terabyte
Banned
Màn hình là một trong những yếu tố quyết định sự thành bại đối với một chiếc điện thoại. Khi ra mắt Note 2, rất nhiều người hâm mộ đã kì vọng Samsung sẽ sử dụng màn hình Super AMOLED Plus trong S2 thay vì Super AMOLED của S3 nhưng cuối cùng, hãng điện tử Hàn Quốc lựa chọn một công nghệ mới hoàn toàn. Vậy công nghệ Super AMOLED mới này có vượt qua được người tiền nhiệm hay không, bài viết này sẽ cho bạn câu trả lời:
Trước hết chúng ta phải làm rõ một điều, trên lý thuyết Galaxy Note 2 có độ phân giải thấp hơn người tiền nhiệm của mình (1280x720 so với 1280x800). Dù kích thước lên đế 5,5 inch, diện tích hiển thị cũng chỉ tăng 2%. Đó là chưa kể đến độ nét cũng giảm từ 285 ppi xuống còn 267 ppi. Trên giấy tờ là như thế nhưng thực tế thì ngược lại.
Vài nét về công nghệ OLED
Như chúng ta đã biết, công nghệ OLED có nhược điểm là những điểm ảnh màu xanh dương có tuổi thọ kém hơn rất nhiều so với xanh lá và đỏ. Đây chính là lý do ngăn cản Samsung áp dụng thiết kế RGB thông thường đối với màn hình độ phân giải cao.
Màn hình PenTile là giải pháp đầu tiên để giải quyết vấn đề đau đầu này. Với cách sắp xếp như hình bên dưới, mỗi điểm ảnh sẽ có 2 điểm ảnh phụ xanh lá và đỏ và nếu cần thiết thì mới "mượn" điểm ảnh màu xanh dương kế bên. Điều này hạn chế số lượng điểm ảnh xanh dương cũng như kéo dài tuổi thọ màn hình.
So với cấu trúc RGB thông thường của LCD, PenTile thiếu đi sự sắc nét trong hình ảnh do chỉ có 2 điểm ảnh phụ (hay chính xác là 2,5) cũng như khoảng cách giữa các điểm ảnh cách nhau khá xa. Điều này rất dễ nhận ra đối với các màn hình độ phân giải thấp (Galaxy S, Motorola Droid Rarz, Lumia 900...) nhưng khi lên đến HD thì chỉ có những ai tin mắt mới nhận ra được. Dù vậy, vẫn có rất nhiều người chê bai vì đơn giản là nó không hoàn hảo.
Super AMOLED của Note 2:
Thay vì hạn chế như các sản phẩm trước, Samsung quyết định đi theo một hướng mới. Bằng cách làm cho điểm ảnh màu xanh dương lớn hơn so với 2 màu còn lại, hãng điện tử Hàn Quốc giúp cân bằng hiệu năng và tuổi thọ của nó. To hơn đồng nghĩa với điểm ảnh này sẽ phát sáng ít hơn nên làm chậm sự thoái hóa nhưng vẫn không ảnh hưởng đến sự cân bằng màu sắc.
Với cách sắp xếp 1 điểm ảnh phụ xanh dương dọc kết hợp 2 điểm ảnh phụ xanh lá và đỏ ngang, 1 điểm ảnh của Galaxy Note 2 có đầy đủ 3 điểm ảnh phụ. Mặc dù không nét và cân bằng như RGB của LCD, đây vẫn là một bước đột phá vượt bậc của Samsung.
Hình bên trên nhìn ngoài thực tế là màu trắng (kết hợp của 3 màu xanh lá, xanh dương và đỏ). Công nghệ PenTile buộc phải mượn điểm ảnh màu xanh dương kế bên mới có thể tạo được màu trắng, kết quả là kích thước chữ bị to ra trong khi Super AMOLED của Note 2 thì không cần thiết.
Một điều đáng chú khác là nhờ cách sắp xếp kì lạ của mình, điểm ảnh của Note 2 gần nhau giúp hình ảnh cho ra cũng nét hơn PenTile. Tuy nhiên, màu sắc sẽ bị biến đổi ở những góc nhọn, bạn phải chú ý rất kĩ mới có thể nhận ra khi sử dụng.
Một điểm khá thú vị của màn hình Note 2 là dù chế độ tự động được bật lên, thanh điều chỉnh độ sáng vẫn hoạt động giúp bạn có thể tùy chỉnh theo ý mình, trong khi máy điều tiết dựa trên môi trường xung quanh. Độ sáng tối đa cũng nhỉnh hơn so với S3 và Note 1.
