Bên trong nhà máy chế tạo thiết bị audio tiền tỉ, đòi hỏi độ sai số dưới 1/100mm

SkylerNew

Chuyên viên tin tức
Thành viên BQT
Một cơ hội hiếm hoi để đến thăm nơi chế tạo ra những thiết bị audio của TAD, thương hiệu âm thanh ultra hi-end của Nhật Bản, mới thấy được tại sao sản phẩm của họ lại nổi tiếng và có thể nói là tạo nên kỳ tích trên bản đồ hi-end thế giới.

maxresdefault_bojk.jpg

TAD là một trong thương hiệu hiếm hoi đến từ Châu Á được xếp ở đẳng cấp ultra hi-end audio
202002_tad_sign2_sikb.jpg

Trong hơn 40 năm lịch sử phát triển, Technical Audio Devices Laboratory, Inc (TAD) vẫn tuân thủ triết lý riêng của mình đó là phát triển công nghệ, ưu tiên sở hữu vật liệu tốt nhất có thể, chế tác thủ công chú ý đến từng chi tiết nhỏ nhất, đảm bảo chất lượng sử dụng trong thời gian dài và tái tạo tối đa sắc thái gốc của bản thu. Điều đó làm nên một trong số những thương hiệu audio hiếm hoi đến từ Nhật Bản sở hữu các dòng sản phẩm được định vị ở phân khúc ultra hi-end. Vì vậy cơ hội hiếm hoi có thể thăm nhà máy của TAD gần như không thể bỏ lỡ.
202002_tad_building_pvzs.jpg

Bên ngoài nhà máy của TAD.
tad_e1tx_lifestyle_1920_iqyx.jpg

Cây viết Howard Kneller của tờ Soundstageglobal đã có một ngày duy nhất để gặp gỡ Andrew Jones, phó chủ tịch kỹ thuật của Elac nhưng trước khi gia nhập Elac, Jones đã thiết kế loa TAD và chuyến tham quan bắt đầu.


tad_reference_series_m600_power_amplifier_epqg.jpg

Thiết kế siêu amp monoblocks TAD M-600 có giá lên đến gần 2 tỉ đồng
TAD có hai trụ sở, mỗi trụ sở gồm một trung tâm nghiên cứu phát triển và một nhà máy. Đầu tiên là trụ sở khổng lồ của Pioneer ở Kawagoe-shi, một thành phố thuộc quận Saitama chuyên sản xuất các linh kiện âm thanh điện tử. Tổ hợp nhà máy còn lại ở Tendō-shi, quận Yamagata chuyên sản xuất loa.


202002_tad_assembly0_ikkz.jpg

Khu vực sản xuất chính của TAD với trang bị máy móc thiệt bị đạt chuẩn chính xác cao nhất có thể
202002_tad_assembly1_dlft.jpg

Đầu phát CD / SACD TAD-D1000MK2 đang được hoàn thiện.
Howard đã đến thăm cơ sở Kawagoe, cách Tokyo chỉ chưa đầy một giờ đi tàu. Kazuto Okura, một quản lý cấp cao trong bộ phận tiếp thị và bán hàng của TAD, đã gặp Howard tại nhà ga xe lửa Kawagoe. Từ đó, lái xe khoảng 15 phút đến nhà máy của Pioneer, nơi Howard được chào đón bởi Hiromitsu Numazaki, giám đốc bộ phận thiết kế của TAD và Shinji Tarutani, giám đốc kỹ thuật và tổng giám đốc của công ty.

tad_homepage4_sygg.jpg

Reference One R1 TX - Giá khoảng 3,5 tỉ đồng, là thiết kế loa đầu bảng của thương hiệu TAD
Nhà máy này của Pioneer có hơn 3000 người, họ sản xuất thêm cả hệ thống âm thanh xe hơi và thiết bị định vị GPS, mảng thiết bị âm thanh cao cấp chỉ chiếm một phần nhỏ. Nhà máy của TAD chỉ có 2 bộ phận gồm sản xuất/lắp ráp và kiểm tra, mỗi bộ phận được một nhân viên do chính TAD đào tạo và đạt chứng nhận trong ba lĩnh vực: an toàn, kỹ năng và kiểm tra.
202002_tad_assembly2_ymgm.jpg

Kiểm tra bảng mạch TAD-D1000MK2.
Khi bước vào nhà máy, các bạn có thể thấy những ô cửa kính lớn, bề mặt sàn sạch sẽ. Thiết bị đang được lắp ráp thủ công và tất nhiên là hoàn thiện từng chiếc một như cách mà ngườ ta làm siêu xe Koneisegg hay Bugatti là đầu phát CD / SACD TAD-D1000MK2 đang được lắp ráp. Khách tham quan phải mặc trang phục riêng, đi dép chống tĩnh điện, mũ và áo khoác phòng thí nghiệm mới được đi vào bên trong.
202002_tad_listening1_nzxk.jpg

Phòng nghe kiểm âm của TAD.
Quá trình lắp ráp của TAD-D1000MK2 đòi hỏi sự tỉ mỉ và độ chính xác kinh khủng, với sai số chỉ ở mức 1/100 mm. Thiết bị được kiểm tra nhiều lần bằng tay, dụng cụ cơ khí hoặc thiết bị đo kết cấu, mạch và những rung động không cần thiết. Các máy móc này trông giống như dụng cụ trong phòng mổ của bệnh viện. Và quá trình kiểm tra không chỉ thực hiện một lần mà được lặp đi lặp lại để đảm bảo mọi chi tiết dù nhỏ nhất đều đạt độ hoàn hảo.
Nếu trải qua quá hàng loạt các bài test và kiểm tra nếu thấy rằng có yếu tố nào đó trên chiếc TAD-D1000MK2 không đáp ứng chính xác tiêu chuẩn về độ sai số cho phép, yêu cầu về chức năng vận hành hay thẩm mỹ bên ngoài, toàn bộ quá trình lắp ráp sẽ được thực hiện lại từ đầu cho đến khi nào mọi chi tiết hoàn hảo. Kết thúc chuyến tham quan nhà máy, Howard trả lại quần áo và đến phòng nghe của TAD.
202002_tad_amprear_wfmp.jpg

Mặt sau của poweramp mono TAD-M1000

202002_tad_amp_pdtb.jpg

Poweramp mono TAD-M1000
Phòng nghe tham chiếu và kiểm âm của TAD tại thời điểm tham quan gồm nhiều thiết bị như đầu phát TAD-D1000MK2 và Preamp/DAC C2000, và bộ poweramp mono M1000, preamp C600, đầu phát D600, poweramp mono M700S mới được giới thiệu. Ngoài ra còn có nhiều loa TAD, gồm Evolution One TX và siêu loa Reference One.

202002_tad_listening3_zkxu.jpg

Trái sang phải: Kazuto Okura, Shinji Tarutani và Hiromitsu Numazaki.

Theo tác giả, mỗi một nhà sản xuất thiết bị audio đều có những câu chuyện rất đặc biệt của riêng mình. Khi được tận mắt trải nghiệm nơi chế tạo, tinh thần làm việc, yêu cầu đỏi hỏi độ chính xác không khác gì việc chế tạo các bộ cơ đồng hồ Thụy Sĩ và được trò chuyện với những con người đứng đằng sau các tác phẩm âm thanh tinh tế nhất của Nhật Bản, Howard Kneller đã hoàn toàn bị chinh phục. Rõ ràng, TAD có một lợi thế rất lớn là nguồn tài nguyên từ tập đoàn mẹ - Pioneer, nhưng ngược lại các sản phẩm của Pioneer cũng sẽ thừa hưởng những gì tinh túy nhất từ công cuộc chinh phục cái đẹp của âm thanh từ những nhà nguyên cứu đang làm việc tại Kawagoe-shi và Tendō-shi.

Theo Nghe Nhìn​
 
Quá kinh khủng, nhà máy này có lịch sử tới 40 năm rồi, trong khi đó mình còn chưa có nổi 1 nhà máy ra hồn
 
Bên trên