Xây dựng và ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về truyền dẫn, phát sóng phát thanh, truyền hình; xây dựng và trình cơ quan có thẩm quyền công bố tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia về truyền dẫn, phát sóng phát thanh, truyền hình theo quy định của pháp luật.
2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư:
a) Chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Tài chính trong việc huy động các nguồn vốn cho việc phát triển, hiện đại hóa hệ thống truyền dẫn, phát sóng phát thanh, truyền hình;
b) Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính xây dựng kế hoạch bảo đảm kinh phí từ ngân sách nhà nước để đầu tư xây dựng và triển khai các dự án (Phụ lục kèm theo) hiện đại hóa mạng lưới truyền dẫn, phát sóng phát thanh, truyền hình và thực hiện lộ trình số hóa.
3. Bộ Tài chính:
Xây dựng cơ chế, chính sách về thuế và tài chính theo quy định của pháp luật nhằm khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu các thiết bị thu, phát số và cung cấp dịch vụ truyền dẫn, phát sóng phát thanh, truyền hình số để thực hiện lộ trình số hoá.
4. Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam:
a) Xây dựng, hoàn thiện, thống nhất quản lý trực tiếp, toàn diện hệ thống truyền dẫn, phát sóng phát thanh, truyền hình quốc gia trực thuộc đài để phát sóng các chương trình phát thanh, truyền hình, đặc biệt là các chương trình thời sự - chính trị, khoa học - giáo dục, văn hóa, dân tộc, đối ngoại… trong nước và ra nước ngoài;
b) Chủ trì xây dựng và triển khai các dự án mở rộng phủ sóng phát thanh, truyền hình quảng bá theo quy hoạch của Đài đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt để cung cấp các chương trình phát thanh, truyền hình đến mọi người dân; phối hợp với các đơn vị, doanh nghiệp truyền dẫn, phát sóng, các đài phát thanh, truyền hình để thực hiện lộ trình số hóa và chia sẻ hạ tầng truyền dẫn, phát sóng;
c) Xây dựng quy hoạch truyền dẫn, phát sóng, lộ trình số hóa và đổi mới tổ chức, hoạt động của Đài phù hợp với quy hoạch này và chức năng, nhiệm vụ được giao.
5. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai và chỉ đạo các đài phát thanh, truyền hình địa phương triển khai thực hiện quy hoạch, trên cơ sở phối hợp tốt với các đài phát thanh, truyền hình quốc gia và các đơn vị, doanh nghiệp truyền dẫn, phát sóng phát thanh, truyền hình trên địa bàn để đạt được mục tiêu phủ sóng, sử dụng chung cơ sở hạ tầng và chuyển đổi sang công nghệ số đối với địa phương.
6. Các đơn vị, doanh nghiệp được cấp phép xây dựng hạ tầng mạng truyền dẫn, phát sóng phát thanh, truyền hình, các đài phát thanh, truyền hình địa phương xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển phù hợp với quy hoạch này; phối hợp thực hiện lộ trình số hóa và chia sẻ hạ tầng truyền dẫn, phát sóng phát thanh, truyền hình.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày, kể từ ngày ký ban hành.
Điều 4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Tổng giám đốc và Giám đốc các đơn vị, doanh nghiệp truyền dẫn, phát sóng, các đài phát thanh, truyền hình chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.


THỦ TƯỚNG
(Đã ký)

Nguyễn Tấn Dũng


Phụ lục
DANH MỤC CÁC NHÓM DỰ ÁN TRỌNG ĐIỂM
QUY HOẠCH TRUYỀN DẪN, PHÁT SÓNG
PHÁT THANH, TRUYỀN HÌNH ĐẾN NĂM 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 22/2009/QĐ-TTg
ngày 16 tháng 02 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ)
_________​

Nhóm Dự án I: “Mở rộng phủ sóng truyền hình tới miền núi, vùng sâu, vùng xa”.
Mục tiêu dự án: Mở rộng vùng phủ sóng truyền hình cho các vùng núi, vùng sâu, vùng xa những nơi từ trước đến nay chưa được xem truyền hình, bằng các phương thức truyền dẫn, phát sóng phát thanh, truyền hình mặt đất tương tự (trước năm 2011) và kết hợp với việc sử dụng vệ tinh Vinasat.
Nguồn vốn: Ngân sách nhà nước.
Đơn vị thực hiện: Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Phát thanh, truyền hình các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Nhóm Dự án II: “Mở rộng vùng phủ sóng phát thanh đến các vùng núi, vùng sâu, vùng xa, vùng biển”.
Mục tiêu dự án: Tăng cường phủ sóng mạnh, ổn định, liên tục và chất lượng cao cho vùng biển và tăng cường phủ sóng các vùng lõm sóng chương trình phát thanh khu vực các tỉnh vùng sâu, vùng xa bằng sóng FM chất lượng cao (trước năm 2011).
Nguồn vốn: Ngân sách nhà nước.
Đơn vị thực hiện: Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Phát thanh, truyền hình các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Nhóm Dự án III: “Phát triển mạng truyền hình số mặt đất”.
Mục tiêu dự án: phát triển hệ thống phát sóng số mặt đất trên phạm vi toàn quốc, tại các địa phương song song với hệ thống phát sóng tương tự trong thời kỳ quá độ và thực hiện theo lộ trình số hóa cung cấp các chương trình truyền hình phục vụ nhiệm vụ chính trị do Nhà nước giao, đáp ứng tình hình phát triển đất nước đồng thời thỏa mãn nhu cầu hưởng thụ ngày càng cao của nhân dân.
Nguồn vốn: Ngân sách nhà nước, vốn của các doanh nghiệp và các nguồn vốn khác.
Đơn vị thực hiện: Đài Truyền hình Việt Nam, Tổng Công ty truyền thông đa phương tiện (VTC) và các đơn vị, doanh nghiệp tham gia cung cấp dịch vụ truyền dẫn, phát sóng phát thanh, truyền hình.
Nhóm Dự án IV: “Phát triển mạng phát thanh số mặt đất quốc gia”.
Mục tiêu dự án: Phát triển hệ thống phát sóng số mặt đất trên phạm vi quốc gia tại các địa phương song song với hệ thống phát sóng tương tự trong thời kỳ quá độ và theo lộ trình số hóa phát thanh cung cấp các chương trình phát thanh phục vụ nhiệm vụ chính trị do Nhà nước giao, đáp ứng tình hình phát triển đất nước đồng thời thỏa mãn nhu cầu hưởng thụ ngày càng cao của nhân nhân.
Nguồn vốn: Ngân sách nhà nước, vốn của các doanh nghiệp và các nguồn vốn khác.
Đơn vị thực hiện: Đài Tiếng nói Việt Nam và các đơn vị, doanh nghiệp tham gia cung cấp dịch vụ truyền dẫn, phát sóng phát thanh, truyền hình.
Nhóm Dự án V: “Sản xuất và cung cấp đầu thu truyền hình số”.
Mục tiêu dự án: Sản xuất và cung cấp đầu thu truyền hình số với giá phù hợp nhằm giúp cho người sử dụng tại các vùng sâu, vùng xa, miền núi, hải đảo có thể mua được các đầu thu số.
Nguồn vốn: Ngân sách nhà nước, vốn của các doanh nghiệp và các nguồn vốn khác.
Đơn vị thực hiện: Các đơn vị, doanh nghiệp sản xuất thiết bị phát thanh, truyền hình số.
Nhóm Dự án VI: “Phát triển mạng phát thanh, truyền hình cáp tại các địa phương trên cả nước”.
Mục tiêu dự án: Phát triển mạng phát thanh, truyền hình cáp tại trung tâm các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Nguồn vốn: Nguồn vốn doanh nghiệp.
Đơn vị thực hiện: Các đơn vị, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truyền hình cáp./.
____________​
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Ðề: Bộ mặt tương lai của truyền hình số hóa như thế nào?

Đề an nói tới 2015 sẽ bức tử công nghệ truyền hình tương tự, chỉ còn số mặt đất và vệ tinh. sắp buoc qua 2011 mà KTS mặt đất đã sắp hi sinh rùi. K còn đài nào hứng thú với công nghệ này. Chỉ còn mỗi vtc phát, mà k còn đầu tư thêm kênh gì hết, htv cũng phát mấy kênh như trc giờ, Binh duong cũng vậy.Dân ta đúng là sang thật, toàn xài công nghệ đỉnh. dvb-s nguoi ta thu nghiem suốt, mình xai thời gian rất ngắn rùi chuyen het wa dvb-s2
 

minhdt49

New Member
Ðề: Bộ mặt tương lai của truyền hình số hóa như thế nào?

