8h tối, trên một bãi biển tuy không tráng lệ như ở Vịnh Mucas nhưng những ai đã một lần đến sẽ có những ấn tượng khó phai - Đồ Sơn-trong khu Resort Hòn Dáu, có 2 người đàn ông đang nhâm nhi đặc sản...
Nhắc lại là hai chứ không phải một, bởi trước khi Denilson cập bến Hải Phòng, đội bóng đất Cảng đã từng nhắm đến một siêu sao khác là Mohamed Kallon, cựu tiền đạo Inter Milan. Thương vụ này đã đổ vỡ vào phút chót như thế nào? XM.HP đã hành động ra sao để chóng vánh thực hiện được cú “áp phe” phá mọi chi phí chuyển nhượng, qua đó “kéo” Denilson vào chuyến phiêu lưu tới “vùng trũng” của bóng đá thế giới? Tất cả, có thể sẽ mãi là bí mật, nếu người ta không tìm thấy trong phi vụ này sự hiện diện của hai nhân vật; một rất nổi tiếng trong giới bóng đá: “Cò” Mauro Omzuka và một hầu như còn rất ít người biết đến.
Bỏ “con cá lớn”
Cái tin Mohamed Kallon có thể về đầu quân cho XM.HP xuất hiện lần đầu tiên vào ngày 20/5/2009. Thời điểm đó, rất nhiều người đã tỏ ra bán tín bán nghi về tính khả thi của thương vụ này. Bởi so với tầm vóc của BĐVN, Mohamed Kallon, cầu thủ từng có 6 năm khoác áo Inter Milan (1998 – 2004), ghi 14 bàn thắng và hiện vẫn đang là tiền đạo số 1 của ĐTQG Sierra Leon, là một ngôi sao quá lớn. Năm 2008, theo thông báo của trang web bóng đá uy tín Goal.com, Kallon vẫn đều đặn nhận từ CLB Al Shaab (UAE) 1 triệu USD/năm (khoảng 18 tỷ đồng).
Nhưng XM.HP không vì mức lương choáng ngợp ấy mà từ bỏ tham vọng có Mohamed Kallon. Thông qua “cò” Mauro Omzuka, lãnh đạo đội bóng đất Cảng đã “bắt” được liên lạc với người đại diện của tiền đạo này. Kallon, vốn đang thất nghiệp, tỏ ra rất hào hứng được thử sức tại V- League. Nhận thấy tín hiệu sáng sủa, XM.HP thậm chí đã thảo sẵn cả hợp đồng qua email, gửi cho Kallon tham khảo. Hai bên đã dự kiến, tiền đạo Sierra Leon sẽ sang Việt Nam kiểm tra y tế vào ngày 27/5. Sau đó tiến hành các thủ tục cần thiết để kí hợp đồng chính thức.
Tuy nhiên, vào phút chót, một tín hiệu khác phát đi từ đất nước Brazil nắng gió lại khiến lãnh đạo XM.HP thay đổi hoàn toàn quyết định của mình. Từ đại bản doanh của đội bóng đất Cảng, chủ tịch Lê Văn Thành đã lệnh cho các cộng sự “dốc toàn lực” để “bắt” bằng được “con cá rất lớn” này. Cũng từ đó, XM.HP “ngãng” hẳn Mohamed Kallon và vụ chuyển nhượng đình đám này đã không bao giờ còn được hoàn tất. Điều đáng nói, chính XM.HP là người đã chủ động “ngãng” ra trong vụ này, chứ không phải Kallon “chê” không muốn đến V- League như báo giới sau này thêu dệt.
Cuộc săn ngoạn mục
...8h tối, trên một bãi biển tuy không tráng lệ như ở Vịnh Mucas nhưng những ai đã một lần đến sẽ có những ấn tượng khó phai - Đồ Sơn-trong khu Resort Hòn Dáu, có 2 người đàn ông đang nhâm nhi đặc sản Mỹ Nhân Ngư, chai Chivas cũng đã hết quá nửa. Người đàn ông thấp, lùn có tên Dương - ông Đỗ Đại Dương - còn người kia là Lean - tên đầy đủ là Leandro De Olivera - cậu chủ của dòng họ nhà De Olivera nổi tiếng bậc nhất Sao Paulo.
