terabyte
Banned
|
Thành Rome không thể xây trong một ngày thì SSD cũng không chiếm lĩnh thế giới trong một năm. Ngày nay bạn có thể thấy nó ở khắp nơi, từ chiếc máy MP3 nhỏ bé cho đến những chiếc máy tính to lớn. Nhưng để có được vị thế như vậy, SSD hay nói đúng hơn là bộ nhớ flash đã trải qua một quá trình phát triển vô cùng khó khăn.
1/ Khởi đầu thấp kém:
|
Bạn có nhớ những chiếc MP3 Trung Quốc giá rẻ dung lượng chỉ khoảng chục MB xuất hiện các đây nhiều năm? Đó chính là khởi đầu của SSD đắt tiền ngày nay. Hãy tự hỏi bản thân mình, ngày ấy bạn sắm chúng liệu có biết dữ liệu bên trong là bộ nhớ flash hay không? Trừ những người trong ngành, có lẽ câu trả lời sẽ là không, hay đúng hơn là chẳng thèm quan tâm đến thứ rẻ tiền ấy thật sự là gì.
Vâng, SSD đã khởi đầu một cách vô danh như thế, mọi người vẫn dùng nhưng chẳng quan tâm nó là gì.
2/ Nhưng nắm bắt được cơ hội:
Hãng đã tạo cơ hội cho bộ nhớ flash, tiền thân của SSD, chính là Apple, hay đúng hơn là chiếc iPod huyền thoại của họ.
|
Năm 2001, Apple cho ra mắt iPod thế hệ đầu tiên. Chiếc máy nghe nhạc này sử dụng HDD 1.8” do Toshiba sản xuất cùng với việc loại bỏ thiết bị kết nối không dây giúp nó có thân hình nhỏ gọn nhất so với các đối thủ. Dĩ nhiên, vì vậy mà dung lượng nhỏ và không có khả năng đồng bộ không dây.
|
Máy MP3 nổi tiếng nhất lúc ấy là Creative Nomad. Thân hình to lớn của chiếc máy này có khả năng chứa ổ cứng dung lượng lớn hơn nhiều so với iPod và dĩ nhiên là số chức năng cũng vượt trội hơn hẳn.
Sự chênh lệch này đã dẫn đến một trong những câu nhận xét nổi tiếng nhất trong lịch sử internet:
CmdrTaco chính là Rob Malda, biên tập và cũng là nhà sáng lập của trang Slashdot. Câu trên có hàm ý là iPod không thể đồng bộ hóa không dây (chức năng mà cho tới tận ngày hôm nay mới được tích hợp) và bộ nhớ nhỏ hơn Nomad nên nó là một thiết bị tồi.
Dĩ nhiên, thực tế đã chứng minh điều hoàn toàn ngược lại. iPod thành công rực rỡ đã mở đầu cho sự trở lại của Apple (thời đó đang sa sút trầm trọng). Điều này là dấu hiệu đầu tiên của việc flash và các thiết bị nhỏ gọn sẽ thống trị thị trường sau này.
3/Và dựa vào định luật Moore:
Nếu không phải là người tìm hiểu về công nghệ, chắc hẳn bạn sẽ chẳng biết ông ấy là ai. Gordon E. Moore, nhà đồng sáng lập của Intel là người đã thể hiện định luật này trên giấy vào năm 1965.
|
Theo bản vẽ trên giấy, mỗi năm, số lượng thành phần trong mạch điện tử đều tăng lên gấp đôi kể từ năm phát minh 1958 cho đến 1965. Ông dự đoán rằng xu hướng này sẽ kéo dài thêm 10 năm nữa. Thực tế, định luật này đã đúng cho đến tận ngày ngày nay.
Trong cùng một diện tích, mỗi năm trôi qua số lượng transistor (bóng bán dẫn) đều tăng lên gấp đôi. Đối với khả năng lưu trữ của thiết bị động, HDD đã là sự lựa chọn trong một thời gian dài. Từ 1.85” năm 2001 của iPod rồi 0.85” được Toshiba giới thiệu năm 2004, cho đến tận 2005, tất cả các thiết bị di động gần như sẽ được trang bị HDD. Samsung cùng nhiều nhà sản xuất hàng đầu khác đã huy động tất cả nguồn lực lên kế hoạch chế tạo các HDD siêu nhỏ (Microdrive)
4/Chinh phục từ các thiết bị di động:
Năm 2007, Apple một lần nữa trở thành cứu tin của SSD. iPhone, siêu phẩm đã và đang thống trị thị trường điện thoại thông minh ra ra mắt với bộ nhớ hoàn toàn bằng flash NAND. Sự thành công rực rỡ của nó không những đưa bộ nhớ flash lên đỉnh cao mà xóa sổ gần hoàn toàn sự hiện hữu của HDD trong thiết bị di động.
