Các chuyên gia tin rằng nếu không sớm có thay đổi, ngay cả "thành trì cuối cùng" này LG và Samsung cũng để mất vào tay các nhà sản xuất Trung Quốc
Trong cuộc chiến này, Samsung đã đóng cửa nhà máy sản xuất màn hình LCD cuối cùng ở Trung Quốc vào năm 2021 và dự kiến dựa vào các đối thủ từ chính Trung Quốc để sản xuất màn hình cho sản phẩm của mình.
Cùng thời điểm, LG cũng tìm cách bán nhà máy LCD còn lại của mình ở Trung Quốc, sau khi doanh số bán hàng sụt giảm mạnh.
Thành trì cuối cùng
Chinh phục được thị trường màn hình LCD giá rẻ, giờ đây các nhà sản xuất màn hình Trung Quốc đang từng bước xâm nhập vào “thành trì cuối cùng” thế hiện ưu thế công nghệ của Hàn Quốc là làm hình OLED. Người đi đầu không ai khác là BOE Technology khi xây dựng nhà máy trị giá 9 tỷ USD tại thành phố Thành Đô để sản xuất màn hình OLED.
Các nhà phân tích cho hay ngành công nghiệp màn hình của Trung Quốc đang phải đối mặt số phận tương tự Nhật Bản trước đây trên thị trường trị giá 160 tỷ USD. Trường hợp nổi bật nhất là JOLED, liên doanh giữa Panasonic và Sony đã phá sản vào năm ngoái với khoản nợ 250 triệu USD.
Park Chong-hoon, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu của Standard Chartered ở Seoul cho biết: “Giống việc Hàn Quốc đã vượt qua Nhật Bản để trở thành quốc gia dẫn đầu ngành công nghiệp màn hình, Trung Quốc có thể sẽ vượt qua chúng ta nhờ thị trường nội địa khổng lồ, nguồn vốn dồi dào và sự phát triển công nghệ”.
Ông Park nói thêm rằng cuộc chiến về màn hình là dấu hiệu cho thấy Hàn Quốc đang phải vật lộn để bảo vệ lợi thế của mình trước Trung Quốc trong các ngành công nghiệp, từ chip đến pin, smartphone và đóng tàu.
“Hiện tượng này không chỉ giới hạn ở thị trường màn hình”, ông nói. “Trung Quốc đang bắt kịp nhanh chóng trong các ngành khác và sẽ sớm vượt qua Hàn Quốc trong các ngành sản xuất quan trọng”.
Samsung và LG đã vươn lên dẫn đầu thị trường màn hình toàn cầu vào những năm 2000, sau một loạt khoản đầu tư mạnh mẽ giúp họ lật đổ các ông lớn Nhật Bản. Họ dự vào hoạt động kinh doanh nội bộ để cung cấp tấm nền cho mảng sản xuất TV, smartphone nhưng mô hình này dần bị phá vỡ khi các “thế lực” Trung Quốc vào cuộc.
“Việc mở rộng mạnh mẽ năng lực sản xuất tấm nền của Trung Quốc và khả năng cạnh tranh về giá đã khiến các nhà sản xuất tấm nền Hàn Quốc phải rời khỏi chuỗi cung ứng LCD dưới áp lực thua lỗ”, Iris Yu – nhà phân tích tại công ty tư vấn TrendForce của Đài Loan cho biết.
Cần nhau để "thoát vây"
Thay vào đó, 2 ông lớn Hàn Quốc này tập trung đầu tư vào màn hình OLED cho TV, smartphone và máy tính bảng cao cấp cũng như màn hình micro OLED cho thế hệ tiếp theo của các thiết bị thực tế ảo, thực tế tăng cường như kính Vision Pro của Apple. LG Display là nhà sản xuất tấm nền OLED lớn nhất thế giới, mặc dù TV OLED chỉ chiếm khoảng 3% thị phần TV toàn cầu.
Giờ đây, cả 2 đều chịu áp lực cạnh tranh ở phân khúc màn hình OLED. Nhà máy mới của BOE sẽ sản xuất tấm nền OLED sử dụng công nghệ thế hệ 8.6 mới nhất – tạo ra cuộc chiến trực tiếp với Samsung để cung cấp tấm nền OLED cho iPad, MacBook thế hệ tiếp theo của Apple.
“Hàn Quốc có rất nhiều tiến bộ về chất lượng màn hình OLED nhưng tấm nền của Trung Quốc rẻ hơn nhiều”, Yi Choong-hoon, chuyên gia về màn hình của UBI Research cho biết. “Trung Quốc lỗ lớn nhưng vẫn cung cấp tấm nền OLED giá rẻ để tăng thị phần, có thể tiêu diệt các đối thủ cạnh tranh như đã từng làm trên thị trường LCD”, ông nói thêm. “Trung Quốc sẽ vượt qua Hàn Quốc trên thị trường OLED nếu không có gì thay đổi”.
Theo số liệu của chính phủ Hàn Quốc, họ đã bị sao chép nhiều công nghệ từ lĩnh vực màn hình nhiều hơn bất cứ ngành nào khác ngoại trừ chip.
Năm ngoái, Samsung Display đệ đơn lên Ủy ban Thương mại Quốc tế Mỹ nhằm ngăn BOE bán màn hình ở Mỹ, sử dụng công nghệ được cho là đánh cắp. BOE phủ nhận cáo buộc, đáp trả bằng hàng loạt vụ kiện chống lại một số công ty con của Samsung tại Trung Quốc.
Sau khi cắt đứt quan hệ với BOE, Samsung hiện đặt hàng màn hình LCD từ nhà máy của LG Display ở Quảng Châu (Trung Quốc). Cũng chính mối quan hệ hợp tác này là “cứu cánh” cho LG Display khi đã phải chịu lỗ 7 quý liên tiếp trước khi báo cáo lợi nhuận vào quý cuối cùng của năm 2023.
“Samsung và LG cần nhau vì cuộc chiến màn hình giữa Hàn Quốc và Trung Quốc đã lan sang phân khúc cao cấp”, Nam Sang-uk – nhà nghiên cứu tại Viện Kinh tế & Thương mại Công nghiệp Hàn Quốc cho hay.
Theo Genk
Trong cuộc chiến này, Samsung đã đóng cửa nhà máy sản xuất màn hình LCD cuối cùng ở Trung Quốc vào năm 2021 và dự kiến dựa vào các đối thủ từ chính Trung Quốc để sản xuất màn hình cho sản phẩm của mình.
Cùng thời điểm, LG cũng tìm cách bán nhà máy LCD còn lại của mình ở Trung Quốc, sau khi doanh số bán hàng sụt giảm mạnh.
Thành trì cuối cùng
Chinh phục được thị trường màn hình LCD giá rẻ, giờ đây các nhà sản xuất màn hình Trung Quốc đang từng bước xâm nhập vào “thành trì cuối cùng” thế hiện ưu thế công nghệ của Hàn Quốc là làm hình OLED. Người đi đầu không ai khác là BOE Technology khi xây dựng nhà máy trị giá 9 tỷ USD tại thành phố Thành Đô để sản xuất màn hình OLED.
Các nhà phân tích cho hay ngành công nghiệp màn hình của Trung Quốc đang phải đối mặt số phận tương tự Nhật Bản trước đây trên thị trường trị giá 160 tỷ USD. Trường hợp nổi bật nhất là JOLED, liên doanh giữa Panasonic và Sony đã phá sản vào năm ngoái với khoản nợ 250 triệu USD.
Park Chong-hoon, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu của Standard Chartered ở Seoul cho biết: “Giống việc Hàn Quốc đã vượt qua Nhật Bản để trở thành quốc gia dẫn đầu ngành công nghiệp màn hình, Trung Quốc có thể sẽ vượt qua chúng ta nhờ thị trường nội địa khổng lồ, nguồn vốn dồi dào và sự phát triển công nghệ”.
Ông Park nói thêm rằng cuộc chiến về màn hình là dấu hiệu cho thấy Hàn Quốc đang phải vật lộn để bảo vệ lợi thế của mình trước Trung Quốc trong các ngành công nghiệp, từ chip đến pin, smartphone và đóng tàu.
“Hiện tượng này không chỉ giới hạn ở thị trường màn hình”, ông nói. “Trung Quốc đang bắt kịp nhanh chóng trong các ngành khác và sẽ sớm vượt qua Hàn Quốc trong các ngành sản xuất quan trọng”.
Samsung và LG đã vươn lên dẫn đầu thị trường màn hình toàn cầu vào những năm 2000, sau một loạt khoản đầu tư mạnh mẽ giúp họ lật đổ các ông lớn Nhật Bản. Họ dự vào hoạt động kinh doanh nội bộ để cung cấp tấm nền cho mảng sản xuất TV, smartphone nhưng mô hình này dần bị phá vỡ khi các “thế lực” Trung Quốc vào cuộc.
“Việc mở rộng mạnh mẽ năng lực sản xuất tấm nền của Trung Quốc và khả năng cạnh tranh về giá đã khiến các nhà sản xuất tấm nền Hàn Quốc phải rời khỏi chuỗi cung ứng LCD dưới áp lực thua lỗ”, Iris Yu – nhà phân tích tại công ty tư vấn TrendForce của Đài Loan cho biết.
Cần nhau để "thoát vây"
Thay vào đó, 2 ông lớn Hàn Quốc này tập trung đầu tư vào màn hình OLED cho TV, smartphone và máy tính bảng cao cấp cũng như màn hình micro OLED cho thế hệ tiếp theo của các thiết bị thực tế ảo, thực tế tăng cường như kính Vision Pro của Apple. LG Display là nhà sản xuất tấm nền OLED lớn nhất thế giới, mặc dù TV OLED chỉ chiếm khoảng 3% thị phần TV toàn cầu.
Giờ đây, cả 2 đều chịu áp lực cạnh tranh ở phân khúc màn hình OLED. Nhà máy mới của BOE sẽ sản xuất tấm nền OLED sử dụng công nghệ thế hệ 8.6 mới nhất – tạo ra cuộc chiến trực tiếp với Samsung để cung cấp tấm nền OLED cho iPad, MacBook thế hệ tiếp theo của Apple.
“Hàn Quốc có rất nhiều tiến bộ về chất lượng màn hình OLED nhưng tấm nền của Trung Quốc rẻ hơn nhiều”, Yi Choong-hoon, chuyên gia về màn hình của UBI Research cho biết. “Trung Quốc lỗ lớn nhưng vẫn cung cấp tấm nền OLED giá rẻ để tăng thị phần, có thể tiêu diệt các đối thủ cạnh tranh như đã từng làm trên thị trường LCD”, ông nói thêm. “Trung Quốc sẽ vượt qua Hàn Quốc trên thị trường OLED nếu không có gì thay đổi”.
Theo số liệu của chính phủ Hàn Quốc, họ đã bị sao chép nhiều công nghệ từ lĩnh vực màn hình nhiều hơn bất cứ ngành nào khác ngoại trừ chip.
Năm ngoái, Samsung Display đệ đơn lên Ủy ban Thương mại Quốc tế Mỹ nhằm ngăn BOE bán màn hình ở Mỹ, sử dụng công nghệ được cho là đánh cắp. BOE phủ nhận cáo buộc, đáp trả bằng hàng loạt vụ kiện chống lại một số công ty con của Samsung tại Trung Quốc.
Sau khi cắt đứt quan hệ với BOE, Samsung hiện đặt hàng màn hình LCD từ nhà máy của LG Display ở Quảng Châu (Trung Quốc). Cũng chính mối quan hệ hợp tác này là “cứu cánh” cho LG Display khi đã phải chịu lỗ 7 quý liên tiếp trước khi báo cáo lợi nhuận vào quý cuối cùng của năm 2023.
“Samsung và LG cần nhau vì cuộc chiến màn hình giữa Hàn Quốc và Trung Quốc đã lan sang phân khúc cao cấp”, Nam Sang-uk – nhà nghiên cứu tại Viện Kinh tế & Thương mại Công nghiệp Hàn Quốc cho hay.
Theo Genk