Tác phẩm của nhiếp ảnh gia này sau đó lập tức đã bị loại khỏi cuộc thi.
Một nhiếp ảnh gia vừa bị loại khỏi cuộc thi ảnh sau khi bức ảnh chim hồng hạc chân thực của anh lại giành chiến thắng trong hạng mục ảnh do AI tạo ra.
Miles Astray đã gửi một bức ảnh chim hồng hạc có phần siêu thực nhưng hoàn toàn là ảnh chụp thật vào hạng mục ảnh AI của Giải thưởng Nhiếp ảnh Màu 1839. Không chỉ lọt vào top 3, bức ảnh này còn chiến thắng giải Bình chọn của công chúng.
"Tôi muốn chứng minh rằng thiên nhiên vẫn có thể vượt qua máy móc và những tác phẩm thực sự từ những người sáng tạo thực thụ vẫn có giá trị", Astray chia sẻ với PetaPixel.
"Sau khi chứng kiến một vài trường hợp gần đây, nơi ảnh do AI tạo ra đánh bại ảnh chụp thật trong các cuộc thi, tôi bắt đầu suy nghĩ về việc đảo ngược câu chuyện và ý nghĩa của nó bằng cách gửi một bức ảnh thật vào cuộc thi ảnh AI."
Cuộc thi nhiếp ảnh màu này có sự tham gia của ban giám khảo đến từ The New York Times, Getty Images, Phaidon Press, Christie's và Maddox Gallery. Dường như không ai trong số họ nhận ra bức ảnh của Astray là ảnh chụp thật.
Cuộc thi nhiếp ảnh màu 1839 có nhiều hạng mục, trong đó AI là hạng mục duy nhất không yêu cầu ảnh chụp bằng máy ảnh. Các hạng mục còn lại tập trung vào các chủ đề nhiếp ảnh quen thuộc hơn như "Kiến trúc", "Vật thể tĩnh" và "Phim/Analog".
Trong email gửi cho PetaPixel, ban tổ chức cuộc thi cho biết họ đánh giá cao "thông điệp mạnh mẽ" của Astray, tuy nhiên tác phẩm của anh đã bị loại vì lý do công bằng với các nghệ sĩ khác. "Các hạng mục của cuộc thi được phân định rõ ràng để đảm bảo tính công bằng và minh bạch cho tất cả người tham gia", đại diện ban tổ chức cho biết.
"Mỗi hạng mục có các tiêu chí riêng biệt mà hình ảnh của thí sinh phải đáp ứng. Tác phẩm của anh Astray không đáp ứng các yêu cầu của hạng mục ảnh do AI tạo ra. Chúng tôi hiểu đó là dụng ý của anh ấy, nhưng chúng tôi không muốn ngăn cản các nghệ sĩ khác có cơ hội chiến thắng trong hạng mục AI. Chúng tôi hy vọng điều này sẽ nâng cao nhận thức (và mang lại thông điệp hy vọng) cho các nhiếp ảnh gia khác đang lo lắng về AI."
Theo Genk
Một nhiếp ảnh gia vừa bị loại khỏi cuộc thi ảnh sau khi bức ảnh chim hồng hạc chân thực của anh lại giành chiến thắng trong hạng mục ảnh do AI tạo ra.
Miles Astray đã gửi một bức ảnh chim hồng hạc có phần siêu thực nhưng hoàn toàn là ảnh chụp thật vào hạng mục ảnh AI của Giải thưởng Nhiếp ảnh Màu 1839. Không chỉ lọt vào top 3, bức ảnh này còn chiến thắng giải Bình chọn của công chúng.
"Tôi muốn chứng minh rằng thiên nhiên vẫn có thể vượt qua máy móc và những tác phẩm thực sự từ những người sáng tạo thực thụ vẫn có giá trị", Astray chia sẻ với PetaPixel.
"Sau khi chứng kiến một vài trường hợp gần đây, nơi ảnh do AI tạo ra đánh bại ảnh chụp thật trong các cuộc thi, tôi bắt đầu suy nghĩ về việc đảo ngược câu chuyện và ý nghĩa của nó bằng cách gửi một bức ảnh thật vào cuộc thi ảnh AI."
Cuộc thi nhiếp ảnh màu này có sự tham gia của ban giám khảo đến từ The New York Times, Getty Images, Phaidon Press, Christie's và Maddox Gallery. Dường như không ai trong số họ nhận ra bức ảnh của Astray là ảnh chụp thật.
Cuộc thi nhiếp ảnh màu 1839 có nhiều hạng mục, trong đó AI là hạng mục duy nhất không yêu cầu ảnh chụp bằng máy ảnh. Các hạng mục còn lại tập trung vào các chủ đề nhiếp ảnh quen thuộc hơn như "Kiến trúc", "Vật thể tĩnh" và "Phim/Analog".
Trong email gửi cho PetaPixel, ban tổ chức cuộc thi cho biết họ đánh giá cao "thông điệp mạnh mẽ" của Astray, tuy nhiên tác phẩm của anh đã bị loại vì lý do công bằng với các nghệ sĩ khác. "Các hạng mục của cuộc thi được phân định rõ ràng để đảm bảo tính công bằng và minh bạch cho tất cả người tham gia", đại diện ban tổ chức cho biết.
"Mỗi hạng mục có các tiêu chí riêng biệt mà hình ảnh của thí sinh phải đáp ứng. Tác phẩm của anh Astray không đáp ứng các yêu cầu của hạng mục ảnh do AI tạo ra. Chúng tôi hiểu đó là dụng ý của anh ấy, nhưng chúng tôi không muốn ngăn cản các nghệ sĩ khác có cơ hội chiến thắng trong hạng mục AI. Chúng tôi hy vọng điều này sẽ nâng cao nhận thức (và mang lại thông điệp hy vọng) cho các nhiếp ảnh gia khác đang lo lắng về AI."
Theo Genk