Với đà tăng vẫn đang tiếp diễn, Bitcoin đã vượt qua bạc để trở thành tài sản lớn thứ tám thế giới tính theo giá trị vốn hóa thị trường.
Trong phiên giao dịch ngày 11/3, Bitcoin đã ghi nhận mức cao kỷ lục từ trước đến nay, hơn 72.000 USD, qua đó đưa giá trị vốn hóa thị trường của đồng tiền này lên 1.420 tỷ USD, cao hơn mức 1.387 tỷ USD của bạc và thành tài sản có giá trị thứ tám trên thế giới.
Theo báo cáo của CoinDesk, trong đợt tăng giá lịch sử này, Bitcoin đã vượt giá trị vốn hóa thị trường của Meta hiện ở mức 1.200 tỷ USD và đang trên đà chinh phục mục tiêu tiếp theo là Alphabet, công ty mẹ Google, với mức định giá hiện tại gần 1.700 tỷ USD.
Nhiều người ủng hộ đồng Bitcoin thậm chí còn đang "ngó nghiêng" vị trí của vàng, tài sản giá trị nhất thế giới với giá trị vốn hóa thị trường 14.700 tỷ USD. Để "leo" lên vị trí này, Bitcoin sẽ phải tăng hơn gấp 10 lần lên trên 720.000 USD/Bitcoin.
Một báo cáo gần đây của CoinShares International cho biết lượng vốn đổ vào các tài sản kỹ thuật số đã đạt mức cao kỷ lục 2,7 tỷ USD trong tuần trước, trong đó một phần lớn hướng đến Bitcoin.
Theo công ty phân tích tiền số Kaiko Research, sự khởi sắc của đồng Bitcoin đang tạo ra khoảng 1.500 triệu phú mới mỗi ngày.
Chuyên gia Fiona Cincotta của công ty tài chính City Index cho biết, thị trường tiền số đã tăng đến 350% từ mức thấp của năm 2022 và hầu như chưa có dấu hiệu dừng lại. Bà dự đoán, 100.000 USD/Bitcoin có thể là "mục tiêu tự nhiên tiếp theo" của Bitcoin, song vẫn cảnh báo rằng đồng tiền này có thể rớt giá nhanh như đà tăng của nó.
Bitcoin được hỗ trợ sau khi Cơ quan quản lý tài chính Anh (FCA) cho biết sẽ cho phép tạo ra các loại chứng khoán liên quan đến tiền số.
Trước đó, giới chức Mỹ đã bật đèn xanh cho các quỹ hoán đổi danh mục (ETF) Bitcoin giao ngay, giúp các nhà đầu tư chính thống có thể dễ dàng đưa Bitcoin vào danh mục đầu tư.
Đà tăng của Bitcoin còn được tiếp sức từ sự suy yếu của đồng USD, khi số liệu việc làm mới đây của Mỹ đã củng cố những đồn đoán rằng Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) vẫn đang trên đà hướng đến việc hạ lãi suất vào tháng 6.
Theo dữ liệu giao dịch tiền số từ The Block, giới đầu tư ở châu Á là động lực phía sau đà khởi sắc mạnh mẽ của Bitcoin trong thời gian gần đây, khi chiếm đến gần 70% khối lượng giao dịch bitcoin, gần giống với năm 2021 khi đồng tiền này chạm các mức cao lịch sử.
Châu Á chiếm 791 tỷ USD trong số 1.170 tỷ USD giá trị Bitcoin được giao dịch trong tháng Hai, bỏ xa các nhà đầu tư ở Bắc Mỹ với khối lượng giao dịch 113 tỷ USD.
Theo Genk
Theo báo cáo của CoinDesk, trong đợt tăng giá lịch sử này, Bitcoin đã vượt giá trị vốn hóa thị trường của Meta hiện ở mức 1.200 tỷ USD và đang trên đà chinh phục mục tiêu tiếp theo là Alphabet, công ty mẹ Google, với mức định giá hiện tại gần 1.700 tỷ USD.
Nhiều người ủng hộ đồng Bitcoin thậm chí còn đang "ngó nghiêng" vị trí của vàng, tài sản giá trị nhất thế giới với giá trị vốn hóa thị trường 14.700 tỷ USD. Để "leo" lên vị trí này, Bitcoin sẽ phải tăng hơn gấp 10 lần lên trên 720.000 USD/Bitcoin.
Một báo cáo gần đây của CoinShares International cho biết lượng vốn đổ vào các tài sản kỹ thuật số đã đạt mức cao kỷ lục 2,7 tỷ USD trong tuần trước, trong đó một phần lớn hướng đến Bitcoin.
Theo công ty phân tích tiền số Kaiko Research, sự khởi sắc của đồng Bitcoin đang tạo ra khoảng 1.500 triệu phú mới mỗi ngày.
Chuyên gia Fiona Cincotta của công ty tài chính City Index cho biết, thị trường tiền số đã tăng đến 350% từ mức thấp của năm 2022 và hầu như chưa có dấu hiệu dừng lại. Bà dự đoán, 100.000 USD/Bitcoin có thể là "mục tiêu tự nhiên tiếp theo" của Bitcoin, song vẫn cảnh báo rằng đồng tiền này có thể rớt giá nhanh như đà tăng của nó.
Bitcoin được hỗ trợ sau khi Cơ quan quản lý tài chính Anh (FCA) cho biết sẽ cho phép tạo ra các loại chứng khoán liên quan đến tiền số.
Trước đó, giới chức Mỹ đã bật đèn xanh cho các quỹ hoán đổi danh mục (ETF) Bitcoin giao ngay, giúp các nhà đầu tư chính thống có thể dễ dàng đưa Bitcoin vào danh mục đầu tư.
Đà tăng của Bitcoin còn được tiếp sức từ sự suy yếu của đồng USD, khi số liệu việc làm mới đây của Mỹ đã củng cố những đồn đoán rằng Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) vẫn đang trên đà hướng đến việc hạ lãi suất vào tháng 6.
Theo dữ liệu giao dịch tiền số từ The Block, giới đầu tư ở châu Á là động lực phía sau đà khởi sắc mạnh mẽ của Bitcoin trong thời gian gần đây, khi chiếm đến gần 70% khối lượng giao dịch bitcoin, gần giống với năm 2021 khi đồng tiền này chạm các mức cao lịch sử.
Châu Á chiếm 791 tỷ USD trong số 1.170 tỷ USD giá trị Bitcoin được giao dịch trong tháng Hai, bỏ xa các nhà đầu tư ở Bắc Mỹ với khối lượng giao dịch 113 tỷ USD.
Theo Genk