- Việc Denilson sao rồi Lean? Anh lo lắm, anh Thành cũng rất lo cho vụ này, dân Hải Phòng đang nhìn vào chúng ta đấy.
Lean cười tươi như thể chưa có chuyện gì xảy ra:
- Em không nói gì nhiều, anh yên tâm, đúng ngày 30/5 này Deni sẽ có mặt ở đây, em hứa với bác Thành rồi!...
Denilson có thi đấu thành công hay không chưa biết!!! Nhưng chỉ riêng việc chiêu mộ được siêu sao này, cộng với vụ “săn” Mohamed Kallon, thương hiệu Xi măng Hải Phòng đã được đánh bóng một cách hữu hiệu. Có lẽ, mùa giải tới, V-League sẽ chứng kiến nhiều CLB học tập XM.HP, bí mật thực hiện những cú “áp phe” tiền tấn và coi đó như một cách hiệu quả để PR thương hiệu.
Đoạn đối thoại trên đây chỉ là một trong những sản phẩm tưởng tượng của CĐV Hải Phòng (trên diễn đàn haiphong - fc.com), nhưng nó cũng là minh chứng đủ cho thấy “cuộc săn con mồi” mang tên Denilson của XM.HP đã diễn ra bí mật và gian nan đến thế nào. Hoàn toàn không có chuyện “mọi thứ đều thuận lợi. Denilson là cầu thủ chuyên nghiệp và chẳng đưa ra yêu cầu gì. Chúng tôi hoàn tất hợp đồng với nhau chỉ trong thời gian một tháng kể từ ngày bắt đầu liên lạc” – như chủ tịch Lê Văn Thành (XM.HP) đã tuyên bố trong ngày ra mắt 2/6.
Ông Thành, trong phát biểu của mình, chỉ tiết lộ chuẩn xác một điểm, đó là thời gian từ lúc đàm phán đến kí hợp đồng. Nhưng trong một tháng ấy, XM.HP đã phải mất ăn mất ngủ không biết bao nhiêu lần vì Denilson. Hành trình để đưa nhà VĐTG 2002 về đất Cảng cũng gian nan đến mức nhiều lúc tưởng lâm vào bế tắc.
Thực tế, đóng vai trò lớn nhất trong cú “áp phe” lịch sử này của XM.HP (như đã nhắc tới ở phần đầu) có hai nhân vật: “Cò” Mauro Omzuka (người Brazil gốc Nhật) và một người chỉ đóng vai trò thông dịch viên, nhưng có mối quan hệ sâu rộng trong làng bóng đá Brazil nhờ có thời gian sống 6 năm ở xứ sở Samba.
Trở lại với vai trò của “cò” Mauro. Thời điểm XM.HP đang “đắm đuối” trong cuộc săn đuổi Mohamed Kallon, chính nhà môi giới này là người đã thông báo cho lãnh đạo đội bóng một thông tin sốt dẻo: Anh trai, đồng thời cũng là nhà quản lí, đại diện của siêu sao Denilson đã thông báo đang đi tìm một “bến đỗ” cho người em trai nổi tiếng của mình.
Suốt trong đêm nhận được thông tin từ Mauro, chủ tịch Lê Văn Thành cùng các cộng sự đã ngồi lại, tổng hợp và phân tích bản lý lịch của siêu sao này. Gần như mê mẩn trước cầu thủ từng giành chức VĐTG, vô địch Copa America và Confederations Cup, ông chủ quyền lực của XM.HP đã đích thân cùng Mauro Omzuka “công cán” sang tận Sao Paolo, nơi Denilson đang nghỉ hè để thương lượng.
Trong lần đầu tiên, mọi việc diễn ra không hề suôn sẻ như ông Thành kì vọng. Bởi anh trai của Denilson cho biết, siêu sao này đang nhận được cùng lúc 3 lời mời hấp dẫn khác từ Hy Lạp, Ai Cập và một nước châu Á. Bên cạnh đó, Denilson cũng không thực sự muốn tới Việt Nam, mảnh đất nằm trong vùng trũng của bóng đá thế giới.
