Báu vật Đài Loan mà Trung Quốc luôn thèm khát, “kim bài miễn tử” trước xung đột

SkylerNew

Chuyên viên tin tức
Thành viên BQT
Theo 1 báo cáo của hãng tư vấn Boston, Đài Loan chiếm tới hơn 90% hoạt động sản xuất bán dẫn tiên tiến trên thế giới. TSMC, công ty Đài Loan quan trọng nhất thế giới, đang là tâm điểm tranh chấp giữa Mỹ và Trung Quốc. Những con chip của công ty hiện diện từ các sản phẩm điện tử tiêu dùng như iPhone hay PlayStation 5 cho tới tàu bay vũ trụ, phi cơ chiến đấu.

Tuy nhiên, TSMC lại phụ thuộc lớn vào thị trường Mỹ thay vì Trung Quốc. Chỉ có 10% doanh thu đến từ đại lục, trong khi hơn một nửa đến từ các công ty Mỹ. Nói cách khác, ảnh hưởng quyền lực của Trung Quốc đang không bằng đối thủ ở bên bờ Thái Bình Dương. Trong cuộc chiến tranh giành tầm ảnh hưởng với báu vật Đài Loan này, Trung Quốc đang ở thế yếu.

Vai trò của TSMC​

Theo các nhà phân tích, các con chip do TSMC làm ra đã trở nên quá quan trọng đối với thế giới. Do vậy, khiến cho Trung Quốc cũng phải chùn tay kể cả khi muốn giành quyền kiểm soát hòn đảo như những gì đã tuyên bố. Mặc dù Trung Quốc luôn chỉ trích Mỹ, đưa ra nhiều biện pháp trừng phạt và răn đe đối với Đài Loan và các quan chức Mỹ, song, họ chắc chắn đủ khôn ngoan để tránh đụng chạm tới lợi ích của ngành bán dẫn.

589824_70849780845015_1087421294837760



“Hãy thử nhìn vào cơ sở hạ tầng đám mây, hàng dài xe điện và xe xăng đang chạy trên đường, cơ sở vật chất cho nền công nghiệp thế hệ tiếp theo, vô số các thiết bị điện tử khác đang vận hành,... Tất cả đều yêu cầu phải có chip của TSMC” - nhà phân tích Mehdi Hosseni đến từ Susquehanna cho biết. Nếu các dây chuyền của TSMC vì 1 lí do nào đó mà bị ngừng hoạt động, nền kinh tế toàn cầu sẽ lập tức trì trệ hơn tệ hơn cả khi COVID-19 hoành hành.

Trung Quốc không có sự thay thế tương xứng​

Ở Trung Quốc, không có hãng đúc chip nào có thể bắt kịp hay sánh ngang với TSMC. Bất chấp tham vọng tự chủ bán dẫn đã thôi thúc chính quyền Bắc Kinh rót tới hàng trăm tỷ USD những năm qua, nhằm hỗ trợ ngành chip địa phương phát triển đáp ứng được nhu cầu trong nước. Nợ nần ở Tsinghua Unigroup và nhiều vụ bê bối đã cho thấy hiệu quả kém của đại kế hoạch đó.

Trung Quốc chỉ kịp tạo ra 1 SMIC, nhà vô địch chip lớn nhất nước này. Song, ngay cả nhà vô địch cũng đang tụt hậu so với TSMC của Đài Loan. SMIC cần tới 15 năm để làm được những gì mà đối thủ Đài Loan làm được từ 10 năm trước. “Trung Quốc đã mất quyền tiếp cận các thiết bị tiển tiến nhất. Sẽ lại càng tồn nhiều thời gian hơn để họ có thể nắm bắt những bí kíp kĩ thuật hàng đầu”.

Báu vật Đài Loan mà Trung Quốc luôn thèm khát, “kim bài miễn tử” trước xung đột

Không được TSMC giao hàng, Huawei dần cạn kiệt chip, sụp đổ cả 1 đế chế smartphone

Sự thua kém Đài Loan trong ngành công nghiệp đúc chip chắc chắn khiến chính quyền Bắc Kinh như “phát điên”. Bởi trong cuộc chiến tranh thương mại với Mỹ, nhà vô địch Huawei của đất nước đã bị tổn thất nghiêm trọng, không thể gượng dậy lại như trước. Dưới sự chỉ đạo của cựu tổng thống Donald Trump, Mỹ ban hành lệnh cấm tiếp cận các công nghệ Mỹ đối với Huawei và SMIC. Hậu quả, TSMC không còn khả năng giao dịch với Huawei được nữa, đẩy nhà sản xuất smartphone hàng đầu Trung Quốc rơi vào cảnh không có chip để sản xuất. Trong khi SMIC cũng bất lực, không thể thay thế kịp thời vị trí mà TSMC để lại.

Ngược lại, TSMC không quá thiết hại vì ngừng làm ăn với Huawei. Năm 2021, doanh thu của họ chỉ có khoảng 10% đến từ Trung Quốc, bởi họ đã chuyển phần doanh thu mà Huawei để trống cho các công ty khác. Nói cách khác, TSMC không phụ thuộc vào bất kì công ty Trung Quốc nào, kể cả đó là Huawei. Họ có đầy những khách hàng đang xếp hàng chờ được kí hợp đồng đúc chip.

Theo báo cáo, doanh thu của TSMC trong quý 2 là 18 tỷ USD. Về phía SMIC, công ty thật nhỏ bé khi chỉ kiếm được 1,9 tỷ USD. Phần lớn tiền kiếm được đến từ đơn hàng sản xuất chip A series cho Apple, ngoài ra còn có nhiều hãng khác đặt hàng TSMC như Nvidia, AMD,...

Báu vật Đài Loan mà Trung Quốc luôn thèm khát, “kim bài miễn tử” trước xung đột

Không gì ngăn cản TSMC mở rộng​

Và cho dù tình hình địa chính trị phức tạp, mắc kẹt trong cuộc chiến vương quyền giữa Trung Quốc và Mỹ, TSMC vẫn rất thoải mái tiến hành mở rộng. Khoảng 10% công suất TSMC nằm ở Trung Quốc, và họ vẫn sẽ tiếp tục kinh doanh với các công ty địa phương. Công ty Đài Loan đang hoạt động ở Thượng Hải và Nam Kinh. Song song với đó, họ cũng tiến hành mở rộng ở Mỹ và nhiều quốc gia khác.

TSMC đã thông báo kế hoạch xây nhà máy chip 12 tỷ USD ở Arizona. Nhà máy này tập trung vào các tiến trình bán dẫn tiên tiến nhất, đáp ứng nhu cầu sản xuất ở Mỹ như nguyện vọng của nhà cầm quyền. Cùng với đó, các dây chuyền ở đại lục vẫn tiếp tục sản xuất bằng công nghệ cũ vốn đang có nhu cầu rất lớn ở đây. Thực tế, chip 5nm hay 7nm chỉ ứng dụng hạn chế ở smartphone, còn với ô tô hay các thiết bị gia dụng, dây chuyền 28nm hay 40nm vẫn khai thác tối ưu tốt.

Và chừng nào TSMC còn duy trì được vị thế là hãng đúc chip lớn nhất thế giới, là công ty mà cả thế giới phụ thuộc, chừng đó Đài Loan sẽ được đảm bảo trước 1 cuộc xung đột quy mô lớn. TSMC đã trở nên quá quan trọng để có thể bị tổn thương. Một “kim bài miễn tử”.

Theo VN review​
 
Bên trên