Các quyết định sa thải nhân viên đã trở thành làn sóng, không chỉ ở một khu vực hay thị trường đơn lẻ, mà đã lan rộng từ Châu Á sang thị trường lớn nhất thế giới là Mỹ.
Trên thực tế, các “ông lớn’ công nghệ tại Mỹ tiến hành sa thải nhân viên diễn ra sau các “ông lớn” tại Châu Á, cụ thể là tại Trung Quốc và khu vực Đông Nam Á.
Từ quý II và tại thời điểm giữa năm 2022, một số “ông lớn” tại Trung Quốc đã “thanh lọc” nhân viên – cả nhân viên đang làm việc và những người đang trong tiến trình tuyển dụng hứa hẹn sẽ là nhân viên trong tương lai nếu không có quyết định ngừng tuyển dụng được ban hành.
Trung Quốc là một trong những thị trường có khởi đầu sa thải mạnh mẽ. Tính sơ sơ vài tháng trước, Alibaba đã sa thải hơn 9.000 nhân sự trong đó có những ứng viên bị hủy tuyển dụng; Xiaomi cũng quyết định giảm gần 1.000 nhân viên. Tencent Holdings – một “ông lớn” Internet, cũng cắt giảm nhân sự hơn 5.500 nhân viên.
Trong khi đó, một start-up được Tencent đầu tư là SEA Group – công ty sở hữu sàn thương mại điện tử Shopee đóng tại Singapore, cũng đã đưa ra quyết định cắt giảm nhân sự ban đầu tại Trung Quốc, Indonesia và Thái Lan.
Đến tháng 11 này, Twitter sau khi vừa về tay Elon Musk, ông chủ mới ngay lập tức đưa ra quyết định cắt giảm 50% nhân sự trong tổng số 7.000 người và còn định cắt giảm thêm. Liền sau đó, Mark Zuckerberg – người bạn thân của Elon Musk và là CEO của Meta – đã đưa ra quyết định cắt giảm 11.000 lao động tại mạng xã hội lớn nhất hành tinh.
Vẫn chưa hết. Theo thông tin mới nhất, Amazon – sàn thương mại điện tử số 1 thế giới, vừa công bố sẽ cắt giảm khoảng 10.000 nhân viên. Amazon trước đó chưa quá lâu từng có những đợt tuyển dụng ồ ạt cả nhân viên làm việc toàn thời gian, bán thời gian, thời vụ và cộng tác viên, thì nay cũng phải “quay xe” sa thải nhân sự.
Cùng với đó, bản thân nền kinh tế tại mỗi quốc gia do bị tác động từ lạm phát nặng nề tại Mỹ và Châu Âu, vật giá leo thang do chiến tranh Nga – Ucraina, khiến người tiêu dùng có xu hướng chắt bóp hơn, dẫn đến sức mua sụt giảm.
Các cảnh báo khả năng đi trước rơi vào suy thoái của Mỹ, Anh và Châu Âu đang dần lộ diện.
Lạm phát và suy thoái trong nhiều thời điểm, như cặp “bài trùng”. Lạm phát cao thì các ngân hàng trung ương nâng lãi suất, dòng tiền vào đầu tư, sản xuất yếu đi, cùng với đó sức mua giảm cũng khiến cho nền sản xuất, thương mại bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Đến một thời điểm, lạm phát gây ra hệ lụy kinh tế suy thoái, nhưng cũng tạo ra một “tác dụng phụ” là giúp hạ nhiệt lạm phát (vì sức mua yếu đi thì vật giá cũng sẽ dần hạ nhiệt).
Một chu kỳ như vậy có thể kéo dài 2-3 năm, hoặc ngắn hơn hay dài hơn còn tùy thuộc vào khả năng điều hành, xoay chuyển của các chính quyền, và độ trễ của nó tại mỗi thị trường có thể cũng khác nhau.
Trong làn sóng cắt giảm nhân sự, Việt Nam cũng đã xuất hiện trường hợp đầu tiên. Cụ thể, Công ty TNHH Tỷ Hùng (quận Bình Tân, TP.HCM) gần đây đã chấm dứt hợp đồng với gần 1.200 người lao động vì “không có đơn hàng” cho nên phải “thu hẹp quy mô sản xuất”. Đơn hàng của doanh nghiệp này đến từ đâu, tất nhiên là đến từ các đối tác nước ngoài. Đây được ví là một đợt sa thải thấm đẫm nước mắt vì đối tượng mất việc là người lao động thu nhập thấp chứ không được như nhân viên của các “ông lớn” công nghệ Tencent, Alibaba, Xiaomi, Shopee, Twitter, Meta/Facebook hay Amazon…
Khi Elon Musk và Mark Zuckerberg đưa ra quyết định sa thải nhân viên dù muốn hay không cũng bị mang tiếng ác. Nhưng lời cảnh báo của Elon Musk cho rằng Twitter có thể đối mặt với việc phá sản nếu không tiết giảm chi phí và nâng cao hiệu suất, hiệu quả cũng chính là điều những ông chủ hay giới lãnh đạo doanh nghiệp phải nhìn thấy trước, để từ đó có quyết định sớm ngăn ngừa hậu quả.
Đặc biệt khi các dự báo về khả năng suy thoái kinh tế tại Mỹ và Châu Âu đang rất gần, có thể kéo dài hàng năm, vấn đề cắt giảm nhân sự càng trở thành bài toán phải tính đến trước tiên trong tiến trình tiết giảm chi phí dù biết rằng “cắt sẽ đau”.
Chỉ khác là, các “ông lớn” Châu Á cắt giảm nhân sự ít diễn ra ồ ạt hoặc số lượng nhân sự phải cắt giảm ít gây sốc ngay tại một thời điểm như những “ông lớn” ở xứ cờ hoa cho nên nhiều người ít để ý hơn. Mặt khác, tên tuổi và thương hiệu những Twitter, Facebook, Amazon được chú ý hơn cho nên gây hiệu ứng mạnh hơn trong dư luận.
Đại nạn sa thải
Dồn dập các quyết định sa thải nhân viên tại các công ty công nghệ lớn – thường được gọi là các “ông lớn” công nghệ - đang phủ màu u ám lên thị trường.Trên thực tế, các “ông lớn’ công nghệ tại Mỹ tiến hành sa thải nhân viên diễn ra sau các “ông lớn” tại Châu Á, cụ thể là tại Trung Quốc và khu vực Đông Nam Á.
Từ quý II và tại thời điểm giữa năm 2022, một số “ông lớn” tại Trung Quốc đã “thanh lọc” nhân viên – cả nhân viên đang làm việc và những người đang trong tiến trình tuyển dụng hứa hẹn sẽ là nhân viên trong tương lai nếu không có quyết định ngừng tuyển dụng được ban hành.
Trung Quốc là một trong những thị trường có khởi đầu sa thải mạnh mẽ. Tính sơ sơ vài tháng trước, Alibaba đã sa thải hơn 9.000 nhân sự trong đó có những ứng viên bị hủy tuyển dụng; Xiaomi cũng quyết định giảm gần 1.000 nhân viên. Tencent Holdings – một “ông lớn” Internet, cũng cắt giảm nhân sự hơn 5.500 nhân viên.
Trong khi đó, một start-up được Tencent đầu tư là SEA Group – công ty sở hữu sàn thương mại điện tử Shopee đóng tại Singapore, cũng đã đưa ra quyết định cắt giảm nhân sự ban đầu tại Trung Quốc, Indonesia và Thái Lan.
Đến tháng 11 này, Twitter sau khi vừa về tay Elon Musk, ông chủ mới ngay lập tức đưa ra quyết định cắt giảm 50% nhân sự trong tổng số 7.000 người và còn định cắt giảm thêm. Liền sau đó, Mark Zuckerberg – người bạn thân của Elon Musk và là CEO của Meta – đã đưa ra quyết định cắt giảm 11.000 lao động tại mạng xã hội lớn nhất hành tinh.
Vẫn chưa hết. Theo thông tin mới nhất, Amazon – sàn thương mại điện tử số 1 thế giới, vừa công bố sẽ cắt giảm khoảng 10.000 nhân viên. Amazon trước đó chưa quá lâu từng có những đợt tuyển dụng ồ ạt cả nhân viên làm việc toàn thời gian, bán thời gian, thời vụ và cộng tác viên, thì nay cũng phải “quay xe” sa thải nhân sự.