Các nhà sản xuất đã nhận thấy rằng HDD không thể tiếp tục thu nhỏ lại được nữa. Một mặt khác, dù thiết kế tốt tới đâu, việc di chuyển vẫn là kẻ thù lớn nhất đối với các linh kiện chuyển động bên trong. Một HDD tốt nhất cũng không thể bền bằng flash khi bị tác động bên ngoài.
Ngày nay trừ laptop, bộ nhớ flash gần như là sự lựa chọn duy nhất cho thiết bị di dộng. Từ máy MP3 cho tới ultrabook, ta có thể dễ dàng tìm thấy bộ nhớ flash với dung lượng cao.
5/Cho tới hệ điều hành:
Một điều mà chúng ta dễ dàng nhận thấy là dù rất phổ biến, phải chờ cho đến khi Apple trình diễn khả năng ấn tượng của Macbook Air 2011 thì bộ nhớ flash mới chính thức trở thành SSD như ta biết ngày nay.
|
Trước khi SSD ra đời, việc chống phân mảnh ổ cứng giúp cho Windows có tốc độ cao hơn. Rồi công nghệ phát triển, hệ điều hành trở nên thông minh và có khả năng chống phân mảnh tự động ngay từ khi nó bắt đầu xuất hiện. Điển hình như ở Windows 7, bạn sẽ rất ít khi gặp hiện tượng HDD bị phân mảnh quá nhiều.
Ngoài hệ điều hành Windows, tranh cãi nổ ra về file hệ thống HFS+ của USENET, sau này là Mac OSX có cần thiết phải chống phân mảnh hay không. Câu trả lời từ phía Apple khá mơ hồ với hàm ý là không nhưng đôi lúc vẫn phải làm. Mac OSX 10.3 ra đời với khả năng chống phân mảnh giới hạn trong 2 chế độ. Chế độ đầu tiên là chuyển các file bị phân mảnh hơn 8 phần có dung lượng dưới 20 MB vào vùng không bị. Chế độ thứ 2 là chuyển những file thường sử dụng tới vùng nhanh nhất của HDD.
Các file hệ thống của Linux/GNU là ext3 và ext4 cũng như HFS+ là có thể chống phân mảnh bằng tay, tuy nhiên do có khả năng quản lý tốt nên việc này không cần làm thường xuyên.
|
Chống phân mảnh ổ cứng (defragment disk) là một hoạt động cấp độ hệ thống. Tình trạng phân mảnh xảy ra do HDD luôn chép file vào chỗ trống, không cần biết là nó liền mạch với phần trước hay không. Trong thời gian sử dụng, dữ liệu bên trong ổ cứng sẽ bị thay đổi khiến nhiều lỗ hổng xuất hiện, càng nhiều thì ổ đĩa sẽ càng phân mảnh. Khi đọc một file bị phân mảnh, kim đọc sẽ phải dò toàn ổ cứng để kiếm đủ dữ liệu, điều này khiến HDD đã chậm lại càng chậm hơn.
Với SSD thì khác, bạn có thể đọc lại phần 2 để tìm hiểu nguyên tắc hoạt động của nó. Trên thực tế, càng chống phân mảnh thì SSD của bạn sẽ càng chết nhanh. May mắn là Windows 7 sẽ vô hiệu hóa chức năng chống phân mảnh tự động khi phát hiện bạn kết gắn SSD. Mac OSX cũng tương tự, ít nhất là đối với SSD được Apple cho phép, file “.hotfiles.btree” sử dụng cho phương pháp phân mảnh thứ 2 sẽ bị xóa trên SSD của Mac. Linux/GNU không có chế độ chống phân mảnh tự động.
Những hệ điều hành cũ như Windows XP hay Vista thì là một chuyện khác, bạn chỉnh sửa trong registry để tắt chế độ chống phân mảnh tự động. Không những vậy, do 2 hệ điều hành này luôn cố gắn chuyển file thường sử dụng ra vùng nhanh nhất của ổ đĩa, các trang dữ liệu của SSD bị thay đổi liên tục khiến tuổi thọ giảm mà hiệu năng cũng đi xuống. Bạn lại phải điều chỉnh trong registry.
Tóm lại một cách đơn giản, không nên sử dụng SSD cho các hệ điều hành cũ hơn Windows 7.
6/Lời kết:
Trong bài chính là quá trình mà SSD từ công nghệ flash vô danh biến thành sự lựa chọn hàng đầu cho việc lưu trữ. Một điều rất dễ nhận thấy là khi người ta trên đỉnh cao, họ luôn làm tất cả điều mình có thể để giữ vững vị trí ấy. SSD cũng tương tự. Hãy đón đọc phần tiếp theo để xem SSD ngày nay đã làm gì để tăng hiệu năng cũng như kéo dài tuổi thọ của chúng.
Theo arstechnica
Chỉnh sửa lần cuối: