Bí ẩn của SSD - Phần 1: Sức mạnh từ NAND

terabyte

Banned
538879-albums25832-picture60056.jpg

SSD hay ổ cứng thể rắn là một khái niệm quen thuộc đối với chúng ta. Hầu như ai cũng biết nó là tập hợp của các chip nhớ NAND được điều khiển bởi một controller nhưng mọi việc có thật sự đơn giản như vậy? Bài viết này sẽ giúp bạn khám phá những bí ẩn nằm sâu bên trong một cách dễ hiểu nhất.

Không phải ngẫu nhiên mà nhắc tới SSD là nhắc tới chip nhớ flash NAND. Đơn giản vì đó chính là nguồn gốc tốc độ khủng khiếp mà hiện nay các ổ cứng thể rắn đạt được.

Nguyên lý hoạt động của NAND

538879-albums25832-picture60159.jpg

Dữ liệu máy tính được lưu ở dạng nhị phân ( 0 và 1). Nói một cách đơn giản, thì hãy xem dữ liệu là một dãy đèn, cái nào sáng thể hiện số 1, tắt là số 0. Đối với ổ cứng thường, các rãnh lồi lõm trong đĩa từ đảm nhận việc lưu trữ được đọc bởi một đầu kim. NAND sử dụng các cell –có nhiệm vụ tương tự như bóng đèn - được sắp xếp như hình phía trên. Với “word line” là cổng vào của nguồn điện và “bit line” là cổng ra. Mỗi hàng word line được gọi là page – trang dữ liệu.

538879-albums25832-picture60160.jpg

Khi truy cập dữ liệu trên page, dòng diện sẽ được truyền từ wordline của page đến từng cell. Cell tích điện ( đèn sáng) sẽ cho dòng diện tiếp tục chạy qua cho đến hết bit line, kết quả thu được sẽ là 0. Cell không tích điện sẽ ngăn dòng điện chạy qua bit line, kết quả thu được sẽ là 1. Thông tin được đọc trực tiếp từ dòng điện chứ không thông qua trung gian như HDD kiến tốc độ tăng lên đáng kể.

Bộ nhớ thông thường có trung bình từ 32 tới 256 bitline và 4096 tới 65536 wordline để tạo thành 1 block. Mỗi hàng(wordline) trong block chính là một page –trang dữ liệu. Trên thực tế số lượng page sẽ nhiều hơn một chút để chứa các thông tin sửa lỗi.

NAND trong lưu trữ: đọc từng page – xóa từng block

Một ổ cứng chế tạo với công nghệ 20-25nm quản lý dữ liệu theo từng page, mỗi page có thể chứa 8192 byte dữ liệu. Trong khi đó, hệ điều hành quản lý theo cluster – những mảnh nhỏ cấu tạo nên một file - có kích thước từ 4096 hoặc 8192 byte. Sự đồng nhất này giúp tốc độ xử lý toàn hệ thống trở nên nhanh hơn.

SSD chỉ có khả năng đọc, xóa chứ không thể ghi đè dữ liệu

538879-albums25832-picture60161.jpg

Để mình giải thích hình trên nhé! Bắt đầu từ hình ngoài cùng bên trái phía dưới, để thay đổi dữ liệu, đầu tiên thông tin được cập nhật (change) được viết lên một page mới hoàn toàn (new page). Phần cũ (stale page) không bị xóa mà sẽ bị ẩn đi, tương tự như bạn xóa file vô thùng rác vậy. Khi tiếp tục thêm dữ liệu (new stuff) vượt quá khả năng chứa của block, SSD sẽ xử lý bằng 2 bước.

Bước 1: Đưa dữ liệu vào bộ nhớ đệm và sắp xếp lại như ở hai hình phía trên.

Bước 2: Xóa toàn bộ block rồi chép lại dữ liệu đã sắp xếp.

Việc này lý giải việc các ổ SSD cũ hay chép quá đầy sẽ giảm tốc độ trong một số trường hợp nhất định.

Không phải cell nào cũng như nhau: MLC và SLC

Điểm đặc biệt của các cell trong SSD là không chỉ có khả năng lưu điện mà còn ở từng mức độ khác nhau. Từ đó khái niệm MLC và SLC ra đời. SLC – single-layer cell – là loại cell chỉ chứa một mức điện nhất định giúp giảm lỗi cũng như độ bền - điểm yếu nhất so với HDD. Chỉ có những loại SSD chuyên dụng cho doanh nghiệp mới sử dụng loại này và có giá thấp nhất tới $3000 cho 200GB. MLC – multi-layer cell- có khả lưu nhiều mức điện giúp tăng dữ liệu lưu được trên cùng một cell đổi lại là sự phức tạp và nhiều vấn đề nan giải về độ bền. Các SSD thông dụng đều sử dụng MLC.

538879-albums25832-picture60129.jpg

Bạn muốn biết vì sao ổ SSD có độ bền kém hơn HDD và nguyên nhân dẫn đến cái chết của chúng thì hãy đọc phần 2 nhé!

Theo arstechnica
 
Chỉnh sửa lần cuối:

thanhtung90

Active Member
Ðề: Bí ẩn của SSD - Phần 1: Sức mạnh từ NAND

Hay, nhưng chả hiểu gì cả, mang tính kĩ thuật quá *_*.
 

ongiagan

Active Member
Ðề: Bí ẩn của SSD - Phần 1: Sức mạnh từ NAND

đợi phần 2 của bác cho sáng mắt ra.
 

chauint

Active Member
Ðề: Bí ẩn của SSD - Phần 1: Sức mạnh từ NAND

trách chi SSD nó kém bền thế....
 

vn587990

Member
Ðề: Bí ẩn của SSD - Phần 1: Sức mạnh từ NAND

Hiểu được tí. Đọc nhức đầu thiệt.
 

cannabis9x

New Member
Ðề: Bí ẩn của SSD - Phần 1: Sức mạnh từ NAND

Mình làm bên chip từng phân tích và coding cho nand flash controller. Một công nghệ tuyệt vời các bạn ạ ! Cám ơn bài viết của TB !
 

sieungok

Member
Ðề: Bí ẩn của SSD - Phần 1: Sức mạnh từ NAND

đọc thì nhiều mà hiểu chẳng bao nhiêu hehe>:D<
 

mario_vp

New Member
Ðề: Bí ẩn của SSD - Phần 1: Sức mạnh từ NAND

tuy ko hiểu được bao nhiêu nhưng cũng được mở rộng tầm mắt cảm ơn anh nhiều. Mong chờ phần 2 8->
 

thanh2htb

Member
Ðề: Bí ẩn của SSD - Phần 1: Sức mạnh từ NAND

Chuyên môn của người ta.
 

shakalaka

New Member
Ðề: Bí ẩn của SSD - Phần 1: Sức mạnh từ NAND

ko hiểu chỉ thấy ssd vẫn còn khá là đắt
 

tu_ht

Member
Ðề: Bí ẩn của SSD - Phần 1: Sức mạnh từ NAND

SSD đắt thế mà độ bền lại kém và hay chết như bạn nói thì cũng không ổn lắm nhỉ. Chờ phần 2 của bạn!
 

lucton

New Member
Ðề: Bí ẩn của SSD - Phần 1: Sức mạnh từ NAND

Đang tính tậu 1 con SSD Intel 330 120 GB. Chỉ lăn tăn mỗi tuổi thọ của em nó. Nếu em nó mà thọ được 5-7 năm là mừng rồi.
Mong chờ đánh giá về tuổi thọ của em nó để yên tam hơn.
Con này mà chết ổ không biết khôi phục dữ liệu được ko. Xóa và ghi ko ghi đè, vậy khôi phục kiểu gì.
 

nammon72

Active Member
Ðề: Bí ẩn của SSD - Phần 1: Sức mạnh từ NAND

Cám ơn bạn đã cho chúng mình hiểu rõ về ổ cứng SSD như thế, chứ hồi trước chỉ biết là ổ SSD thì nhanh hơn ở HDD đại khái là nó rắn nên nhanh còn cái cũ thì phải quay nên chậm hơn thôi chứ có biết vì sao đâu :D
 

terabyte

Banned
Ðề: Bí ẩn của SSD - Phần 1: Sức mạnh từ NAND

Mình đã chỉnh lại giải thích cho dễ hiểu hơn! Cám ơn các bạn đã ủng hộ!
 

allway

Well-Known Member
Ðề: Bí ẩn của SSD - Phần 1: Sức mạnh từ NAND

Bài viết rất hay, đợi phần sau xem em nó chết như thế nào. thank
 

lemboo

Active Member
Ðề: Bí ẩn của SSD - Phần 1: Sức mạnh từ NAND

có nhiều thuật ngữ kĩ thuật nên khô khan khó hiểu
 

earl_grey

Well-Known Member
Ðề: Bí ẩn của SSD - Phần 1: Sức mạnh từ NAND

Mình chỉ xin có ý kiến nhỏ, ở ổ cứng (HDD) thì các phần tử lưu trữ không phải ở dạng lồi lõm (đó là ở đĩa quang, đĩa vinyl...), mà là các "ô" có chiều cảm ứng từ khác nhau.
 

terabyte

Banned
Ðề: Bí ẩn của SSD - Phần 1: Sức mạnh từ NAND

Mình chỉ xin có ý kiến nhỏ, ở ổ cứng (HDD) thì các phần tử lưu trữ không phải ở dạng lồi lõm (đó là ở đĩa quang, đĩa vinyl...), mà là các "ô" có chiều cảm ứng từ khác nhau.
Cảm ơn bạn đã góp ý! Ý kiến của bạn là hoàn toàn chính xác! Ổ cứng bình thường đúng là sử dụng các ô có chiều cảm ứng từ. Các ô chứa cảm ứng cùng chiều với nhau sẽ tạo nên vùng từ trường lồi hơn, tạo nên sự lồi lõm cho vùng từ trường. Đầu đọc sẽ nhận dữ liệu từ các vùng lồi lõm này chứ không đọc trực tiếp từ các ô. Nhằm giảm sự phức tạp cho bài viết nên mình không nêu chi tiết này vì tài liệu về hoạt động của HDD rất dễ kiếm, cũng như đây là bài về SSD! Rất tiếc vì đã gây sự hiểu lầm cho bạn!
 
Bên trên