Facebook sẽ kết thúc các chương trình nghiên cứu thị trường của mình và chủ động xóa bỏ ứng dụng Onavo VPN khỏi Google Play Store bởi những phản ứng dữ dội của người dùng sau khi TechCrunch thực hiện điều tra về việc ứng dụng này được sử dụng trong Facebook Research để thu thập các thông tin về thanh thiếu niên.
Ứng dụng Onavo Protect sẽ ngừng hoạt động và ngay lập tức ngưng thu thập dữ liệu người dùng cho các hoạt động nghiên cứu thị trường, dù ứng dụng này tạm thời vẫn hoạt động như một ứng dụng VPN để người dùng tìm những phương án thay thế khác.
Facebook cũng sẽ chấm dứt việc chiêu mộ người dùng mới cho ứng dụng Facebook Reasearch hiện vẫn chạy trên Android, sau khi Apple xóa bỏ ứng dụng này trên iOS do vi phạm chương trình Apple Enterprise Certificate. Tuy nhiên, những nghiên cứu đã được bắt đầu ở trước thời điểm này vẫn sẽ tiếp tục được duy trì.
Facebook mô tả Onavo như một cách để "giới hạn các ứng dụng sử dụng dữ liệu nền" và "sử dụng mạng VPN an toàn cho thông tin cá nhân của người dùng" nhưng họ cũng lưu ý rằng ứng dụng này sẽ thu thập "thời gian người dùng sử dụng ứng dụng, dữ liệu di động và Wi-Fi cho mỗi ứng dụng, các trang web người dùng truy cập cũng như quốc gia, thiết bị hay loại mạng bạn đang truy cập". Người phát ngôn của Facebook xác nhận thay đổi này, đồng thời tuyên bố: "Nghiên cứu thị trường giúp các công ty mang lại những sản phẩm tốt hơn cho người dùng. Chúng tôi đang chuyển trọng tâm sang việc nghiên cứu thị trường dựa trên phần thưởng. Điều này cũng đồng nghĩa rằng chúng tôi sẽ dừng hoàn toàn chương trình Onavo".
Hồi 2013, Facebook đã mua lại Onavo với mức giá 200 triệu USD nhằm biến ứng dụng VPN này trở thành công cụ thu thập dữ liệu của người dùng. Những dữ liệu này đã tiết lộ lượng tin nhắn gửi đi từ WhatsApp mỗi ngày nhiều hơn gấp đôi so với Messenger. Đó là lý do mà Facebook chịu chi ra 19 tỉ USD để mua lại WhatsApp. Facebook tiếp tục "quảng bá" Onavo như một cách để giảm đi lưu lượng dữ liệu người dùng sử dụng, ngăn chặn các trang web nguy hiểm, đảm bảo an toàn cho người dùng không bị rình mò, trong khi chính Facebook lại đang phân tích những thông tin đó. Những thông tin này đã giúp họ nhận biết được xu hướng mới trong việc sử dụng điện thoại di động, lưu ý đến các đối thủ cạnh tranh và nhanh chóng tìm ra tính năng hoặc ứng dụng nào cần thiết để sao chép. Việc sao chép đã trở thành chiến lược sản phẩm cốt lõi của Facebook trong nhiều năm qua, ví dụ như lấy tính năng Stories của Snapchat cho Instagram và nó phát triển nhanh hơn so với phiên bản gốc.
Nhưng năm ngoái, các mối quan tâm về sự riêng tư đã khiến Apple phải bắt buộc Facebook loại bỏ ứng dụng Onavo VPN trên App Store, dù nó vẫn được duy trì trên Google Play Store. Nhưng Facebook đã thầm lặng tái sử dụng mã nguồn Onavo cho ứng dụng Facebook Research. TechCrunch phát hiện, Facebook sẽ trả cho người dùng ở độ tuổi từ 13 đến 35 tại Mỹ và Ấn Độ tối đa 20 USD bằng một thẻ quà tặng hàng tháng để cung cấp cho VPN quyền truy cập để theo dõi toàn bộ dữ liệu di động của họ.
