Máy chiếu tại gia trong khái niệm phổ thông là những chiếc máy chiếu bé bé, giá cả phải chăng, người dùng ít quan tâm đến đặc tả kỹ thuật, mục đích chính là “phóng to” hình ảnh. Nhu cầu này đang dần thoái trào vì kỷ nguyên của màn hình LED siêu mỏng kích thước lớn đã lấn sân trong thời gian qua.
Như vậy phòng chiếu tại gia có chết?!? Hoàn toàn không! Dân chơi “phim” chưa và sẽ không bao giờ hài lòng với một “sân khấu” bị đóng khung trong một màn hình tinh thể lỏng. Hãy nhớ rằng rạp chiếu bóng xưa và nay đều thổi hồn vào các bộ phim bom tấn bằng công nghệ “chiếu bóng”, giới mộ điệu mãi yêu cảm giác “chiếu” và cái chất điện ảnh ấy chỉ có thể “bê” về nhà chỉ bằng những chiếc máy chiếu cao cấp. Bên cạnh việc trang bị một phòng chiếu đạt chuẩn (phòng cách âm, dàn âm thanh v.v…) chiếc máy chiếu – trái tim – của phòng chiếu hứa hẹn “bào mòn” hầu bao của chủ đầu tư cũng như thời gian nghiên cứu, tìm tòi để chọn được một ứng cử viên sáng giá.
Bên cạnh những đặc tả kỹ thuật về công nghệ trình chiếu (không gian màu Rec. 709, hợp chuẩn THX) nhóm người dùng yêu công nghệ trình chiếu sẽ có thời gian “vui vẻ” với chiếc BenQ W8000 nhờ việc thay đổi ống kính. Có lẽ trào lưu sử dụng máy chụp ảnh ống kính tháo rời (DSLR) đã chứng minh điều này. Ống kính tháo rời bên cạnh việc chủ động trong vị trí thiết lập máy chiếu, hiệu ứng quang học, độ sáng v.v… chất lượng hoàn hiện và quang học cao cấp cũng phần nào kéo BenQ W8000 ra khỏi nhóm sản phẩm cùng phân khúc, hay ít nhất cũng khá nổi bật khi so sánh!
Sản phẩm có giá bán lẻ 98,5tr đã gồm ống kính tiêu chuẩn (trị giá 16,5tr). Liệu đắt có xắt ra miếng?
Lạm bạn tý về chi phí đầu tư, trong phân khúc trung cao, đầu tư tầm 100-200tr là điều kiện cần để bạn có thể nghĩ đến giải pháp chiếu xứng tầm cho phòng chiếu tại gia. Nếu bạn không phải là nhóm khách hàng chạy theo trào lưu công nghệ (4K, HDR v.v…) với chi phí hợp lý nhất vẫn đảm bảo được chất điện ảnh mong muốn? BenQ W8000 khá phù hợp (Rec. 709, THX, ống kính có chất lượng quang học cao cấp v.v…)
Thiết kế bên ngoài, đơn giản và chắc khỏe!
Với kích thước D x R x C tương ứng 321 x 431 x 167mm nặng xấp xỉ 9 kg, BenQ W8000 đủ độ “nạc” tuy nhiên không quá cồng kềnh khi so sánh với 1 số SP cùng phân khúc VD: Epson EH TW9300
Mặt trước của W8000 khá đơn giản, điểm nhấn duy nhất chính là khu vực chính giữa cũng chính là nơi để gắn ống kính. Có thể nói việc cho phép thay đổi ống kính là điểm nhấn quan trọng nhất giúp W8000 nổi bật khi so sánh cùng các sản phẩm trong cùng phân khúc.
Thao tác lắp và tháo ống kính:
- Lắp ống kính:
Xác định khấc 11h (hình vẽ minh họa) phía trong lòng gắn ống kính và gờ tương ứng trên ống kính (xoay khấc không bị khuyết vào đúng góc 11h như trên lòng ống kính trên)
Sau khi ống kính đã vào đúng khớp xoay nhẹ ống kính theo chiều kim đồng hồ, khi ống được khóa chính xác bạn sẽ cảm nhận được tiếng “khấc” nhẹ.