Bản tin thời sự VTC hôm nay có phỏng vấn đại biểu QH D.T.Quốc.., hy vọng qua ý kiến cử tri chính phủ sẽ giải quyết vụ này cho chính đáng trả lại bản chất thật của VTV đài truyền hình quốc gia, được Đảng và chính phủ giao phó nhiệm vụ chính trị quan trọng.
 

dhpaul

Well-Known Member
Ðề: Bộ mặt tương lai của truyền hình số hóa như thế nào?

Đề an nói tới 2015 sẽ bức tử công nghệ truyền hình tương tự, chỉ còn số mặt đất và vệ tinh. sắp buoc qua 2011 mà KTS mặt đất đã sắp hi sinh rùi. K còn đài nào hứng thú với công nghệ này. Chỉ còn mỗi vtc phát, mà k còn đầu tư thêm kênh gì hết, htv cũng phát mấy kênh như trc giờ, Binh duong cũng vậy.Dân ta đúng là sang thật, toàn xài công nghệ đỉnh. dvb-s nguoi ta thu nghiem suốt, mình xai thời gian rất ngắn rùi chuyen het wa dvb-s2

Cái TH số mặt đất DVB-T là sự lựa chọn tốt nhất cho truyền hình quảng bá nếu như chúng ta từ bỏ truyền hình analog, tuy nhiên rất khó hiểu vì sao đến giờ phút này chỉ có 3 đài là HTV, BTV và VTC đầu tư cho cái này, trong đó VTC phát toàn quốc. Trong khi đó số lượng kênh analog thì vẫn không ngừng mọc lên như nấm, hết VTC xin phát analog rồi đến VTV6 cũng phát analog toàn quốc. Mà thời hạn để chấm dứt phát analog thì sắp đến rồi, các nhà đài còn nuối tiếc cái gì ở đó? Nuối tiếc công nghệ lạc hậu chăng?
Điều này làm cho quỹ tần số các băng tần VHF, UHF đã hẻo ngày càng hẻo hơn, không những vậy tình trạng can nhiễu sóng giữa các đài khác nhau là chuyện thường, vì có tới 63 đài tỉnh thành + một lô kênh VTV được các đài tỉnh tiếp sóng mỗi nơi một kiểu không theo quy hoạch trật tự nào. Theo em, việc triển khai TH số mặt đất cần được tiến hành khẩn trương, tích cực hơn nữa, có thể sẽ cử hẳn 1 đài TH quốc gia đứng ra lập mạng TH số mặt đất toàn quốc, rồi sau đó các đài TH địa phương đưa sóng hòa vào đó.

Còn theo em, việc phát sóng DVB-S2 là hợp lý vì nó có nhiều ưu điểm, tiết kiệm băng thông mà giá thành giờ không đắt hơn DVB-S là bao. Hơn thế nữa, thiết bị máy móc mà các nhà đài sử dụng đều là mới mua về từ 2009 đến nay (vì từ 2009 TH số vệ tinh Việt Nam mới thật sự nổi sóng), nếu phát DVB-S thì quả thực là lãng phí, trong khi đó Vinasat chỉ có 12 băng tần Ku. Nếu các nhà đài làm theo HTV nghĩa là phát MPEG4 cả cho các kênh truyền hình SD, thì hiệu quả sẽ còn cao hơn nữa vì MPEG4 tiết kiệm băng thông gấp 2-4 lần so với MPEG2. Chỉ tiếc là hiện nay thì MPEG4 vẫn chỉ dùng cho HDTV là chính.
 
Chỉnh sửa lần cuối:

phuongtv_76

Well-Known Member
Ðề: Bộ mặt tương lai của truyền hình số hóa như thế nào?

Bác dhpaul cho hỏi Kut nó phát DVB-S hay DVB-S2 nhỉ
 

thinhlang

New Member
Ðề: Bộ mặt tương lai của truyền hình số hóa như thế nào?

nói chung chuẩn thì đả có hết rồi nhưng nó kẹt là do kẹt nhưng cái cục bộ của 2 ông v nhà ta 1 ông nói là vtv là ông nội nên các dự án của các nhà cung cấp khác đều bị từ chối còn 1 ông là vtc củng tách ra từ vtv củng mang cái tư tưởng ông nội nên 2 ông cứ đấu nhau mà khong đâu vào đâu.nhìn chung nếu khong có 1 cái luật về đài quốc gia chỉ ăn tiền thuế và làm công tác tuyên truyền khong kinh doanh thì chắc 2020 củng chưa có nhưng cái như ông thủ tướng đề xuất
 

thinhlang

New Member
Ðề: Bộ mặt tương lai của truyền hình số hóa như thế nào?

nói chung chuẩn thì đả có hết rồi nhưng nó kẹt là do kẹt nhưng cái cục bộ của 2 ông v nhà ta 1 ông nói là vtv là ông nội nên các dự án của các nhà cung cấp khác đều bị từ chối còn 1 ông là vtc củng tách ra từ vtv củng mang cái tư tưởng ông nội nên 2 ông cứ đấu nhau mà khong đâu vào đâu.nhìn chung nếu khong có 1 cái luật về đài quốc gia chỉ ăn tiền thuế và làm công tác tuyên truyền khong kinh doanh thì chắc 2020 củng chưa có nhưng cái như ông thủ tướng đề xuất. mà củng nói luôn k+ củng có giấy phép kinh doanh truyền hình mặt đất nửa đó khong biết bao giờ triển khai.
 
Ðề: Bộ mặt tương lai của truyền hình số hóa như thế nào?

VTV và VOV đã phát KTS vệ tinh trên Vinasat1 rồi,chỉ cần khoảng 400k (chảo & Xsat) là có thể thưởng thức VTV1-6 và VOV1-3 rồi,dù bạn ở đâu trên đất nước VN này.
 

phuongtv_76

Well-Known Member
Ðề: Bộ mặt tương lai của truyền hình số hóa như thế nào?

E Điêu hnay sao vào đây muộn nhỉ, a thấy thiêu thiêu
 

minhdt49

New Member
Ðề: Bộ mặt tương lai của truyền hình số hóa như thế nào?

Theo dự thảo đề án số hóa truyền hình mặt đất :giai đoạn nước rút thì Cục và Bộ lựa chọn chuẩn phát là dvb.t_mpeg4 ,có lẻ vì điều này nên VTC, HTV, BTV đang chuẩn bị chuyển từ mpeg2 sang mpeg4 , như vậy là phải đầu tư lại hệ thống phát sóng, quan trọng nhất là thiết bị đầu cuối stb...các nhà đài cũng nóng ruột ko kém, mh nghĩ ít nhất cũng 1năm nữa mới thấy "hiệu quả" của đề án.
 

vnposh

Active Member
Ðề: Bộ mặt tương lai của truyền hình số hóa như thế nào?

Theo dự thảo đề án số hóa truyền hình mặt đất :giai đoạn nước rút thì Cục và Bộ lựa chọn chuẩn phát là dvb.t_mpeg4 ,có lẻ vì điều này nên VTC, HTV, BTV đang chuẩn bị chuyển từ mpeg2 sang mpeg4 , như vậy là phải đầu tư lại hệ thống phát sóng, quan trọng nhất là thiết bị đầu cuối stb...các nhà đài cũng nóng ruột ko kém, mh nghĩ ít nhất cũng 1năm nữa mới thấy "hiệu quả" của đề án.

Tóm lại: Tương lai, nhiều triệu gia đình Việt Nam lại đem đầu thu DVB-S1 và STB kê chân kệ TV mới và đầu thu mới.;))

Hay ta đem chôn đầu thu xuống đất, Gửi Đến Mai Sau.:))
 

vnposh

Active Member
Ðề: Bộ mặt tương lai của truyền hình số hóa như thế nào?

nói chung chuẩn thì đả có hết rồi nhưng nó kẹt là do kẹt nhưng cái cục bộ của 2 ông v nhà ta 1 ông nói là vtv là ông nội nên các dự án của các nhà cung cấp khác đều bị từ chối còn 1 ông là vtc củng tách ra từ vtv củng mang cái tư tưởng ông nội nên 2 ông cứ đấu nhau mà khong đâu vào đâu.nhìn chung nếu khong có 1 cái luật về đài quốc gia chỉ ăn tiền thuế và làm công tác tuyên truyền khong kinh doanh thì chắc 2020 củng chưa có nhưng cái như ông thủ tướng đề xuất. mà củng nói luôn k+ củng có giấy phép kinh doanh truyền hình mặt đất nửa đó khong biết bao giờ triển khai.

Văn của thinhlang hơi lủng củng, nhưng nói trúng vấn đề.

Có người nói: Tại sao các đài truyền hình (cũng như các DN truyền thông) không chung tay xây dựng một mạng thống nhất (cũng như 3G hiện nay vậy), sau đó cùng nhau khai thác. Vừa ích nước, vừa lợi... túi doanh nghiệp.

Chung chi (mà nói trắng ra là 90% là Nhà nước chi, tức lấy từ tiền thuế của dân) thì vừa làm được việc lớn mang tầm chiến lược, vừa đem lại lợi ích cho doanh nghiệp cũng như người dân.
 

phongthan2083

New Member
Ðề: Bộ mặt tương lai của truyền hình số hóa như thế nào?

K+ do dan con ngheo lam ma . ma thang vtv lam ra K+ de lay tien dan bac ho noi cau cho vi dan dan con ngheo ma neu bac ma con song thi bac ko tuc chet di dc . ong chu tich nuoc gio an nhieu tien cua nha nuoc lam
 

dhpaul

Well-Known Member
Ðề: Bộ mặt tương lai của truyền hình số hóa như thế nào?

Bác dhpaul cho hỏi Kut nó phát DVB-S hay DVB-S2 nhỉ

Thằng K+ do còn dính phải 1 lô đầu DVB-S cũ của DTH VCTV trước đây nên nó buộc phải phát SD theo chuẩn DVB-S1 MPEG2, chứ nếu không dính chắc nó bỏ luôn rồi =))
Nếu như mà các nhà đài chịu ngồi lại nói chuyện với nhau để cho ra mạng TH số thống nhất, thì đã chả có chuyện đánh nhau vì miếng bánh bản quyền như vừa rồi. Thằng nào thằng đấy mang tư tưởng triệt hạ nhau, chỉ muốn vơ vét cho mình thì chuyện ngồi lại may ra đến... tết Công Gô mới làm được =))
 

demanna

Member
Ðề: Bộ mặt tương lai của truyền hình số hóa như thế nào?

Thằng K+ do còn dính phải 1 lô đầu DVB-S cũ của DTH VCTV trước đây nên nó buộc phải phát SD theo chuẩn DVB-S1 MPEG2, chứ nếu không dính chắc nó bỏ luôn rồi =))
Nếu như mà các nhà đài chịu ngồi lại nói chuyện với nhau để cho ra mạng TH số thống nhất, thì đã chả có chuyện đánh nhau vì miếng bánh bản quyền như vừa rồi. Thằng nào thằng đấy mang tư tưởng triệt hạ nhau, chỉ muốn vơ vét cho mình thì chuyện ngồi lại may ra đến... tết Công Gô mới làm được =))

Bác cũng biết ghê há, vụ mua bán này cách đây vài năm rùi, trước thời của ông Q hiện giờ cơ. Thiết bị bên VCTV mua trước đây bi jờ đang và có thể bàn jao cho VSTV (K+) đủ dùng cho 10 năm nữa, trừ 1 số thiết bị, vật tư sản xuất ngoại vi thì còn lại đa phần là công nghệ cũ. Tiền thuế các bác đóng sẽ được dùng thêm để update cho công nghệ mới, còn xiền thuế đã mua đống trên thì ...8->8->8->
 
Ðề: Bộ mặt tương lai của truyền hình số hóa như thế nào?

Bác cũng biết ghê há, vụ mua bán này cách đây vài năm rùi, trước thời của ông Q hiện giờ cơ. Thiết bị bên VCTV mua trước đây bi jờ đang và có thể bàn jao cho VSTV (K+) đủ dùng cho 10 năm nữa, trừ 1 số thiết bị, vật tư sản xuất ngoại vi thì còn lại đa phần là công nghệ cũ. Tiền thuế các bác đóng sẽ được dùng thêm để update cho công nghệ mới, còn xiền thuế đã mua đống trên thì ...8->8->8->

Thì ra là vậy. mấy bác lập chiến lược cho DTH đã ước tính dân ta sẽ ầm ầm theo xài dịch vu DTH nên mua zìa biết bao nhiu đầu thu, cuoi cùng chỉ lanh quanh mấy xã miền núi xài. Cuối cùng bán non cho canal. Tụi k+ phải ôm 1 đống đầu thu giá thực tế cao lắm là 600k,bán tới 1.5t.cứớc tới 2,5 xị. Tính ra tụi k+ ôm 1 đống đầu thu mà k sợ lỗ như thời DTH còn lời lớn nữa. Mấy bác DTH ngày xưa chắc tiếc lắm nhỉ, k bít mấy bác đó còn làm ở đó hay k+ k dùng nữa về wê chăn vịt hết r
 
Bên trên