Facebook đã "giấu" hoạt động của mình bằng những dịch vụ beta trung gian như Betabound hay Applause. Facebook quảng cáo trên Instagram, Snapchat hay các chương trình khác để quảng bá việc tuyển dụng người dùng tham gia trường trình Facebook Rearch và đảm bảo người dùng sẽ không tiết lộ chương trình này. Một phát ngôn viên của Facebook tuyên bố rằng "không có gì là bí mật về điều này", nhưng sẽ "dính dáng" đến pháp lý nếu người dùng thảo luận công khai về chương trình Research.
Thế nhưng, vấn đề lớn nhất đối với Facebook là việc lạm dụng chương trình Enterprise Cerificate của Apple vốn chỉ phân phối các ứng dụng dành cho nhân viên thì họ lại sử dụng nó để đưa ứng dụng ra bên ngoài nội bộ công ty. Điều này khiến Apple loại bỏ ứng dụng Research khỏi iOS và vô hiệu hóa luôn chứng chỉ của Facebook, đồng thời khiến các công cụ iOS nội bộ của Facebook, những phiên bản thử nghiệm ứng dụng của họ và thậm chí là lịch trình đưa đón của họ trong 30 giờ bị "tắt hoàn toàn", gây ra sự hỗn loạn tại nhiều văn phòng của gã khổng lồ này.
Để tránh các vụ bê bối khác xung quanh ứng dụng Onavo và Facebook Research, Facebook đã tự tay mình "kết liễu" Onavo khỏi Play Store và ngừng tuyển tester cho Research. Có thể nói, đây là một động thái tự nguyện khá bất ngờ.
Không có Onavo, Facebook sẽ mất đi một "trợ thủ đắc lực" trong việc nghiên cứu thị trường, và tìm kiếm những sáng kiến mới sẽ trở nên khó khăn và đắt đỏ hơn. Facebook đã thực hiện rất nhiều khảo sát và các chương trình phản hồi người dùng khác trong thập kỉ qua nhằm tìm hiểu nơi nào họ có thể cải thiện hay thực hiện những cải tiến nào. Sao chép tính năng, mua lại các công ty khác như WhatsApp hay Instagram là yếu tố đặc biệt quan trọng đối với sự thành công của Facebook.
Hy vọng rằng trong tương lai, Facebook sẽ minh bạch hơn trong hoạt động thu thập dữ liệu của mình. Bởi đối với một công ty mà nguồn sống dựa trên sự tin tưởng của người dùng, Facebook vẫn còn một chặng đường rất dài để có thể lấy lại được niềm tin ấy.
Ứng dụng Onavo Protect sẽ ngừng hoạt động và ngay lập tức ngưng thu thập dữ liệu người dùng cho các hoạt động nghiên cứu thị trường, dù ứng dụng này tạm thời vẫn hoạt động như một ứng dụng VPN để người dùng tìm những phương án thay thế khác.
Facebook cũng sẽ chấm dứt việc chiêu mộ người dùng mới cho ứng dụng Facebook Reasearch hiện vẫn chạy trên Android, sau khi Apple xóa bỏ ứng dụng này trên iOS do vi phạm chương trình Apple Enterprise Certificate. Tuy nhiên, những nghiên cứu đã được bắt đầu ở trước thời điểm này vẫn sẽ tiếp tục được duy trì.
Facebook mô tả Onavo như một cách để "giới hạn các ứng dụng sử dụng dữ liệu nền" và "sử dụng mạng VPN an toàn cho thông tin cá nhân của người dùng" nhưng họ cũng lưu ý rằng ứng dụng này sẽ thu thập "thời gian người dùng sử dụng ứng dụng, dữ liệu di động và Wi-Fi cho mỗi ứng dụng, các trang web người dùng truy cập cũng như quốc gia, thiết bị hay loại mạng bạn đang truy cập". Người phát ngôn của Facebook xác nhận thay đổi này, đồng thời tuyên bố: "Nghiên cứu thị trường giúp các công ty mang lại những sản phẩm tốt hơn cho người dùng. Chúng tôi đang chuyển trọng tâm sang việc nghiên cứu thị trường dựa trên phần thưởng. Điều này cũng đồng nghĩa rằng chúng tôi sẽ dừng hoàn toàn chương trình Onavo".