- Tháo ống kính:
Nhấn và giữ nút reject theo hướng mũi tên nằm bên dưới nắp che trên lưng máy, tay còn lại xoay nhẹ ống kính ngược chiều kim đồng hồ, kéo nhẹ ống kính ra ngoài. Nếu không gắn ống kính khác vào ngay bạn nên dùng nắp che đi kèm để chống bụi bay vào lòng ống kính.
Hai cạnh bên hoàn toàn trống với họa tiết thanh ngang bằng nhựa kéo dài khớp vào khung lưới bảo vệ cánh quạt làm mát ở mặt sau bên trái.
Các cổng kết nối ở mặt sau: 3D SYNC OUT (nối vào thiết bị đồng bộ kính 3D chuẩn 3D VESA), 2 cổng HDMI (cổng 2 hỗ trợ MHL), VGA, component, 1 cổng USB type A và 1 cổng USB type B cấp nguồn, nguồn 12V trigger cho các màn chiếu điện, RS232 cho công tác bảo trì và 1 cổng Video out (cáp đồng trục). Mặt sau cũng có 1 sensor IR nhận tín hiệu remote, nguồn có nút ON/OFF tránh việc phải tháo dây nguồn. Đèn báo nguồn, đèn báo quá nhiệt và đèn báo lỗi bóng chiếu nằm kế bên nút khởi động bên phía tay trái.
Mặt lưng máy vuông vức với logo BenQ chính giữa và các logo công nghệ ở góc dưới bên phải
Mở nắp trên lưng máy chiếu để thao tác trên các cụm điều khiển chính (phím điều hướng 4 chiều (keystone), cần gạt tháo ống kính và 2 núm vặn điều chỉnh vị trí hình chiếu 2 phương ngang – dọc (lens shift)
Mặt đế BenQ W8000 có 5 ốc cố định vào giá treo trần, 2 đệm cao su cố định ở phía sau và 2 núm vặn lớn bằng nhựa cứng ở phía trước giúp thay đổi góc chiếu theo phương dọc nếu máy được đặt trên mặt bàn. Trên thật tế do có lens shift nên chủ yếu 2 núm vặn này chủ yếu giúp cân bằng hình chiếu khi mặt bàn bị nghiêng là chính. Việc điều chỉnh hình chiếu với BenQ W8000 là khá thoải mái và gần như có thể gắn bất cứ đâu nếu bạn chịu thay ống kính (wide or tele… tùy kích thước phòng chiếu)
Thao tác chỉnh lens shift:
Trước khi chỉnh dùng vít xả nhẹ ốc cố định khung chiếu bên trong, vặn núm trái để di chuyển hình chiêu lên và xuống (biên độ tầm 1.5m) hoặc núm phải để di chuyển trái, phải (biên độ 0.5m). Với khả năng lens shifts chiều dọc khá lớn, việc setup máy chiếu treo trần trở nên khá đơn giản, và lens shifts ngang giúp bạn có thể đặt máy chiếu lệch khỏi trung tâm phòng trong 1 số TH bắt buộc.
Sau khi chỉnh vị trí như ý, siết nhẹ ốc để cố định thiết lập.
Ống kính – sân chơi rất riêng của BenQ W8000
Trên lý thuyết ngoài ống chuẩn đi kèm, người dùng có thể thay đổi 4 loại ống kính khác tùy theo kích thước phòng và hiệu ứng quang học tương ứng.
Cảm nhận về chiếc ống kính chuẩn đi kèm. Build chắc chắn, chất lượng hoàn thiện cao cấp. Hiện chưa có thông tin về các ống kính còn lại.
Bảng thông số kỹ thuật của các ống kính BenQ W8000
Theo bảng trên, Ống wide fix phù hợp cho giải pháp chiếu siêu gần (1.7m), ống Semi long cho kích thước khủng nhất (470’’) và ống Long Zoom 1 có thể đặt cách màn chiếu xa nhất: 11m.
Ngoại trừ ống Wide Fix, các thấu kính quang học của các ống kính đều sử dụng vật liệu có độ khúc xạ cực thấp nhờ đó thể hiện độ chi tiết tốt và hạn chế sai màu do khúc xạ.
Điều kiện test và 1 số lưu ý:
Màn chiếu: nhóm testlab sử dụng 100’’ loại cố định, có chỉ số gain thấp mặt trắng nhám hạn chế tình trạng chói ngược khi đặt máy chiếu vuông góc với màn chiếu. Đây là loại màn chiếu tầm trung, bất kỳ phòng chiếu tại gia nào cũng nên trang bị như một khởi đầu trong “nghề chơi”
Ánh sáng phòng chiếu: BenQ W8000 (và các dòng máy chiếu Home Theatre W series nói chung) chú trọng chủ yếu về việc thể hiện màu sắc (hầu hết đều hỗ trợ Rec 709.) vì vậy độ sáng của các dòng này chỉ tầm dưới 2000ANSI. Để có được trải nghiệm tốt nhất, phòng chiếu cần kín sáng và chỉ sử dụng ánh sáng nhân tạo.
Thiết bị đo màu: X-rite i1 Display Pro, tuy nhiên quy trình thực hiện khá phức tạp và kết quả cân chỉnh cho thấy không gian màu Cinema Rec 709. mặc định có kết quả sai số thấp, vì vậy khách hàng có thể sử dụng trực tiếp mà không cần cân chỉnh (việc cân chỉnh chỉ áp dụng với source từ máy tính)
Trải nghiệm BenQ W8000
Độ phân giải:
BenQ W8000 độ phân giải đạt 1920x1080 (full-HD), thông số không quá “khủng” tuy nhiên nếu bạn đang cân nhắc giữa 1 chiếc máy chiếu 4K rẻ tiền thì cần cân nhắc vì hầu hết các dòng sản phẩm này đều dùng cảm biến full-HD được nội suy, chất lượng hình ảnh không những không chi tiết hơn mà còn có khả năng bị hiện tượng “chồng” điểm ảnh gây nhòe.
Hiện nay máy chiếu 4K DLP có độ chi tiết cao nhất có thể kể đến là BenQ W11000 (8.3 triệu điểm ảnh).
So sánh độ chi tiết W8000 (trái) và TW9300 (The Revenant 4K Blu-ray) độ chi tiết của 2 sản phẩm khá tương đồng, màu sắc của TW9300 ưu nhìn hơn (nịnh mắt) nhưng không tả thật như BenQ Rec 709 (sử dụng công nghệ 6 bánh quay màu R/G/B/C/M/Y, khả năng tái hiện của BenQ W8000 có nhiều lợi thế hơn hẳn).
Như vậy trừ khi máy chiếu 4K giá rẻ (4K nội suy), có giá thành ngang ngửa máy full-HD và có nhiều đặc tả kỹ thuật hấp dẫn khác đi kèm. Bạn vẫn có thể có chất lượng trình chiếu tương đương từ 1 chiếc máy chiếc full-HD cao cấp như W8000, chưa kể đến các công nghệ khá nổi bật khác của sản phẩm đã nêu trên.
Thử nghiệm 3D với BenQ W8000 cũng khá thú vị, công nghệ DLP 3D shutter glasses luôn có lợi thế do khả năng chuyển hình siêu tốc của cảm biến DMD. Cá nhân tôi không còn nhiều hứng thú với 3D nên chỉ test sơ bộ để có cái nhìn tổng thể. Nhìn chung độ sáng của phim bị giảm do kính 3D nhưng bù lại tăng thêm chiều sâu cho các phân cảnh, đặc biệt là các đoạn hành động trong bóng tối.
Xét về độ sáng trên từng Pixel, BenQ high fill factor giúp từng pixel sáng hơn, nhờ ưu điểm này khi chú ý kỹ, hiện tượng screen door effect (hiệu ứng caro) giảm thiểu khá rõ, do độ sáng trên từng pixel tăng làm mờ viền nối giữa các điểm ảnh. Cũng nhờ high fill factor nên cùng độ sáng 2000 ANSI, W8000 sáng hơn so với các sản phẩm tương tự. Điểm trừ là màu đen sẽ bị ám xám nhẹ đo độ sáng tăng hơn bình thường.
Test những phân đoạn toàn cảnh góc rộng và đủ sáng để kiểm tra độ đồng đều (Uniformity), phép thử này BenQ W8000 cũng pass khá đơn giản, vì sản phẩm dùng công nghệ phản chiếu nội khung (Total Inner Reflection) nên độ sáng và chi tiết gần như không thay đổi trong toàn bộ vùng chiếu.
Nhóm thử nghiệm cũng kích hoạt thử các công nghệ hỗ trợ từ menu của sản phẩm như bộ đôi công nghệ giảm noise và khử răng cưa: Digital Color Transient Improvement (DCTI) & Digital Luminance Transient Improvement (DLTI), Pixel Enhancer (tăng độ nét) và Motion Enhancer (các công nghệ này giúp BenQ W8000 hợp chuẩn CinemaMaster™). Kết quả có thể nói là 50/50, nhóm khá thích thú với việc BenQ chèn thêm 36 khung hình nội suy giúp phần nào nâng khung hình lên 60fps, khử bóng ma khá ấn tượng trong các bộ phim hành động nhanh (lưu ý cần chỉnh tần số quét của may chiếu về 60Hz trên PC hoặc 1080p60 trên các thiết bị phát HD để có thể nhận thấy sự khác biệt)
Các công nghệ còn lại thật sự có khác biệt khi kích hoạt nhưng phần nào mất đi chất điện ảnh do không gian màu Rec 709. mang lại, người dùng chỉ nên kích hoạt khi có ý đồ nhất định hoạt khắc phục lỗi trên 1 số source film (VD: Series Breaking Bad 4K, bị grain nặng có thể fix khá hiệu quả nhờ DCTI và DLTI)
Kết luận: BenQ W8000 là chiếc máy tầm trung khá thú vị, ngoại trừ việc kế hoạch kinh doanh các loại ống kính khác chưa được công bố còn lại trải nghiệm của nhóm testlab là khá ấn tượng, với khoảng cách ngồi cách màn chiếu 3m, rất khó để cảm nhận được sự khác biệt với một trong những máy chiếu 4K hàng đầu vào thời điểm hiện nay là W11000. Nếu bạn thích cảm nhận “chất” hơn là chạy theo các thông số từ nhà sản xuất thì W8000 là một ứng viên sáng giá cho phòng chiếu tại gia của bạn.
Như vậy phòng chiếu tại gia có chết?!? Hoàn toàn không! Dân chơi “phim” chưa và sẽ không bao giờ hài lòng với một “sân khấu” bị đóng khung trong một màn hình tinh thể lỏng. Hãy nhớ rằng rạp chiếu bóng xưa và nay đều thổi hồn vào các bộ phim bom tấn bằng công nghệ “chiếu bóng”, giới mộ điệu mãi yêu cảm giác “chiếu” và cái chất điện ảnh ấy chỉ có thể “bê” về nhà chỉ bằng những chiếc máy chiếu cao cấp. Bên cạnh việc trang bị một phòng chiếu đạt chuẩn (phòng cách âm, dàn âm thanh v.v…) chiếc máy chiếu – trái tim – của phòng chiếu hứa hẹn “bào mòn” hầu bao của chủ đầu tư cũng như thời gian nghiên cứu, tìm tòi để chọn được một ứng cử viên sáng giá.
Bên cạnh những đặc tả kỹ thuật về công nghệ trình chiếu (không gian màu Rec. 709, hợp chuẩn THX) nhóm người dùng yêu công nghệ trình chiếu sẽ có thời gian “vui vẻ” với chiếc BenQ W8000 nhờ việc thay đổi ống kính. Có lẽ trào lưu sử dụng máy chụp ảnh ống kính tháo rời (DSLR) đã chứng minh điều này. Ống kính tháo rời bên cạnh việc chủ động trong vị trí thiết lập máy chiếu, hiệu ứng quang học, độ sáng v.v… chất lượng hoàn hiện và quang học cao cấp cũng phần nào kéo BenQ W8000 ra khỏi nhóm sản phẩm cùng phân khúc, hay ít nhất cũng khá nổi bật khi so sánh!
Sản phẩm có giá bán lẻ 98,5tr đã gồm ống kính tiêu chuẩn (trị giá 16,5tr). Liệu đắt có xắt ra miếng?
Lạm bạn tý về chi phí đầu tư, trong phân khúc trung cao, đầu tư tầm 100-200tr là điều kiện cần để bạn có thể nghĩ đến giải pháp chiếu xứng tầm cho phòng chiếu tại gia. Nếu bạn không phải là nhóm khách hàng chạy theo trào lưu công nghệ (4K, HDR v.v…) với chi phí hợp lý nhất vẫn đảm bảo được chất điện ảnh mong muốn? BenQ W8000 khá phù hợp (Rec. 709, THX, ống kính có chất lượng quang học cao cấp v.v…)
Thiết kế bên ngoài, đơn giản và chắc khỏe!
Với kích thước D x R x C tương ứng 321 x 431 x 167mm nặng xấp xỉ 9 kg, BenQ W8000 đủ độ “nạc” tuy nhiên không quá cồng kềnh khi so sánh với 1 số SP cùng phân khúc VD: Epson EH TW9300
Mặt trước của W8000 khá đơn giản, điểm nhấn duy nhất chính là khu vực chính giữa cũng chính là nơi để gắn ống kính. Có thể nói việc cho phép thay đổi ống kính là điểm nhấn quan trọng nhất giúp W8000 nổi bật khi so sánh cùng các sản phẩm trong cùng phân khúc.
Thao tác lắp và tháo ống kính:
- Lắp ống kính:
Xác định khấc 11h (hình vẽ minh họa) phía trong lòng gắn ống kính và gờ tương ứng trên ống kính (xoay khấc không bị khuyết vào đúng góc 11h như trên lòng ống kính trên)
Sau khi ống kính đã vào đúng khớp xoay nhẹ ống kính theo chiều kim đồng hồ, khi ống được khóa chính xác bạn sẽ cảm nhận được tiếng “khấc” nhẹ.
- Tháo ống kính:
Nhấn và giữ nút reject theo hướng mũi tên nằm bên dưới nắp che trên lưng máy, tay còn lại xoay nhẹ ống kính ngược chiều kim đồng hồ, kéo nhẹ ống kính ra ngoài. Nếu không gắn ống kính khác vào ngay bạn nên dùng nắp che đi kèm để chống bụi bay vào lòng ống kính.
Hai cạnh bên hoàn toàn trống với họa tiết thanh ngang bằng nhựa kéo dài khớp vào khung lưới bảo vệ cánh quạt làm mát ở mặt sau bên trái.
Các cổng kết nối ở mặt sau: 3D SYNC OUT (nối vào thiết bị đồng bộ kính 3D chuẩn 3D VESA), 2 cổng HDMI (cổng 2 hỗ trợ MHL), VGA, component, 1 cổng USB type A và 1 cổng USB type B cấp nguồn, nguồn 12V trigger cho các màn chiếu điện, RS232 cho công tác bảo trì và 1 cổng Video out (cáp đồng trục). Mặt sau cũng có 1 sensor IR nhận tín hiệu remote, nguồn có nút ON/OFF tránh việc phải tháo dây nguồn. Đèn báo nguồn, đèn báo quá nhiệt và đèn báo lỗi bóng chiếu nằm kế bên nút khởi động bên phía tay trái.
Mặt lưng máy vuông vức với logo BenQ chính giữa và các logo công nghệ ở góc dưới bên phải
Mở nắp trên lưng máy chiếu để thao tác trên các cụm điều khiển chính (phím điều hướng 4 chiều (keystone), cần gạt tháo ống kính và 2 núm vặn điều chỉnh vị trí hình chiếu 2 phương ngang – dọc (lens shift)
Mặt đế BenQ W8000 có 5 ốc cố định vào giá treo trần, 2 đệm cao su cố định ở phía sau và 2 núm vặn lớn bằng nhựa cứng ở phía trước giúp thay đổi góc chiếu theo phương dọc nếu máy được đặt trên mặt bàn. Trên thật tế do có lens shift nên chủ yếu 2 núm vặn này chủ yếu giúp cân bằng hình chiếu khi mặt bàn bị nghiêng là chính. Việc điều chỉnh hình chiếu với BenQ W8000 là khá thoải mái và gần như có thể gắn bất cứ đâu nếu bạn chịu thay ống kính (wide or tele… tùy kích thước phòng chiếu)
Thao tác chỉnh lens shift:
Trước khi chỉnh dùng vít xả nhẹ ốc cố định khung chiếu bên trong, vặn núm trái để di chuyển hình chiêu lên và xuống (biên độ tầm 1.5m) hoặc núm phải để di chuyển trái, phải (biên độ 0.5m). Với khả năng lens shifts chiều dọc khá lớn, việc setup máy chiếu treo trần trở nên khá đơn giản, và lens shifts ngang giúp bạn có thể đặt máy chiếu lệch khỏi trung tâm phòng trong 1 số TH bắt buộc.
Sau khi chỉnh vị trí như ý, siết nhẹ ốc để cố định thiết lập.
Ống kính – sân chơi rất riêng của BenQ W8000
Trên lý thuyết ngoài ống chuẩn đi kèm, người dùng có thể thay đổi 4 loại ống kính khác tùy theo kích thước phòng và hiệu ứng quang học tương ứng.
Cảm nhận về chiếc ống kính chuẩn đi kèm. Build chắc chắn, chất lượng hoàn thiện cao cấp. Hiện chưa có thông tin về các ống kính còn lại.
Bảng thông số kỹ thuật của các ống kính BenQ W8000
Theo bảng trên, Ống wide fix phù hợp cho giải pháp chiếu siêu gần (1.7m), ống Semi long cho kích thước khủng nhất (470’’) và ống Long Zoom 1 có thể đặt cách màn chiếu xa nhất: 11m.
Ngoại trừ ống Wide Fix, các thấu kính quang học của các ống kính đều sử dụng vật liệu có độ khúc xạ cực thấp nhờ đó thể hiện độ chi tiết tốt và hạn chế sai màu do khúc xạ.
Điều kiện test và 1 số lưu ý:
Màn chiếu: nhóm testlab sử dụng 100’’ loại cố định, có chỉ số gain thấp mặt trắng nhám hạn chế tình trạng chói ngược khi đặt máy chiếu vuông góc với màn chiếu. Đây là loại màn chiếu tầm trung, bất kỳ phòng chiếu tại gia nào cũng nên trang bị như một khởi đầu trong “nghề chơi”
Ánh sáng phòng chiếu: BenQ W8000 (và các dòng máy chiếu Home Theatre W series nói chung) chú trọng chủ yếu về việc thể hiện màu sắc (hầu hết đều hỗ trợ Rec 709.) vì vậy độ sáng của các dòng này chỉ tầm dưới 2000ANSI. Để có được trải nghiệm tốt nhất, phòng chiếu cần kín sáng và chỉ sử dụng ánh sáng nhân tạo.
Thiết bị đo màu: X-rite i1 Display Pro, tuy nhiên quy trình thực hiện khá phức tạp và kết quả cân chỉnh cho thấy không gian màu Cinema Rec 709. mặc định có kết quả sai số thấp, vì vậy khách hàng có thể sử dụng trực tiếp mà không cần cân chỉnh (việc cân chỉnh chỉ áp dụng với source từ máy tính)
Trải nghiệm BenQ W8000
Độ phân giải:
BenQ W8000 độ phân giải đạt 1920x1080 (full-HD), thông số không quá “khủng” tuy nhiên nếu bạn đang cân nhắc giữa 1 chiếc máy chiếu 4K rẻ tiền thì cần cân nhắc vì hầu hết các dòng sản phẩm này đều dùng cảm biến full-HD được nội suy, chất lượng hình ảnh không những không chi tiết hơn mà còn có khả năng bị hiện tượng “chồng” điểm ảnh gây nhòe.
Hiện nay máy chiếu 4K DLP có độ chi tiết cao nhất có thể kể đến là BenQ W11000 (8.3 triệu điểm ảnh).
So sánh độ chi tiết W8000 (trái) và TW9300 (The Revenant 4K Blu-ray) độ chi tiết của 2 sản phẩm khá tương đồng, màu sắc của TW9300 ưu nhìn hơn (nịnh mắt) nhưng không tả thật như BenQ Rec 709 (sử dụng công nghệ 6 bánh quay màu R/G/B/C/M/Y, khả năng tái hiện của BenQ W8000 có nhiều lợi thế hơn hẳn).
Như vậy trừ khi máy chiếu 4K giá rẻ (4K nội suy), có giá thành ngang ngửa máy full-HD và có nhiều đặc tả kỹ thuật hấp dẫn khác đi kèm. Bạn vẫn có thể có chất lượng trình chiếu tương đương từ 1 chiếc máy chiếc full-HD cao cấp như W8000, chưa kể đến các công nghệ khá nổi bật khác của sản phẩm đã nêu trên.
Thử nghiệm 3D với BenQ W8000 cũng khá thú vị, công nghệ DLP 3D shutter glasses luôn có lợi thế do khả năng chuyển hình siêu tốc của cảm biến DMD. Cá nhân tôi không còn nhiều hứng thú với 3D nên chỉ test sơ bộ để có cái nhìn tổng thể. Nhìn chung độ sáng của phim bị giảm do kính 3D nhưng bù lại tăng thêm chiều sâu cho các phân cảnh, đặc biệt là các đoạn hành động trong bóng tối.
Xét về độ sáng trên từng Pixel, BenQ high fill factor giúp từng pixel sáng hơn, nhờ ưu điểm này khi chú ý kỹ, hiện tượng screen door effect (hiệu ứng caro) giảm thiểu khá rõ, do độ sáng trên từng pixel tăng làm mờ viền nối giữa các điểm ảnh. Cũng nhờ high fill factor nên cùng độ sáng 2000 ANSI, W8000 sáng hơn so với các sản phẩm tương tự. Điểm trừ là màu đen sẽ bị ám xám nhẹ đo độ sáng tăng hơn bình thường.
Test những phân đoạn toàn cảnh góc rộng và đủ sáng để kiểm tra độ đồng đều (Uniformity), phép thử này BenQ W8000 cũng pass khá đơn giản, vì sản phẩm dùng công nghệ phản chiếu nội khung (Total Inner Reflection) nên độ sáng và chi tiết gần như không thay đổi trong toàn bộ vùng chiếu.
Nhóm thử nghiệm cũng kích hoạt thử các công nghệ hỗ trợ từ menu của sản phẩm như bộ đôi công nghệ giảm noise và khử răng cưa: Digital Color Transient Improvement (DCTI) & Digital Luminance Transient Improvement (DLTI), Pixel Enhancer (tăng độ nét) và Motion Enhancer (các công nghệ này giúp BenQ W8000 hợp chuẩn CinemaMaster™). Kết quả có thể nói là 50/50, nhóm khá thích thú với việc BenQ chèn thêm 36 khung hình nội suy giúp phần nào nâng khung hình lên 60fps, khử bóng ma khá ấn tượng trong các bộ phim hành động nhanh (lưu ý cần chỉnh tần số quét của may chiếu về 60Hz trên PC hoặc 1080p60 trên các thiết bị phát HD để có thể nhận thấy sự khác biệt)
Các công nghệ còn lại thật sự có khác biệt khi kích hoạt nhưng phần nào mất đi chất điện ảnh do không gian màu Rec 709. mang lại, người dùng chỉ nên kích hoạt khi có ý đồ nhất định hoạt khắc phục lỗi trên 1 số source film (VD: Series Breaking Bad 4K, bị grain nặng có thể fix khá hiệu quả nhờ DCTI và DLTI)
Kết luận: BenQ W8000 là chiếc máy tầm trung khá thú vị, ngoại trừ việc kế hoạch kinh doanh các loại ống kính khác chưa được công bố còn lại trải nghiệm của nhóm testlab là khá ấn tượng, với khoảng cách ngồi cách màn chiếu 3m, rất khó để cảm nhận được sự khác biệt với một trong những máy chiếu 4K hàng đầu vào thời điểm hiện nay là W11000. Nếu bạn thích cảm nhận “chất” hơn là chạy theo các thông số từ nhà sản xuất thì W8000 là một ứng viên sáng giá cho phòng chiếu tại gia của bạn.
Chỉnh sửa lần cuối: