Việc quốc gia có hệ thống đèn giao thông còn chưa phủ sóng hết nhưng vẫn giao dịch tiền số đã khiến nhiều người bất ngờ.
Bhutan là một trong những quốc gia khác tách biệt với thế giới do vị trí địa lý nhiều đồi núi. Tuy nhiên chính phủ nơi đây lại rất biết chăm sóc người dân khi chú trọng nhiều vào chỉ số hạnh phúc hơn là tăng trưởng GDP.
Nền kinh tế Bhutan chủ yếu dựa vào nông lâm nghiệp, trong khi cơ sở hạ tầng yếu kém. Hệ thống đèn giao thông còn chưa phủ kín hết cả nước còn điện thoại di động mới được phổ cập 20 năm trở lại đây.
Với điều kiện như vậy, chẳng ai nghĩ rằng Bhutan có thể liên quan đến cơn sốt tiền số. Vậy mà trong vòng 1 năm qua, nền kinh tế này đã bí mật bán hàng triệu USD tiền số, bao gồm đồng Ether cùng những loại tiền khác, gây bất ngờ cho giới chuyên gia.
Theo điều tra của tạp chí Forbes, một số chi nhánh đầu tư nước ngoài của Bhutan với tổng tài sản lên tới 2,9 tỷ USD là khách hàng của những nền tảng như BlockFi hay Celsius vốn đã phá sản gần đây. Thông tin này chưa hề được công khai và chỉ bị phanh phui nhờ tờ Forbes.
Rồng sấm
Được đặt tên theo truyền thuyết rồng sấm và là biểu tượng quốc gia của Bhutan, quỹ Druk Holding & Investment đang quản lý một loạt tài sản trong nước, từ nhà máy sản xuất pho mát cho đến nhà máy thủy điện, thậm chí là cả hãng hàng không hoàng gia Bhutan.
Tổ chức này được thành lập vào năm 2007 và theo hiến chương hoàng gia của Vua Jigme Khesar Namgyel Wangchuck, nhiệm vụ của quỹ là bảo vệ sự giàu có của đất nước nhằm phục vụ lợi ích lâu dài cho người dân Bhutan.
Dù Druk tự mô tả mình với các đối tác là một quỹ đầu tư, nhưng nhiều chuyên gia đánh giá tổ chức này trông giống một doanh nghiệp quốc doanh hơn khi kiểm soát đến 21 công ty nội địa.
Thế nhưng kể từ năm 2022 đến nay, Druk đã bí mật đổ lượng lớn tiền đầu tư vào thị trường tiền số, qua đó cho thấy cơn sốt trên thị trường này lây lan mạnh đến như thế nào trong thời gian qua và chỉ bị phanh phui khi hàng loạt nền tảng phá sản, đổ vỡ.
Tờ Forbes cho biết hiện vẫn chưa rõ động thái này của Druk có liên quan gì đến chiến lược hiện đại hóa của Bhutan hay không, ví dụ như phát triển công nghệ nhận dạng sinh trắc học..., thế nhưng rõ ràng mối liên quan với tiền số đang khiến nhiều người phải đặt câu hỏi.
Vào tháng 3/2023, các luật sư của nền tảng BlockFi, vốn đã nộp đơn phá sản vào tháng 11/2022 chỉ vài ngày sau khi sàn tiền số FTX sụp đổ, đã đệ đơn khiếu nại Druk tại thủ đô Thimphu của Bhutan. Họ cáo buộc Druk đã từ chối thanh toán khoản vay 30 triệu USD từ nền tảng này.
Cụ thể vào tháng 2/2022, Druk đã đồng ý vay 30 triệu USD Coin, một đồng tiền số neo vào đồng USD với tỷ lệ 1:1 từ BlockFi. Tuy nhiên Druk đã quỵt nợ khi từ chối thanh toán, buộc bên cho vay phải thanh lý tài sản đảm bảo là 1.888 Bitcoin, vốn có giá trị khoảng 76,5 triệu USD tại thời điểm vay nhưng nhanh chóng mất giá sau đó.
Hậu quả là BlockFi vẫn còn 820.000 USD nữa cần thu hồi từ Druk.
“Chúng tôi không có bất kỳ bình luận nào vì chuyện với BlockFi đã được giải quyết. Chúng tôi không thể nói gì vì các điều khoản bảo mật”, CEO Ujiwal Deep Dahald gửi email trả lời Forbes.
Hiện các luật sư của BlockFi từ chối bình luận nhưng vụ khiếu nại trên vẫn chưa được giải quyết. Tờ Forbes cho biết Druk dường như trở thành mục tiêu duy nhất của BlockFi trong nỗ lực thu hồi tài sản chưa thanh toán.
Trước đó nhiều tháng, Druk cũng là khách hàng của Celsius, một trong những nền tảng cho vay tiền số lớn nhất thế giới đã nộp đơn phá sản vào tháng 7/2022.
Vào tháng 10/2022, Celsius đã công bố một bản danh sách bao gồm 14.000 trang dữ liệu về tên tuổi, địa chỉ cũng như các khoản giao dịch của khách hàng. Theo đó, Druk với tên tài khoản “Druk Project Fund” đã thực hiện rất nhiều giao dịch trong khoảng tháng 4-6/2022, bao gồm gửi tiền, rút tiền và vay vốn bằng đồng Bitcoin, Tether, Ether cùng nhiều loại tiền số khác.
Tài liệu trên cho thấy chỉ trong 3 tháng, Druk đã gửi 18 triệu USD và rút khoảng 65 triệu USD tài sản kỹ thuật số.
Hậu thuẫn
Trên thực tế suốt vài năm qua, nhiều nhà quản lý quỹ như giám đốc Duncan Bonfield của Diễn đàn quốc tế các quỹ đầu tư (IFSWF) đã suy đoán về việc những tổ chức tài chính có sự hậu thuẫn của chính phủ cũng tham gia chơi tiền số, mặc dù chưa có bằng chứng nào rõ ràng. Một số dấu vết chỉ hiện ra khi những quỹ đầu tư có hậu thuẫn này trở thành khách hàng của các nền tảng tiền số hoặc mua cổ phần trong đó.
Ví dụ ngoài vụ việc quỹ Druk của Bhutan, quỹ hưu trí lớn nhất thế giới của chính phủ Na Uy (NGPF) là cổ đông của MicroStrategy, quỹ nắm giữ lượng Bitcoin khổng lồ.
Ngoài ra, quỹ đầu tư Temasek trị giá 403 tỷ USD của Singapore cũng được cho là nắm giữ lượng lớn tiền số, nhưng họ đã phủ nhận điều này vào năm 2022.
Quay trở lại câu chuyện Bhutan, quốc gia này chỉ mở biên giới cho người nước ngoài vào năm 1974 nhằm thúc đẩy nền kinh tế thông qua du lịch. Trước khi phải đóng cửa vì đại dịch, mảng du lịch cùng nông nghiệp và thủy điện là 3 trụ cột chính cho nền kinh tế Bhutan.
Việc bị mất nguồn thu có lẽ là một phần nguyên nhân khiến Bhutan tìm kiếm đến tiền số.
Năm 2020, quỹ Druk tổ chức một hội đồng cố vấn bao gồm các chuyên gia về blockchain với mục đích “gia tăng kiến thức tại địa phương” và “phát triển giáo dục cũng như đầu tư trong tương lai”.
Chỉ 1 năm sau, sàn giao dịch điện tử Ripple tuyên bố đang hợp tác với Bhutan để thử nghiệm một loại tiền số của ngân hàng trung ương được xây dựng trên hệ thống của mình.
Không lâu sau đó Bhutan bắt đầu thử nghiệm với NFT và sản phẩm tín dụng CO2 (Carbon Credit) dựa trên công nghệ blockchain nhằm phục vụ ngành thủy điện.
Xin được nhắc là vào năm 2020, Ripple đã bị Ủy ban chứng khoán và giao dịch Mỹ kiện cáo với cáo buộc kinh doanh chứng khoán chưa xin phép.
Dù cả Sruk và Ripple đều không trả lời Forbes về vụ việc nhưng hãng InfraBlocks Technologies của Singapore, vốn được Bhutan thuê nhằm phát triển tín dụng CO2, cho biết sản phẩm sẽ được ra mắt vào cuối năm 2023.
“Chúng tôi đã thực hiện chạy thử cũng như mở một thị trường giao dịch giữa các nhà máy thủy điện nhỏ với nhau”, nhà sáng lập Shubhomoy của Infrablocks cho biết.
Nền kinh tế Bhutan chủ yếu dựa vào nông lâm nghiệp, trong khi cơ sở hạ tầng yếu kém. Hệ thống đèn giao thông còn chưa phủ kín hết cả nước còn điện thoại di động mới được phổ cập 20 năm trở lại đây.
Với điều kiện như vậy, chẳng ai nghĩ rằng Bhutan có thể liên quan đến cơn sốt tiền số. Vậy mà trong vòng 1 năm qua, nền kinh tế này đã bí mật bán hàng triệu USD tiền số, bao gồm đồng Ether cùng những loại tiền khác, gây bất ngờ cho giới chuyên gia.
Theo điều tra của tạp chí Forbes, một số chi nhánh đầu tư nước ngoài của Bhutan với tổng tài sản lên tới 2,9 tỷ USD là khách hàng của những nền tảng như BlockFi hay Celsius vốn đã phá sản gần đây. Thông tin này chưa hề được công khai và chỉ bị phanh phui nhờ tờ Forbes.
Rồng sấm
Được đặt tên theo truyền thuyết rồng sấm và là biểu tượng quốc gia của Bhutan, quỹ Druk Holding & Investment đang quản lý một loạt tài sản trong nước, từ nhà máy sản xuất pho mát cho đến nhà máy thủy điện, thậm chí là cả hãng hàng không hoàng gia Bhutan.
Tổ chức này được thành lập vào năm 2007 và theo hiến chương hoàng gia của Vua Jigme Khesar Namgyel Wangchuck, nhiệm vụ của quỹ là bảo vệ sự giàu có của đất nước nhằm phục vụ lợi ích lâu dài cho người dân Bhutan.
Dù Druk tự mô tả mình với các đối tác là một quỹ đầu tư, nhưng nhiều chuyên gia đánh giá tổ chức này trông giống một doanh nghiệp quốc doanh hơn khi kiểm soát đến 21 công ty nội địa.
Thế nhưng kể từ năm 2022 đến nay, Druk đã bí mật đổ lượng lớn tiền đầu tư vào thị trường tiền số, qua đó cho thấy cơn sốt trên thị trường này lây lan mạnh đến như thế nào trong thời gian qua và chỉ bị phanh phui khi hàng loạt nền tảng phá sản, đổ vỡ.
Tờ Forbes cho biết hiện vẫn chưa rõ động thái này của Druk có liên quan gì đến chiến lược hiện đại hóa của Bhutan hay không, ví dụ như phát triển công nghệ nhận dạng sinh trắc học..., thế nhưng rõ ràng mối liên quan với tiền số đang khiến nhiều người phải đặt câu hỏi.
Vào tháng 3/2023, các luật sư của nền tảng BlockFi, vốn đã nộp đơn phá sản vào tháng 11/2022 chỉ vài ngày sau khi sàn tiền số FTX sụp đổ, đã đệ đơn khiếu nại Druk tại thủ đô Thimphu của Bhutan. Họ cáo buộc Druk đã từ chối thanh toán khoản vay 30 triệu USD từ nền tảng này.
Cụ thể vào tháng 2/2022, Druk đã đồng ý vay 30 triệu USD Coin, một đồng tiền số neo vào đồng USD với tỷ lệ 1:1 từ BlockFi. Tuy nhiên Druk đã quỵt nợ khi từ chối thanh toán, buộc bên cho vay phải thanh lý tài sản đảm bảo là 1.888 Bitcoin, vốn có giá trị khoảng 76,5 triệu USD tại thời điểm vay nhưng nhanh chóng mất giá sau đó.
Hậu quả là BlockFi vẫn còn 820.000 USD nữa cần thu hồi từ Druk.
“Chúng tôi không có bất kỳ bình luận nào vì chuyện với BlockFi đã được giải quyết. Chúng tôi không thể nói gì vì các điều khoản bảo mật”, CEO Ujiwal Deep Dahald gửi email trả lời Forbes.
Hiện các luật sư của BlockFi từ chối bình luận nhưng vụ khiếu nại trên vẫn chưa được giải quyết. Tờ Forbes cho biết Druk dường như trở thành mục tiêu duy nhất của BlockFi trong nỗ lực thu hồi tài sản chưa thanh toán.
Trước đó nhiều tháng, Druk cũng là khách hàng của Celsius, một trong những nền tảng cho vay tiền số lớn nhất thế giới đã nộp đơn phá sản vào tháng 7/2022.
Vào tháng 10/2022, Celsius đã công bố một bản danh sách bao gồm 14.000 trang dữ liệu về tên tuổi, địa chỉ cũng như các khoản giao dịch của khách hàng. Theo đó, Druk với tên tài khoản “Druk Project Fund” đã thực hiện rất nhiều giao dịch trong khoảng tháng 4-6/2022, bao gồm gửi tiền, rút tiền và vay vốn bằng đồng Bitcoin, Tether, Ether cùng nhiều loại tiền số khác.
Tài liệu trên cho thấy chỉ trong 3 tháng, Druk đã gửi 18 triệu USD và rút khoảng 65 triệu USD tài sản kỹ thuật số.
Hậu thuẫn
Trên thực tế suốt vài năm qua, nhiều nhà quản lý quỹ như giám đốc Duncan Bonfield của Diễn đàn quốc tế các quỹ đầu tư (IFSWF) đã suy đoán về việc những tổ chức tài chính có sự hậu thuẫn của chính phủ cũng tham gia chơi tiền số, mặc dù chưa có bằng chứng nào rõ ràng. Một số dấu vết chỉ hiện ra khi những quỹ đầu tư có hậu thuẫn này trở thành khách hàng của các nền tảng tiền số hoặc mua cổ phần trong đó.
Ví dụ ngoài vụ việc quỹ Druk của Bhutan, quỹ hưu trí lớn nhất thế giới của chính phủ Na Uy (NGPF) là cổ đông của MicroStrategy, quỹ nắm giữ lượng Bitcoin khổng lồ.
Ngoài ra, quỹ đầu tư Temasek trị giá 403 tỷ USD của Singapore cũng được cho là nắm giữ lượng lớn tiền số, nhưng họ đã phủ nhận điều này vào năm 2022.
Quay trở lại câu chuyện Bhutan, quốc gia này chỉ mở biên giới cho người nước ngoài vào năm 1974 nhằm thúc đẩy nền kinh tế thông qua du lịch. Trước khi phải đóng cửa vì đại dịch, mảng du lịch cùng nông nghiệp và thủy điện là 3 trụ cột chính cho nền kinh tế Bhutan.
Việc bị mất nguồn thu có lẽ là một phần nguyên nhân khiến Bhutan tìm kiếm đến tiền số.
Năm 2020, quỹ Druk tổ chức một hội đồng cố vấn bao gồm các chuyên gia về blockchain với mục đích “gia tăng kiến thức tại địa phương” và “phát triển giáo dục cũng như đầu tư trong tương lai”.
Chỉ 1 năm sau, sàn giao dịch điện tử Ripple tuyên bố đang hợp tác với Bhutan để thử nghiệm một loại tiền số của ngân hàng trung ương được xây dựng trên hệ thống của mình.
Không lâu sau đó Bhutan bắt đầu thử nghiệm với NFT và sản phẩm tín dụng CO2 (Carbon Credit) dựa trên công nghệ blockchain nhằm phục vụ ngành thủy điện.
Xin được nhắc là vào năm 2020, Ripple đã bị Ủy ban chứng khoán và giao dịch Mỹ kiện cáo với cáo buộc kinh doanh chứng khoán chưa xin phép.
Dù cả Sruk và Ripple đều không trả lời Forbes về vụ việc nhưng hãng InfraBlocks Technologies của Singapore, vốn được Bhutan thuê nhằm phát triển tín dụng CO2, cho biết sản phẩm sẽ được ra mắt vào cuối năm 2023.
“Chúng tôi đã thực hiện chạy thử cũng như mở một thị trường giao dịch giữa các nhà máy thủy điện nhỏ với nhau”, nhà sáng lập Shubhomoy của Infrablocks cho biết.
Theo Genk