Bitcoin chật vật chứng minh là nơi 'trú ẩn an toàn'

SkylerNew

Chuyên viên tin tức
Thành viên BQT
hd.jpg

Sau khi chứng khoán Mỹ có ngày giảm mạnh nhất từ tháng 2 hôm 10.10 (giờ Mỹ), bitcoin cũng hạ 6%. Triển vọng làm tài sản “trú ẩn an toàn” của bitcoin ở thời đoạn hỗn loạn thị trường dường như khó xảy ra hơn.

Theo CNBC, bitcoin đôi khi được xem như “vàng kỹ thuật số”. Dù vậy, nó không thể giữ giá khi thị trường chứng khoán lao đao. Các đồng mã hóa hàng đầu bị thổi bay tổng cộng 13 tỉ USD giá trị thị trường chỉ trong vài giờ hôm 10.10, theo trang Coinmarketcap.

Nhiều đồng mã hóa hàng đầu theo bitcoin lao dốc, ethereum và XRP (ripple) giảm hơn 10%. Tiền mã hóa giảm giá sau khi Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cảnh báo rằng loại tài sản này “có thể tạo ra nhiều điểm yếu mới trong hệ thống tài chính quốc tế”.

Những người ủng hộ bitcoin thường xem đây là nơi lưu trữ giá trị hay “vàng kỹ thuật số”, hoặc là công cụ thay thế được các loại tiền tệ truyền thống. Đà lao dốc thị trường tuần này và tình trạng hỗn loạn toàn cầu từ đầu năm đến nay lẽ ra đã là điều kiện lý tưởng để bitcoin chứng minh niềm tin đó.

Thứ nhất, chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones hôm 10.10 đóng cửa rớt 800 điểm, mạnh nhất từ tháng 2 vì lãi suất Mỹ tăng nhanh và cổ phiếu công nghệ rớt thảm. Thứ nhì, dù thị trường chứng khoán Mỹ có vẻ khá ổn trong năm nay, nhiều đồng tiền trên thế giới đã và đang mất giá vì lo ngại Brexit, tức Anh rời Liên minh châu Âu (EU), căng thẳng thương mại giữa Mỹ, Trung Quốc và EU.

Tuy nhiên đồng mã hóa phổ biến nhất lại giảm 55% giá trị từ đầu năm, và hơn 67% giá trị từ khi cán mốc 20.000 USD vào tháng 12.2018. Thông tin giới chức các nước mạnh tay hơn với nhiều vụ hack tiền mã hóa và sàn giao dịch tiền mã hóa góp phần khiến giá cả đi xuống.

Bitcoin thất bại trong việc lên giá giữa cảnh hỗn loạn toàn cầu là dấu hiệu cảnh báo với một nhà nghiên cứu. Trong báo cáo mới tuần này, hãng Juniper ở Anh cho rằng chuyện bitcoin không đủ sức tăng giá là dấu hiệu của nhiều tin xấu đang đến.

“Nếu bitcoin không thể lên giá trong hoàn cảnh có lợi như vậy, nó khó có khả năng tăng khi những vấn đề trên được giải quyết. Chúng tôi thấy rằng ngành này đang đứng bên bờ của một vụ nổ”, nhà nghiên cứu Windsor Holden của hãng Juniper cho hay.

Nhiều đồng mã hóa hàng đầu theo bitcoin lao dốc, ethereum và XRP (ripple) giảm hơn 10%. Tiền mã hóa giảm giá sau khi Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cảnh báo rằng loại tài sản này “có thể tạo ra nhiều điểm yếu mới trong hệ thống tài chính quốc tế”.

Những người ủng hộ bitcoin thường xem đây là nơi lưu trữ giá trị hay “vàng kỹ thuật số”, hoặc là công cụ thay thế được các loại tiền tệ truyền thống. Đà lao dốc thị trường tuần này và tình trạng hỗn loạn toàn cầu từ đầu năm đến nay lẽ ra đã là điều kiện lý tưởng để bitcoin chứng minh niềm tin đó.

Thứ nhất, chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones hôm 10.10 đóng cửa rớt 800 điểm, mạnh nhất từ tháng 2 vì lãi suất Mỹ tăng nhanh và cổ phiếu công nghệ rớt thảm. Thứ nhì, dù thị trường chứng khoán Mỹ có vẻ khá ổn trong năm nay, nhiều đồng tiền trên thế giới đã và đang mất giá vì lo ngại Brexit, tức Anh rời Liên minh châu Âu (EU), căng thẳng thương mại giữa Mỹ, Trung Quốc và EU.

Tuy nhiên đồng mã hóa phổ biến nhất lại giảm 55% giá trị từ đầu năm, và hơn 67% giá trị từ khi cán mốc 20.000 USD vào tháng 12.2018. Thông tin giới chức các nước mạnh tay hơn với nhiều vụ hack tiền mã hóa và sàn giao dịch tiền mã hóa góp phần khiến giá cả đi xuống.

Bitcoin thất bại trong việc lên giá giữa cảnh hỗn loạn toàn cầu là dấu hiệu cảnh báo với một nhà nghiên cứu. Trong báo cáo mới tuần này, hãng Juniper ở Anh cho rằng chuyện bitcoin không đủ sức tăng giá là dấu hiệu của nhiều tin xấu đang đến.

“Nếu bitcoin không thể lên giá trong hoàn cảnh có lợi như vậy, nó khó có khả năng tăng khi những vấn đề trên được giải quyết. Chúng tôi thấy rằng ngành này đang đứng bên bờ của một vụ nổ”, nhà nghiên cứu Windsor Holden của hãng Juniper cho hay.

Với những người không lạc quan đến mức đó về vàng kỹ thuật số, vàng thực sự cũng không phải là lựa chọn khả quan hơn nhiều. Kim loại quý giảm giá khoảng 13% kể từ khi đạt đỉnh vào tháng 4, trong bối cảnh nhiều nhà đầu tư dựa vào sự an toàn của USD khi căng thẳng thương mại Mỹ - Trung Quốc leo thang.

Dù vậy, vàng phục hồi giá cả từ mức thấp giữa tháng 8 nhờ lo ngại về tăng trưởng kinh tế và áp lực lạm phát xuất phát từ giá dầu lên cao. Giá vàng kỳ hạn ở Mỹ tăng nhẹ sau khi thị trường lao dốc, tăng 1,1% hôm 10.10 và tăng khoảng 0,5% trong tuần này.

Theo Thanh Niên​
 
Bên trên