Lời kết:
Vẫn giữ nguyên tên gọi Super AMOLED, màn hình Note 2 là một bước đột phá trong công nghệ màn hình của Samsung. Tuy trên lý thuyết vẫn chưa đạt đến độ nét và khả năng hiển thị màu sắc hoàn hảo như LCD, chất lượng hình ảnh thực tế của siêu phẩm này vẫn thuyết phục được phần lớn người tiêu dùng.
|
Trước hết chúng ta phải làm rõ một điều, trên lý thuyết Galaxy Note 2 có độ phân giải thấp hơn người tiền nhiệm của mình (1280x720 so với 1280x800). Dù kích thước lên đế 5,5 inch, diện tích hiển thị cũng chỉ tăng 2%. Đó là chưa kể đến độ nét cũng giảm từ 285 ppi xuống còn 267 ppi. Trên giấy tờ là như thế nhưng thực tế thì ngược lại.
Vài nét về công nghệ OLED
Như chúng ta đã biết, công nghệ OLED có nhược điểm là những điểm ảnh màu xanh dương có tuổi thọ kém hơn rất nhiều so với xanh lá và đỏ. Đây chính là lý do ngăn cản Samsung áp dụng thiết kế RGB thông thường đối với màn hình độ phân giải cao.
Màn hình PenTile là giải pháp đầu tiên để giải quyết vấn đề đau đầu này. Với cách sắp xếp như hình bên dưới, mỗi điểm ảnh sẽ có 2 điểm ảnh phụ xanh lá và đỏ và nếu cần thiết thì mới "mượn" điểm ảnh màu xanh dương kế bên. Điều này hạn chế số lượng điểm ảnh xanh dương cũng như kéo dài tuổi thọ màn hình.
|
So với cấu trúc RGB thông thường của LCD, PenTile thiếu đi sự sắc nét trong hình ảnh do chỉ có 2 điểm ảnh phụ (hay chính xác là 2,5) cũng như khoảng cách giữa các điểm ảnh cách nhau khá xa. Điều này rất dễ nhận ra đối với các màn hình độ phân giải thấp (Galaxy S, Motorola Droid Rarz, Lumia 900...) nhưng khi lên đến HD thì chỉ có những ai tin mắt mới nhận ra được. Dù vậy, vẫn có rất nhiều người chê bai vì đơn giản là nó không hoàn hảo.
Super AMOLED của Note 2:
|
Thay vì hạn chế như các sản phẩm trước, Samsung quyết định đi theo một hướng mới. Bằng cách làm cho điểm ảnh màu xanh dương lớn hơn so với 2 màu còn lại, hãng điện tử Hàn Quốc giúp cân bằng hiệu năng và tuổi thọ của nó. To hơn đồng nghĩa với điểm ảnh này sẽ phát sáng ít hơn nên làm chậm sự thoái hóa nhưng vẫn không ảnh hưởng đến sự cân bằng màu sắc.
Với cách sắp xếp 1 điểm ảnh phụ xanh dương dọc kết hợp 2 điểm ảnh phụ xanh lá và đỏ ngang, 1 điểm ảnh của Galaxy Note 2 có đầy đủ 3 điểm ảnh phụ. Mặc dù không nét và cân bằng như RGB của LCD, đây vẫn là một bước đột phá vượt bậc của Samsung.
|
Hình bên trên nhìn ngoài thực tế là màu trắng (kết hợp của 3 màu xanh lá, xanh dương và đỏ). Công nghệ PenTile buộc phải mượn điểm ảnh màu xanh dương kế bên mới có thể tạo được màu trắng, kết quả là kích thước chữ bị to ra trong khi Super AMOLED của Note 2 thì không cần thiết.
Một điều đáng chú khác là nhờ cách sắp xếp kì lạ của mình, điểm ảnh của Note 2 gần nhau giúp hình ảnh cho ra cũng nét hơn PenTile. Tuy nhiên, màu sắc sẽ bị biến đổi ở những góc nhọn, bạn phải chú ý rất kĩ mới có thể nhận ra khi sử dụng.
|
Một điểm khá thú vị của màn hình Note 2 là dù chế độ tự động được bật lên, thanh điều chỉnh độ sáng vẫn hoạt động giúp bạn có thể tùy chỉnh theo ý mình, trong khi máy điều tiết dựa trên môi trường xung quanh. Độ sáng tối đa cũng nhỉnh hơn so với S3 và Note 1.
Lời kết:
Vẫn giữ nguyên tên gọi Super AMOLED, màn hình Note 2 là một bước đột phá trong công nghệ màn hình của Samsung. Tuy trên lý thuyết vẫn chưa đạt đến độ nét và khả năng hiển thị màu sắc hoàn hảo như LCD, chất lượng hình ảnh thực tế của siêu phẩm này vẫn thuyết phục được phần lớn người tiêu dùng.
Theo gsmarena
Chỉnh sửa lần cuối: