Một số nhà báo đã được mời đến trụ sở chính của TikTok tại Los Angeles để dự buổi tham quan truyền thông đầu tiên tại “Trung tâm Trách nhiệm Giải trình và Minh bạch”.
TikTok đang đối mặt với nguy cơ bị cấm trên toàn nước Mỹ. Hiện ứng dụng video ngắn này không được phép xuất hiện trên các thiết bị của nhân viên liên bang, bị chặn bởi hàng chục trường đại học trên cả nước và thậm chí đứng trước rủi ro bị xóa sổ khỏi các cửa hàng ứng dụng Mỹ.
Trong bối cảnh đó, Alex Health và một số nhà báo khác đã được mời đến trụ sở chính của TikTok tại Los Angeles để dự buổi tham quan truyền thông đầu tiên tại “Trung tâm Trách nhiệm Giải trình và Minh bạch”. Theo The Verge, trung tâm này được thiết kế nhằm tạo cơ hội cho các nhà quản lý, học giả và kiểm toán viên đến tìm hiểu về cách thức hoạt động cũng như bảo mật của TikTok. Công ty cũng đang lên kế hoạch mở thêm các trung tâm minh bạch khác tại Washington, DC, Dublin và Singapore.
Chuyến thăm quan là một trong những nỗ lực của TikTok nhằm thúc đẩy Dự án Texas - một đề xuất mới nhằm thuyết phục chính phủ Mỹ phân vùng dữ liệu người dùng thay vì thực thi lệnh cấm trên toàn quốc. Giám đốc điều hành TikTok, Shou Zi Chew, đã tới DC vào tuần trước để đề xuất với các nhà hoạch định chính sách và tổ chức tư vấn. Vào tháng 3, ông sẽ tham gia phiên điều trần trước Quốc hội lần đầu tiên.
Alex Health và một số nhà báo khác đã được mời đến trụ sở chính của TikTok tại Los Angeles để dự buổi tham quan truyền thông đầu tiên tại “Trung tâm Trách nhiệm Giải trình và Minh bạch”.
TikTok không phải là công ty công nghệ đầu tiên gặp khủng hoảng truyền thông. Trước đó, nhằm ngăn chặn các hành vi gian lận trong bầu cử, Facebook cũng thành lập Phòng Chiến tranh bầu cử tại trụ sở chính của công ty, chuyên giám sát và xử lý các hành vi ngăn cản cử tri đi bỏ phiếu qua mạng xã hội. Mạng xã hội này sau đó cũng mời các nhà báo tới thăm quan.
Theo lời kể của Alex Health, Trung tâm Trách nhiệm Giải trình và Minh bạch của TikTok được thiết kế vô cùng ấn tượng. Một chiếc màn hình cảm ứng lớn giải thích cặn kẽ cách thức hoạt động của TikTok, qua đó cho thấy cái nhìn tổng quan hơn về nỗ lực cải thiện sự tin cậy của nền tảng.
Tuy nhiên, có một căn phòng bí mật mà nhóm nhà báo thăm quan hôm đó không được phép vào. Đại diện TikTok cho biết đó là phòng máy chủ chứa mã nguồn. Bất kỳ ai bước vào đều phải ký thỏa thuận không tiết lộ thông tin, đi qua máy quét kim loại và bỏ lại điện thoại trong tủ khóa. Không rõ chính xác ai sẽ được phép vào căn phòng này.
Tại phòng kiểm duyệt, TikTok minh hoạt một vài video có khả năng vi phạm kèm theo các thông tin cơ bản
Theo The Verge, nhà báo Alex Health hôm đó có cơ hội thăm quan phòng chạy “trình mô phỏng mã”, song thực sự nó chỉ cho thấy được những điều cơ bản nhất về thuật toán của TikTok. Đại diện công ty cũng yêu cầu khách thăm quan không trích dẫn hay đưa ra kết luận trực tiếp sau khi nghe những gì nhân viên dẫn tour chia sẻ.
Tại phòng kiểm duyệt, TikTok minh hoạt một vài video có khả năng vi phạm kèm theo các thông tin cơ bản như tên chủ tài khoản, lượt thích và chia sẻ lại. Hệ thống khi đó sẽ yêu cầu người kiểm duyệt quyết định xem liệu video này có vi phạm chính sách nào hay không, chẳng hạn như chính sách về “các mối đe dọa và kích động bạo lực”.
Qua tìm hiểu, Alex Health biết được TikTok sẽ sử dụng “mô hình máy học thô” để chọn “một tập hợp gồm vài nghìn video” từ hàng tỷ video lưu trữ trong ứng dụng. Sau đó, 2 mô hình máy học khác sẽ tiếp tục thu hẹp phạm vi video và phân phối chúng tới người xem dựa trên sở thích của họ.
Tuy nhiên, thông tin hiển thị rất mơ hồ. Một trang trình bày cho biết TikTok “đề xuất nội dung bằng cách xếp hạng video dựa trên sự kết hợp của nhiều yếu tố, bao gồm sở thích người dùng trong lần đầu tiên họ tương tác và những thay đổi tùy chọn theo thời gian”. Đó chính xác là cách bạn mong đợi nó hoạt động.
TikTok lần đầu tiên cố gắng mở trung tâm minh bạch vào năm 2020 - thời điểm cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump cố gắng cấm ứng dụng. Dịch bệnh xảy ra khiến trung tâm bị tạm hoãn cho đến tận bây giờ.
Trong 3 năm qua, sự thiếu hụt lòng tin của DC với TikTok càng thêm sâu sắc, đồng thời kéo theo một loạt các cáo buộc về bảo mật và quyền riêng tư người dùng. Trước đó, 2 nhân viên ở Mỹ và 2 nhân viên ở Trung Quốc đã bị sa thải vì hành vi truy cập trái phép vào dữ liệu của người dùng Mỹ, trong đó có hai nhà báo.
“Niềm tin của công chúng mà chúng ta bỏ nhiều công sức để xây dựng đã bị hủy hoại đáng kể bởi hành vi sai trái từ một số cá nhân”, Liang Rubo, Giám đốc điều hành ByteDance, viết cho nhân viên trong một email nội bộ.
Đáp lại, TikTok lên kế hoạch triển khai Dự án Texas. Đây được đánh giá là một trong những kế hoạch kỹ thuật cao chưa từng có nhằm ngăn chặn hầu hết các hoạt động của TikTok tại Mỹ khỏi công ty mẹ Trung Quốc ByteDance.
Để biến Dự án Texas trở thành hiện thực, TikTok hiện đang phải phụ thuộc vào Oracle - công ty nơi nhà sáng lập Larry Ellison tận dụng các mối quan hệ với tư cách là nhà tài trợ có tầm ảnh hưởng nhằm đảm bảo sự ủng hộ của giới chức trong giai đoạn đầu đàm phán.
Được biết, Dự án Texas được đưa ra nhằm giải quyết một số vấn đề hiện hữu, bao gồm thiết kế tổ chức, bảo vệ dữ liệu, kiểm soát truy cập, đảm bảo công nghệ, đảm bảo nội dung cũng như quá trình tuân thủ và giám sát. Hàng nghìn nhân sự và hơn 1,5 tỷ USD đã được huy động để xây dựng dự án này.
Theo The Verge, ít nhất 7 kiểm toán viên bên ngoài, bao gồm cả Oracle, sẽ xem xét tất cả dữ liệu vào và ra đối với phiên bản TikTok của Mỹ. Nếu đề xuất được chính phủ chấp thuận, TikTok sẽ tiêu tốn khoảng 700 triệu đến 1 tỷ USD/ năm để duy trì dự án.
Không biết Dự án Texas có làm hài lòng chính phủ hay không, song có lẽ nó sẽ khiến cơ hội được làm việc tại TikTok trở nên khó khăn hơn. Phiên bản TikTok của Mỹ sẽ phải được Oracle giải mã hoàn toàn, xây dựng lại và phân phối tới các cửa hàng ứng dụng Mỹ. Phía Oracle cũng sẽ phải xem xét mọi bản cập nhật ứng dụng để đảm bảo bảo mật cho người dùng.
TikTok đang đối mặt với nguy cơ bị cấm trên toàn nước Mỹ. Hiện ứng dụng video ngắn này không được phép xuất hiện trên các thiết bị của nhân viên liên bang, bị chặn bởi hàng chục trường đại học trên cả nước và thậm chí đứng trước rủi ro bị xóa sổ khỏi các cửa hàng ứng dụng Mỹ.
Trong bối cảnh đó, Alex Health và một số nhà báo khác đã được mời đến trụ sở chính của TikTok tại Los Angeles để dự buổi tham quan truyền thông đầu tiên tại “Trung tâm Trách nhiệm Giải trình và Minh bạch”. Theo The Verge, trung tâm này được thiết kế nhằm tạo cơ hội cho các nhà quản lý, học giả và kiểm toán viên đến tìm hiểu về cách thức hoạt động cũng như bảo mật của TikTok. Công ty cũng đang lên kế hoạch mở thêm các trung tâm minh bạch khác tại Washington, DC, Dublin và Singapore.
Chuyến thăm quan là một trong những nỗ lực của TikTok nhằm thúc đẩy Dự án Texas - một đề xuất mới nhằm thuyết phục chính phủ Mỹ phân vùng dữ liệu người dùng thay vì thực thi lệnh cấm trên toàn quốc. Giám đốc điều hành TikTok, Shou Zi Chew, đã tới DC vào tuần trước để đề xuất với các nhà hoạch định chính sách và tổ chức tư vấn. Vào tháng 3, ông sẽ tham gia phiên điều trần trước Quốc hội lần đầu tiên.
Alex Health và một số nhà báo khác đã được mời đến trụ sở chính của TikTok tại Los Angeles để dự buổi tham quan truyền thông đầu tiên tại “Trung tâm Trách nhiệm Giải trình và Minh bạch”.
TikTok không phải là công ty công nghệ đầu tiên gặp khủng hoảng truyền thông. Trước đó, nhằm ngăn chặn các hành vi gian lận trong bầu cử, Facebook cũng thành lập Phòng Chiến tranh bầu cử tại trụ sở chính của công ty, chuyên giám sát và xử lý các hành vi ngăn cản cử tri đi bỏ phiếu qua mạng xã hội. Mạng xã hội này sau đó cũng mời các nhà báo tới thăm quan.
Theo lời kể của Alex Health, Trung tâm Trách nhiệm Giải trình và Minh bạch của TikTok được thiết kế vô cùng ấn tượng. Một chiếc màn hình cảm ứng lớn giải thích cặn kẽ cách thức hoạt động của TikTok, qua đó cho thấy cái nhìn tổng quan hơn về nỗ lực cải thiện sự tin cậy của nền tảng.
Tuy nhiên, có một căn phòng bí mật mà nhóm nhà báo thăm quan hôm đó không được phép vào. Đại diện TikTok cho biết đó là phòng máy chủ chứa mã nguồn. Bất kỳ ai bước vào đều phải ký thỏa thuận không tiết lộ thông tin, đi qua máy quét kim loại và bỏ lại điện thoại trong tủ khóa. Không rõ chính xác ai sẽ được phép vào căn phòng này.
Tại phòng kiểm duyệt, TikTok minh hoạt một vài video có khả năng vi phạm kèm theo các thông tin cơ bản
Theo The Verge, nhà báo Alex Health hôm đó có cơ hội thăm quan phòng chạy “trình mô phỏng mã”, song thực sự nó chỉ cho thấy được những điều cơ bản nhất về thuật toán của TikTok. Đại diện công ty cũng yêu cầu khách thăm quan không trích dẫn hay đưa ra kết luận trực tiếp sau khi nghe những gì nhân viên dẫn tour chia sẻ.
Tại phòng kiểm duyệt, TikTok minh hoạt một vài video có khả năng vi phạm kèm theo các thông tin cơ bản như tên chủ tài khoản, lượt thích và chia sẻ lại. Hệ thống khi đó sẽ yêu cầu người kiểm duyệt quyết định xem liệu video này có vi phạm chính sách nào hay không, chẳng hạn như chính sách về “các mối đe dọa và kích động bạo lực”.
Qua tìm hiểu, Alex Health biết được TikTok sẽ sử dụng “mô hình máy học thô” để chọn “một tập hợp gồm vài nghìn video” từ hàng tỷ video lưu trữ trong ứng dụng. Sau đó, 2 mô hình máy học khác sẽ tiếp tục thu hẹp phạm vi video và phân phối chúng tới người xem dựa trên sở thích của họ.
Tuy nhiên, thông tin hiển thị rất mơ hồ. Một trang trình bày cho biết TikTok “đề xuất nội dung bằng cách xếp hạng video dựa trên sự kết hợp của nhiều yếu tố, bao gồm sở thích người dùng trong lần đầu tiên họ tương tác và những thay đổi tùy chọn theo thời gian”. Đó chính xác là cách bạn mong đợi nó hoạt động.
TikTok lần đầu tiên cố gắng mở trung tâm minh bạch vào năm 2020 - thời điểm cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump cố gắng cấm ứng dụng. Dịch bệnh xảy ra khiến trung tâm bị tạm hoãn cho đến tận bây giờ.
Trong 3 năm qua, sự thiếu hụt lòng tin của DC với TikTok càng thêm sâu sắc, đồng thời kéo theo một loạt các cáo buộc về bảo mật và quyền riêng tư người dùng. Trước đó, 2 nhân viên ở Mỹ và 2 nhân viên ở Trung Quốc đã bị sa thải vì hành vi truy cập trái phép vào dữ liệu của người dùng Mỹ, trong đó có hai nhà báo.
“Niềm tin của công chúng mà chúng ta bỏ nhiều công sức để xây dựng đã bị hủy hoại đáng kể bởi hành vi sai trái từ một số cá nhân”, Liang Rubo, Giám đốc điều hành ByteDance, viết cho nhân viên trong một email nội bộ.
Đáp lại, TikTok lên kế hoạch triển khai Dự án Texas. Đây được đánh giá là một trong những kế hoạch kỹ thuật cao chưa từng có nhằm ngăn chặn hầu hết các hoạt động của TikTok tại Mỹ khỏi công ty mẹ Trung Quốc ByteDance.
Để biến Dự án Texas trở thành hiện thực, TikTok hiện đang phải phụ thuộc vào Oracle - công ty nơi nhà sáng lập Larry Ellison tận dụng các mối quan hệ với tư cách là nhà tài trợ có tầm ảnh hưởng nhằm đảm bảo sự ủng hộ của giới chức trong giai đoạn đầu đàm phán.
Được biết, Dự án Texas được đưa ra nhằm giải quyết một số vấn đề hiện hữu, bao gồm thiết kế tổ chức, bảo vệ dữ liệu, kiểm soát truy cập, đảm bảo công nghệ, đảm bảo nội dung cũng như quá trình tuân thủ và giám sát. Hàng nghìn nhân sự và hơn 1,5 tỷ USD đã được huy động để xây dựng dự án này.
Theo The Verge, ít nhất 7 kiểm toán viên bên ngoài, bao gồm cả Oracle, sẽ xem xét tất cả dữ liệu vào và ra đối với phiên bản TikTok của Mỹ. Nếu đề xuất được chính phủ chấp thuận, TikTok sẽ tiêu tốn khoảng 700 triệu đến 1 tỷ USD/ năm để duy trì dự án.
Không biết Dự án Texas có làm hài lòng chính phủ hay không, song có lẽ nó sẽ khiến cơ hội được làm việc tại TikTok trở nên khó khăn hơn. Phiên bản TikTok của Mỹ sẽ phải được Oracle giải mã hoàn toàn, xây dựng lại và phân phối tới các cửa hàng ứng dụng Mỹ. Phía Oracle cũng sẽ phải xem xét mọi bản cập nhật ứng dụng để đảm bảo bảo mật cho người dùng.
Theo Genk