Thất bại nhưng không nản, “cò” Mauro đã giới thiệu cho chủ tịch Lê Văn Thành một “cộng sự” nữa tham gia “cuộc săn”. Mauro đã không lầm, bởi chính nhờ mối quan hệ quen biết giữa người thông dịch này và anh trai của Denilson, chuyến “công cán” thứ hai của chủ tịch Lê Văn Thành đã thu được thành quả đáng kể. Anh trai và cũng là người đại diện của Denilson, về cơ bản đã chấp thuận lời đề nghị (kèm theo các điều khoản tài chính) của XM.HP. Tuy nhiên, quyết định cuối cùng vẫn thuộc về Denilson.
Khoảng thời gian một tuần để Denilson “suy nghĩ”, XM.HP cũng phải “lún” liên tục, khi chấp nhận yêu cầu cấp nhà riêng, xe riêng đi lại và trả lương tháng cho anh trai siêu sao này tại Hải Phòng. Bản thân Denilson, nếu muốn, cũng được hưởng những điều kiện cao cấp tương tự. Đến ngày 26/5, cựu tuyển thủ Brazil chính thức trả lời “chấp thuận đến thi đấu cho XM.HP”. Đội bóng đất Cảng đã thành công trong cuộc săn khó tin đến mức tưởng chừng... hoang tưởng.
Denilson phá kỉ lục chuyển nhượng của bóng đá Việt Nam
“Đây là chuyện tế nhị. Chúng tôi đã thống nhất sẽ không tiết lộ chi phí chuyển nhượng mà XM.HP phải trả và lương mà Denilson sẽ được hưởng trong 3 tháng sắp tới” – chủ tịch Lê Văn Thành phát biểu. Tung hứng theo “sếp”, GĐĐH Đỗ Đại Dương cũng tỏ ra úp mở khi hỏi về phần nhạy cảm này: “Lương của Denilson? Tôi không nói cụ thể được, nhưng chắc chắn nó gấp nhiều lần mức HA.GL đang trả Lee Nguyễn”.
Cách trả lời úp mở ấy của XM.HP càng khiến vụ chuyển nhượng này thêm phần... bí ẩn. Lee Nguyễn đang hưởng lương 10.000USD/tháng (tương đương 170 triệu đồng). Vậy, với cái mức gấp nhiều lần mà ông Dương tự tin khẳng định, Denilson sẽ buộc XM.HP phải tiêu tốn bao nhiêu cho bản hợp đồng 3 tháng (có kèm điều khoản gia hạn – PV) mà anh vừa đặt bút kí?
Bên lề buổi ra mắt của Denilson, một nguồn tin thân cận từ đội bóng đất Cảng tiết lộ: XM.HP đã phải trả phí chuyển nhượng 100.000USD cho mỗi tháng hợp đồng của Denilson. Nhân với 3 tháng trong giai đoạn lượt về, riêng tiền phí mà XM.HP chi ra đã lên tới 300.000USD. Phần tiền này được chuyển thẳng vào tài khoản của anh trai, cũng là người đại diện đã theo chân Denilson tới Hải Phòng.
Bên cạnh phần “cứng” này, mức lương mà Denilson nhận mỗi tháng xấp xỉ 40.000USD. Chưa kể các khoản thưởng “mềm” theo thành tích, tổng chi phí mà XM.HP phải trả cho cú “áp phe” ngoạn mục mà họ thực hiện sẽ lên đến hơn 500.000USD. Quy đổi ra tiền Việt, “cái giá” để Denilson chơi bóng tại Việt Nam 3 tháng trời sẽ lên đến hơn 9 tỷ đồng, bỏ xa kỉ lục chuyển nhượng 7 tỷ đồng mà T&T Hà Nội từng thiết lập khi “rước” Công Vinh về từ xứ Nghệ.
Cố nhiên, những con số này chưa được lãnh đạo CLB thừa nhận. Nhưng kể cả trong trường hợp đội bóng đất Cảng phải chi ra khoản tiền khổng lồ này, thì ngay từ bây giờ, họ đã có thể vỗ tay mừng thắng lợi.
Nhắc lại là hai chứ không phải một, bởi trước khi Denilson cập bến Hải Phòng, đội bóng đất Cảng đã từng nhắm đến một siêu sao khác là Mohamed Kallon, cựu tiền đạo Inter Milan. Thương vụ này đã đổ vỡ vào phút chót như thế nào? XM.HP đã hành động ra sao để chóng vánh thực hiện được cú “áp phe” phá mọi chi phí chuyển nhượng, qua đó “kéo” Denilson vào chuyến phiêu lưu tới “vùng trũng” của bóng đá thế giới? Tất cả, có thể sẽ mãi là bí mật, nếu người ta không tìm thấy trong phi vụ này sự hiện diện của hai nhân vật; một rất nổi tiếng trong giới bóng đá: “Cò” Mauro Omzuka và một hầu như còn rất ít người biết đến.
Bỏ “con cá lớn”
Cái tin Mohamed Kallon có thể về đầu quân cho XM.HP xuất hiện lần đầu tiên vào ngày 20/5/2009. Thời điểm đó, rất nhiều người đã tỏ ra bán tín bán nghi về tính khả thi của thương vụ này. Bởi so với tầm vóc của BĐVN, Mohamed Kallon, cầu thủ từng có 6 năm khoác áo Inter Milan (1998 – 2004), ghi 14 bàn thắng và hiện vẫn đang là tiền đạo số 1 của ĐTQG Sierra Leon, là một ngôi sao quá lớn. Năm 2008, theo thông báo của trang web bóng đá uy tín Goal.com, Kallon vẫn đều đặn nhận từ CLB Al Shaab (UAE) 1 triệu USD/năm (khoảng 18 tỷ đồng).
Nhưng XM.HP không vì mức lương choáng ngợp ấy mà từ bỏ tham vọng có Mohamed Kallon. Thông qua “cò” Mauro Omzuka, lãnh đạo đội bóng đất Cảng đã “bắt” được liên lạc với người đại diện của tiền đạo này. Kallon, vốn đang thất nghiệp, tỏ ra rất hào hứng được thử sức tại V- League. Nhận thấy tín hiệu sáng sủa, XM.HP thậm chí đã thảo sẵn cả hợp đồng qua email, gửi cho Kallon tham khảo. Hai bên đã dự kiến, tiền đạo Sierra Leon sẽ sang Việt Nam kiểm tra y tế vào ngày 27/5. Sau đó tiến hành các thủ tục cần thiết để kí hợp đồng chính thức.
Tuy nhiên, vào phút chót, một tín hiệu khác phát đi từ đất nước Brazil nắng gió lại khiến lãnh đạo XM.HP thay đổi hoàn toàn quyết định của mình. Từ đại bản doanh của đội bóng đất Cảng, chủ tịch Lê Văn Thành đã lệnh cho các cộng sự “dốc toàn lực” để “bắt” bằng được “con cá rất lớn” này. Cũng từ đó, XM.HP “ngãng” hẳn Mohamed Kallon và vụ chuyển nhượng đình đám này đã không bao giờ còn được hoàn tất. Điều đáng nói, chính XM.HP là người đã chủ động “ngãng” ra trong vụ này, chứ không phải Kallon “chê” không muốn đến V- League như báo giới sau này thêu dệt.
Cuộc săn ngoạn mục
...8h tối, trên một bãi biển tuy không tráng lệ như ở Vịnh Mucas nhưng những ai đã một lần đến sẽ có những ấn tượng khó phai - Đồ Sơn-trong khu Resort Hòn Dáu, có 2 người đàn ông đang nhâm nhi đặc sản Mỹ Nhân Ngư, chai Chivas cũng đã hết quá nửa. Người đàn ông thấp, lùn có tên Dương - ông Đỗ Đại Dương - còn người kia là Lean - tên đầy đủ là Leandro De Olivera - cậu chủ của dòng họ nhà De Olivera nổi tiếng bậc nhất Sao Paulo.
- Việc Denilson sao rồi Lean? Anh lo lắm, anh Thành cũng rất lo cho vụ này, dân Hải Phòng đang nhìn vào chúng ta đấy.
Lean cười tươi như thể chưa có chuyện gì xảy ra:
- Em không nói gì nhiều, anh yên tâm, đúng ngày 30/5 này Deni sẽ có mặt ở đây, em hứa với bác Thành rồi!...
Denilson có thi đấu thành công hay không chưa biết!!! Nhưng chỉ riêng việc chiêu mộ được siêu sao này, cộng với vụ “săn” Mohamed Kallon, thương hiệu Xi măng Hải Phòng đã được đánh bóng một cách hữu hiệu. Có lẽ, mùa giải tới, V-League sẽ chứng kiến nhiều CLB học tập XM.HP, bí mật thực hiện những cú “áp phe” tiền tấn và coi đó như một cách hiệu quả để PR thương hiệu.
Đoạn đối thoại trên đây chỉ là một trong những sản phẩm tưởng tượng của CĐV Hải Phòng (trên diễn đàn haiphong - fc.com), nhưng nó cũng là minh chứng đủ cho thấy “cuộc săn con mồi” mang tên Denilson của XM.HP đã diễn ra bí mật và gian nan đến thế nào. Hoàn toàn không có chuyện “mọi thứ đều thuận lợi. Denilson là cầu thủ chuyên nghiệp và chẳng đưa ra yêu cầu gì. Chúng tôi hoàn tất hợp đồng với nhau chỉ trong thời gian một tháng kể từ ngày bắt đầu liên lạc” – như chủ tịch Lê Văn Thành (XM.HP) đã tuyên bố trong ngày ra mắt 2/6.
Ông Thành, trong phát biểu của mình, chỉ tiết lộ chuẩn xác một điểm, đó là thời gian từ lúc đàm phán đến kí hợp đồng. Nhưng trong một tháng ấy, XM.HP đã phải mất ăn mất ngủ không biết bao nhiêu lần vì Denilson. Hành trình để đưa nhà VĐTG 2002 về đất Cảng cũng gian nan đến mức nhiều lúc tưởng lâm vào bế tắc.
Thực tế, đóng vai trò lớn nhất trong cú “áp phe” lịch sử này của XM.HP (như đã nhắc tới ở phần đầu) có hai nhân vật: “Cò” Mauro Omzuka (người Brazil gốc Nhật) và một người chỉ đóng vai trò thông dịch viên, nhưng có mối quan hệ sâu rộng trong làng bóng đá Brazil nhờ có thời gian sống 6 năm ở xứ sở Samba.
Trở lại với vai trò của “cò” Mauro. Thời điểm XM.HP đang “đắm đuối” trong cuộc săn đuổi Mohamed Kallon, chính nhà môi giới này là người đã thông báo cho lãnh đạo đội bóng một thông tin sốt dẻo: Anh trai, đồng thời cũng là nhà quản lí, đại diện của siêu sao Denilson đã thông báo đang đi tìm một “bến đỗ” cho người em trai nổi tiếng của mình.
Suốt trong đêm nhận được thông tin từ Mauro, chủ tịch Lê Văn Thành cùng các cộng sự đã ngồi lại, tổng hợp và phân tích bản lý lịch của siêu sao này. Gần như mê mẩn trước cầu thủ từng giành chức VĐTG, vô địch Copa America và Confederations Cup, ông chủ quyền lực của XM.HP đã đích thân cùng Mauro Omzuka “công cán” sang tận Sao Paolo, nơi Denilson đang nghỉ hè để thương lượng.
Trong lần đầu tiên, mọi việc diễn ra không hề suôn sẻ như ông Thành kì vọng. Bởi anh trai của Denilson cho biết, siêu sao này đang nhận được cùng lúc 3 lời mời hấp dẫn khác từ Hy Lạp, Ai Cập và một nước châu Á. Bên cạnh đó, Denilson cũng không thực sự muốn tới Việt Nam, mảnh đất nằm trong vùng trũng của bóng đá thế giới.