Điều gì đang xảy ra?
Các quyết định sa thải nhân viên luôn xuất phát từ việc kinh doanh không được thuận lợi, kém hiệu quả, cụ thể hơn là doanh số sụt giảm. Đây là hệ quả do tình trạng lạm phát kỷ lục tại Mỹ và Châu Âu kéo dài nhiều tháng qua, khiến cho các thị trường xuất khẩu chủ lực như Trung Quốc và không ít quốc gia Châu Á khác bị “vạ lây”.Cùng với đó, bản thân nền kinh tế tại mỗi quốc gia do bị tác động từ lạm phát nặng nề tại Mỹ và Châu Âu, vật giá leo thang do chiến tranh Nga – Ucraina, khiến người tiêu dùng có xu hướng chắt bóp hơn, dẫn đến sức mua sụt giảm.
Các cảnh báo khả năng đi trước rơi vào suy thoái của Mỹ, Anh và Châu Âu đang dần lộ diện.
Lạm phát và suy thoái trong nhiều thời điểm, như cặp “bài trùng”. Lạm phát cao thì các ngân hàng trung ương nâng lãi suất, dòng tiền vào đầu tư, sản xuất yếu đi, cùng với đó sức mua giảm cũng khiến cho nền sản xuất, thương mại bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Đến một thời điểm, lạm phát gây ra hệ lụy kinh tế suy thoái, nhưng cũng tạo ra một “tác dụng phụ” là giúp hạ nhiệt lạm phát (vì sức mua yếu đi thì vật giá cũng sẽ dần hạ nhiệt).
Một chu kỳ như vậy có thể kéo dài 2-3 năm, hoặc ngắn hơn hay dài hơn còn tùy thuộc vào khả năng điều hành, xoay chuyển của các chính quyền, và độ trễ của nó tại mỗi thị trường có thể cũng khác nhau.
Trong làn sóng cắt giảm nhân sự, Việt Nam cũng đã xuất hiện trường hợp đầu tiên. Cụ thể, Công ty TNHH Tỷ Hùng (quận Bình Tân, TP.HCM) gần đây đã chấm dứt hợp đồng với gần 1.200 người lao động vì “không có đơn hàng” cho nên phải “thu hẹp quy mô sản xuất”. Đơn hàng của doanh nghiệp này đến từ đâu, tất nhiên là đến từ các đối tác nước ngoài. Đây được ví là một đợt sa thải thấm đẫm nước mắt vì đối tượng mất việc là người lao động thu nhập thấp chứ không được như nhân viên của các “ông lớn” công nghệ Tencent, Alibaba, Xiaomi, Shopee, Twitter, Meta/Facebook hay Amazon…
Khi Elon Musk và Mark Zuckerberg đưa ra quyết định sa thải nhân viên dù muốn hay không cũng bị mang tiếng ác. Nhưng lời cảnh báo của Elon Musk cho rằng Twitter có thể đối mặt với việc phá sản nếu không tiết giảm chi phí và nâng cao hiệu suất, hiệu quả cũng chính là điều những ông chủ hay giới lãnh đạo doanh nghiệp phải nhìn thấy trước, để từ đó có quyết định sớm ngăn ngừa hậu quả.
Đặc biệt khi các dự báo về khả năng suy thoái kinh tế tại Mỹ và Châu Âu đang rất gần, có thể kéo dài hàng năm, vấn đề cắt giảm nhân sự càng trở thành bài toán phải tính đến trước tiên trong tiến trình tiết giảm chi phí dù biết rằng “cắt sẽ đau”.
Chỉ khác là, các “ông lớn” Châu Á cắt giảm nhân sự ít diễn ra ồ ạt hoặc số lượng nhân sự phải cắt giảm ít gây sốc ngay tại một thời điểm như những “ông lớn” ở xứ cờ hoa cho nên nhiều người ít để ý hơn. Mặt khác, tên tuổi và thương hiệu những Twitter, Facebook, Amazon được chú ý hơn cho nên gây hiệu ứng mạnh hơn trong dư luận.
Theo VN review