Giá Bitcoin, đồng tiền số giá trị vốn hóa lớn nhất thế giới có lúc tăng vọt 21.000 USD vào ngày 14/1 trong bối cảnh lạc quan rằng có thể giá nó đã chạm đáy và lạm phát cũng đạt tới đỉnh điểm.
Đồng Bitcoin đã tăng lên tới 21.299 USD trong phiên giao dịch ngày 14/1 trước khi giảm dần. Kể từ ngày 8/11, giá đồng tiền này chưa bao giờ vượt quá 20.000 USD. Ether, đồng tiền số giá trị vốn hóa lớn thứ 2, cũng tăng tới 9,7%. Các loại tiền số khác như Cardano và Dogecoin cũng ghi nhận mức tăng đáng kể. Solana tăng vọt tới 35%.
Dữ liệu từ CoinGecko cũng cho biết vốn hóa toàn thị trường tiền số cũng lần đầu tiên vọt lên trên mức 1.000 tỷ USD kể từ tháng 11/2022. Đây là thành quả của một quá trình tăng giá ổn định, kéo dài từ đầu năm 2023 tới nay. Thậm chí, nhiều người còn lạc quan rằng điều tồi tệ nhất đã được bỏ lại phía sau.
Điều góp phần không nhỏ cho đà tăng của tiền số có lẽ là chỉ số CPI của Mỹ giảm trong tháng 12 so với tháng trước đó, điều đã không xảy ra suốt 2,5 năm qua. Chính điều này làm dấy lên hy vọng lạm phát đã đạt đỉnh và FED sẽ sớm xoay trục chính sách lãi suất cũng như thúc đẩy tâm lý lạc quan trên thị trường.
Sean Farrell, người phụ trách mảng tiền số của Fundstrat, cho biết: “Tiền số hoạt động tốt sau khi CPI được công bố cho thấy mối tương quan của tiền số với vĩ mô sẽ không sớm biến mất. Những gì đã đạt được trong tuần này rất đáng khích lệ, thậm chí còn ngăn được những đợt bán tháo liên quan đến hàng loạt thông tin đáng quan ngại trên thị trường tiền số. Nhiều khả năng giá tiền số đã chạm đáy”.
Giá Bitcoin dao động trong khoảng 16.000 tới 17.000 USD trong nhiều tuần trước khi tăng vọt lên 21.000 USD như hiện tại. Những thông tin lạc quan, từ CPI giảm cho tới việc các nhà điều tra thu hồi được 5 tỷ USD tài sản lưu động của FTX đã mang lại sự lạc quan. Tuy nhiên, một số chuyên gia cảnh báo nhà đầu tư đừng quên đi bức tranh vĩ mô vẫn còn ảm đạm.
Và vẫn còn cuộc họp chính sách của FED ở phía trước.
Đồng Bitcoin đã tăng lên tới 21.299 USD trong phiên giao dịch ngày 14/1 trước khi giảm dần. Kể từ ngày 8/11, giá đồng tiền này chưa bao giờ vượt quá 20.000 USD. Ether, đồng tiền số giá trị vốn hóa lớn thứ 2, cũng tăng tới 9,7%. Các loại tiền số khác như Cardano và Dogecoin cũng ghi nhận mức tăng đáng kể. Solana tăng vọt tới 35%.
Dữ liệu từ CoinGecko cũng cho biết vốn hóa toàn thị trường tiền số cũng lần đầu tiên vọt lên trên mức 1.000 tỷ USD kể từ tháng 11/2022. Đây là thành quả của một quá trình tăng giá ổn định, kéo dài từ đầu năm 2023 tới nay. Thậm chí, nhiều người còn lạc quan rằng điều tồi tệ nhất đã được bỏ lại phía sau.
Điều góp phần không nhỏ cho đà tăng của tiền số có lẽ là chỉ số CPI của Mỹ giảm trong tháng 12 so với tháng trước đó, điều đã không xảy ra suốt 2,5 năm qua. Chính điều này làm dấy lên hy vọng lạm phát đã đạt đỉnh và FED sẽ sớm xoay trục chính sách lãi suất cũng như thúc đẩy tâm lý lạc quan trên thị trường.
Sean Farrell, người phụ trách mảng tiền số của Fundstrat, cho biết: “Tiền số hoạt động tốt sau khi CPI được công bố cho thấy mối tương quan của tiền số với vĩ mô sẽ không sớm biến mất. Những gì đã đạt được trong tuần này rất đáng khích lệ, thậm chí còn ngăn được những đợt bán tháo liên quan đến hàng loạt thông tin đáng quan ngại trên thị trường tiền số. Nhiều khả năng giá tiền số đã chạm đáy”.
Giá Bitcoin dao động trong khoảng 16.000 tới 17.000 USD trong nhiều tuần trước khi tăng vọt lên 21.000 USD như hiện tại. Những thông tin lạc quan, từ CPI giảm cho tới việc các nhà điều tra thu hồi được 5 tỷ USD tài sản lưu động của FTX đã mang lại sự lạc quan. Tuy nhiên, một số chuyên gia cảnh báo nhà đầu tư đừng quên đi bức tranh vĩ mô vẫn còn ảm đạm.
Và vẫn còn cuộc họp chính sách của FED ở phía trước.
Theo Genk