Thất bại nhưng không nản, “cò” Mauro đã giới thiệu cho chủ tịch Lê Văn Thành một “cộng sự” nữa tham gia “cuộc săn”. Mauro đã không lầm, bởi chính nhờ mối quan hệ quen biết giữa người thông dịch này và anh trai của Denilson, chuyến “công cán” thứ hai của chủ tịch Lê Văn Thành đã thu được thành quả đáng kể. Anh trai và cũng là người đại diện của Denilson, về cơ bản đã chấp thuận lời đề nghị (kèm theo các điều khoản tài chính) của XM.HP. Tuy nhiên, quyết định cuối cùng vẫn thuộc về Denilson.
Khoảng thời gian một tuần để Denilson “suy nghĩ”, XM.HP cũng phải “lún” liên tục, khi chấp nhận yêu cầu cấp nhà riêng, xe riêng đi lại và trả lương tháng cho anh trai siêu sao này tại Hải Phòng. Bản thân Denilson, nếu muốn, cũng được hưởng những điều kiện cao cấp tương tự. Đến ngày 26/5, cựu tuyển thủ Brazil chính thức trả lời “chấp thuận đến thi đấu cho XM.HP”. Đội bóng đất Cảng đã thành công trong cuộc săn khó tin đến mức tưởng chừng... hoang tưởng.
Denilson phá kỉ lục chuyển nhượng của bóng đá Việt Nam
“Đây là chuyện tế nhị. Chúng tôi đã thống nhất sẽ không tiết lộ chi phí chuyển nhượng mà XM.HP phải trả và lương mà Denilson sẽ được hưởng trong 3 tháng sắp tới” – chủ tịch Lê Văn Thành phát biểu. Tung hứng theo “sếp”, GĐĐH Đỗ Đại Dương cũng tỏ ra úp mở khi hỏi về phần nhạy cảm này: “Lương của Denilson? Tôi không nói cụ thể được, nhưng chắc chắn nó gấp nhiều lần mức HA.GL đang trả Lee Nguyễn”.
Cách trả lời úp mở ấy của XM.HP càng khiến vụ chuyển nhượng này thêm phần... bí ẩn. Lee Nguyễn đang hưởng lương 10.000USD/tháng (tương đương 170 triệu đồng). Vậy, với cái mức gấp nhiều lần mà ông Dương tự tin khẳng định, Denilson sẽ buộc XM.HP phải tiêu tốn bao nhiêu cho bản hợp đồng 3 tháng (có kèm điều khoản gia hạn – PV) mà anh vừa đặt bút kí?
Bên lề buổi ra mắt của Denilson, một nguồn tin thân cận từ đội bóng đất Cảng tiết lộ: XM.HP đã phải trả phí chuyển nhượng 100.000USD cho mỗi tháng hợp đồng của Denilson. Nhân với 3 tháng trong giai đoạn lượt về, riêng tiền phí mà XM.HP chi ra đã lên tới 300.000USD. Phần tiền này được chuyển thẳng vào tài khoản của anh trai, cũng là người đại diện đã theo chân Denilson tới Hải Phòng.
Bên cạnh phần “cứng” này, mức lương mà Denilson nhận mỗi tháng xấp xỉ 40.000USD. Chưa kể các khoản thưởng “mềm” theo thành tích, tổng chi phí mà XM.HP phải trả cho cú “áp phe” ngoạn mục mà họ thực hiện sẽ lên đến hơn 500.000USD. Quy đổi ra tiền Việt, “cái giá” để Denilson chơi bóng tại Việt Nam 3 tháng trời sẽ lên đến hơn 9 tỷ đồng, bỏ xa kỉ lục chuyển nhượng 7 tỷ đồng mà T&T Hà Nội từng thiết lập khi “rước” Công Vinh về từ xứ Nghệ.
Cố nhiên, những con số này chưa được lãnh đạo CLB thừa nhận. Nhưng kể cả trong trường hợp đội bóng đất Cảng phải chi ra khoản tiền khổng lồ này, thì ngay từ bây giờ, họ đã có thể vỗ tay mừng thắng lợi.
Mã:
http://tintuconline.com.vn/vn/benle/225999/index.html