Hồi 2013, Facebook đã mua lại Onavo với mức giá 200 triệu USD nhằm biến ứng dụng VPN này trở thành công cụ thu thập dữ liệu của người dùng. Những dữ liệu này đã tiết lộ lượng tin nhắn gửi đi từ WhatsApp mỗi ngày nhiều hơn gấp đôi so với Messenger. Đó là lý do mà Facebook chịu chi ra 19 tỉ USD để mua lại WhatsApp. Facebook tiếp tục "quảng bá" Onavo như một cách để giảm đi lưu lượng dữ liệu người dùng sử dụng, ngăn chặn các trang web nguy hiểm, đảm bảo an toàn cho người dùng không bị rình mò, trong khi chính Facebook lại đang phân tích những thông tin đó. Những thông tin này đã giúp họ nhận biết được xu hướng mới trong việc sử dụng điện thoại di động, lưu ý đến các đối thủ cạnh tranh và nhanh chóng tìm ra tính năng hoặc ứng dụng nào cần thiết để sao chép. Việc sao chép đã trở thành chiến lược sản phẩm cốt lõi của Facebook trong nhiều năm qua, ví dụ như lấy tính năng Stories của Snapchat cho Instagram và nó phát triển nhanh hơn so với phiên bản gốc.
Nhưng năm ngoái, các mối quan tâm về sự riêng tư đã khiến Apple phải bắt buộc Facebook loại bỏ ứng dụng Onavo VPN trên App Store, dù nó vẫn được duy trì trên Google Play Store. Nhưng Facebook đã thầm lặng tái sử dụng mã nguồn Onavo cho ứng dụng Facebook Research. TechCrunch phát hiện, Facebook sẽ trả cho người dùng ở độ tuổi từ 13 đến 35 tại Mỹ và Ấn Độ tối đa 20 USD bằng một thẻ quà tặng hàng tháng để cung cấp cho VPN quyền truy cập để theo dõi toàn bộ dữ liệu di động của họ.
Facebook đã "giấu" hoạt động của mình bằng những dịch vụ beta trung gian như Betabound hay Applause. Facebook quảng cáo trên Instagram, Snapchat hay các chương trình khác để quảng bá việc tuyển dụng người dùng tham gia trường trình Facebook Rearch và đảm bảo người dùng sẽ không tiết lộ chương trình này. Một phát ngôn viên của Facebook tuyên bố rằng "không có gì là bí mật về điều này", nhưng sẽ "dính dáng" đến pháp lý nếu người dùng thảo luận công khai về chương trình Research.
Thế nhưng, vấn đề lớn nhất đối với Facebook là việc lạm dụng chương trình Enterprise Cerificate của Apple vốn chỉ phân phối các ứng dụng dành cho nhân viên thì họ lại sử dụng nó để đưa ứng dụng ra bên ngoài nội bộ công ty. Điều này khiến Apple loại bỏ ứng dụng Research khỏi iOS và vô hiệu hóa luôn chứng chỉ của Facebook, đồng thời khiến các công cụ iOS nội bộ của Facebook, những phiên bản thử nghiệm ứng dụng của họ và thậm chí là lịch trình đưa đón của họ trong 30 giờ bị "tắt hoàn toàn", gây ra sự hỗn loạn tại nhiều văn phòng của gã khổng lồ này.
Để tránh các vụ bê bối khác xung quanh ứng dụng Onavo và Facebook Research, Facebook đã tự tay mình "kết liễu" Onavo khỏi Play Store và ngừng tuyển tester cho Research. Có thể nói, đây là một động thái tự nguyện khá bất ngờ.
Không có Onavo, Facebook sẽ mất đi một "trợ thủ đắc lực" trong việc nghiên cứu thị trường, và tìm kiếm những sáng kiến mới sẽ trở nên khó khăn và đắt đỏ hơn. Facebook đã thực hiện rất nhiều khảo sát và các chương trình phản hồi người dùng khác trong thập kỉ qua nhằm tìm hiểu nơi nào họ có thể cải thiện hay thực hiện những cải tiến nào. Sao chép tính năng, mua lại các công ty khác như WhatsApp hay Instagram là yếu tố đặc biệt quan trọng đối với sự thành công của Facebook.
Hy vọng rằng trong tương lai, Facebook sẽ minh bạch hơn trong hoạt động thu thập dữ liệu của mình. Bởi đối với một công ty mà nguồn sống dựa trên sự tin tưởng của người dùng, Facebook vẫn còn một chặng đường rất dài để có thể lấy lại được niềm tin ấy.
Theo Vn review