Xin chào các bạn cinephile thân mến.
Rời khỏi cinema vào đêm khuya sau khi xem xong phim Prince of Persia, nhìn đồng hồ gần 1h sáng mà tôi cảm thấy tiếc thời gian ghê gớm, và thầm nghĩ phải chi bộ phim có thể rút ngắn hơn, bớt đi những cảnh thừa không đáng có thì khán giả có thể ra về sớm hơn một chút mà phim cũng sẽ hay hơn nhiều.
Nếu lần sau có một phim nào đó chuyển thể từ game, có thể tôi sẽ cân nhắc nhiều trước khi đi xem. Dĩ nhiên lần này phim Hoàng tử Ba Tư rất khá, khá hơn nhiều so với Hit man và Resident Evil, tài năng của đạo diễn Jerry Bruckheimer đã được khai thác hết mức. Tuy nhiên cùng một phong cách, ta thấy bộ phim này với Pirates of Caribean quả là một trời một vực. Thêm một lần nữa ta thấy rõ bất đẳng thức: Game luôn hay hơn phim. Quả thật cảm xúc khi xem phim chuyển thể từ game không bao giờ thỏa mãn chúng ta.
Không khó khăn lằm để chứng minh bất đẳng thức này, trước hết chúng ta phải nhìn lại bản chất của Video game, một loại hình giải trí khai sinh từ cuối thập niên 70. Bản thân Video Game rất gần với phim ảnh, vì nó trình diễn trước mắt ta những hình ảnh động, có nhân vật chính, có phông cảnh và có âm nhạc. Theo dòng thời gian, bản chất của Video Game càng lúc càng gần lại với điện ảnh, với đồ hoạ đẹp hơn, thật hơn, có tiếng nói và một cốt truyện phức tạp hấp dãn hơn. Tuy nhiên hôn nhân của Video Game và Điện ảnh lại là một cái gì đó rất gượng ép và thất bại hoàn toàn.
Tôi có cảm giác người ta làm phim chuyển thể từ game chỉ vì lí do lợi nhuận hơn là vì nghệ thuật. Đơn giản là vì muốn lấy tiền từ túi những game thủ say mê một game nào đó, người ta làm 1 phim, lấy tên Game làm tên phim, chấm hết. Một tác phẩm làm ra chỉ vì mục tiêu thưong mại nhưng không có cảm xúc đam mê thì khó mà thăng hoa để thành 1 tác phẩm hay được.
Từ năm 80, phim chuyển thể từ game đã xuất hiện, đó là những nhân vật hoạt hình như Pacman trong show truyền hình kéo dài 2 năm, Bomberman, Sonic...
Phim Super mario Bros là phim điện ảnh người đóng đầu tiên trong thập niên 90, cho ta khái niệm là người ta có thể chuyển thể game thành phim, nhưng đáng tiếc là bộ phim này cũng là bằng chứng rõ ràng nhất cho thấy không thể hòa nhập được Game và Phim ảnh.
Cho đến nay, có rất ít phim chuyển thể game tạm gọi là hay, như Hoàng tử Ba tư, Mortal Kombat, Silent Hill, nhưng có quá nhiều cú nhảy lộn cổ xuống sông như Max payne, Hitman, Doom và Far Cry.
Tài năng của đạo diễn và thiết kế cảnh trí có thể che mắt được khán giả bằng những đại cảnh hoành tráng, đẹp mắt, nhưng không thể che giấu được lỗ hổng khủng khiếp về nhân vật, và còn 1 điều nữa là khán giả đi xem để tìm lại một vài điểm tinh túy của game họ chơi, nếu không tìm ra họ sẽ rất bất mãn.
Thực sự để làm phim từ game rất khó, khó hơn chuyển thể một cuốn truyện tranh nhiều. Vì Game đặt nền tảng trên hành động nhiều hơn là kịch tính (trừ game nhập vai như Final Fantasy). Người làm phim bắt buộc phải tạo hình nhân vật thật giống trong game, nhưng họ hoàn toàn bị đui mù về tính cách, tình cảm của con búp bê mà họ vừa tạo ra. Game Super Mario có chừng ấy nhân vật thì trên phim cũng phải nặn ra cho đủ, như Mario, Luigi, vua rồng Bowser. Khi người ta không biết, người ta đành phải chế biến và sáng tạo theo ý chủ quan, để lấp đầy kịch bản. Việc làm đó lại quá sơ sài, như trong phim Street Fighter chỉ là một tập hợp những nhân vật không có chiều sâu, Resident Evil, nhân cách của vai nữ chính khá mờ nhạt, hay trong phim Hitman cũng vậy. Hoàn toàn vô ích nếu ta tìm ra 1 diễn viên giống hoàn toàn trong game nhưng lại tạo ra một nhân cách tầm thường cho hắn. Cũng giống như ta có thể làm phim về Hitler, về Hồ Chí Minh, Stalin... với những diễn viên hóa trang, diễn xuất giống hệt những người này, nhưng bộ phim thành công hay thất bại là do kịch bản.
Viẹc sáng tạo và gán ghép tùy tiện nhân cách nhân vật có khi gây ra tác dụng ngược, như trong phim Hoàng tử Ba Tư, có quá nhiều cảnh chọc cười mà lắm khi rất vô duyên, lố bịch. Có lẽ bị ám ảnh bời nhân vật Jack Sparrow nên kịch bản cho hoàng tử đùa giỡn và chọc cười khá nhiều, làm mất đi tính hào hùng của phim.
Thử thách thứ 2 khi chuyển thể game, chính là yếu tố giải trí của game không bao giờ được tái hiện đầy đủ bằng điện ảnh, vì cảm xúc của người chơi game khi chơi là cảm xúc chủ động, còn trong phim là thụ động, khán giả buộc phải ngồi chặt vào ghế và bị bắt xem những gì đạo diễn sắp đặt trước. Vì vậy những vụ ám sát khéo léo của Hitman hay cảm giác hồi hộp, căng thẳng khi đi dò đường trong Resident Evil không bao giờ khán giả xem phim có được. phim Hoàng tử Ba Tư đã thành công khi mang lại cho những cảnh hành động cái thần sắc của game, chính là những cú nhào lộn bay nhảy mạo hiểm của chàng dũng sĩ. Chúng chính là linh hồn của game này ngay từ thời xa xưa khi nó được sinh ra. (Ai từng chơi trò Prince of Persia trên mấy cái máy PC với màn hình EGA đơn sắc hồi năm 80 sẽ hiểu rõ). Chính vì lí do này mà phim Silent Hill hay hơn Resident Evil, khi nó tái hiện lại được một cảm xúc hồi hộp, lo sợ, tái hiện được khung cảnh bí hiểm trong game, một game tìm đường thực sự, trong khi Resident Evil chuyển thể từ một game tìm đường nhưng chỉ phô bày những cảnh hành động mà không có chút yếu tố trí tuệ nào. Càng về sau, người xem không còn nhận ra nét tinh túy của Game họ yêu thích trong mấy phim này nữa. Nếu tôi có thể viết kịch bản cho phim Resident Evil, tôi sẽ cho câu chuyện xảy ra từ trong khu rừng Racoon City đến những hành lang tối tăm u ám của toà lâu đài cổ, những âm thanh ghê rợn trong bóng tối và cuộc chiến sinh tồn với nhiều tình tiết sử dụng trí não hơn là cầm súng nhảy tưng tưng bắn loạn xạ ngoài phố như ta đã thấy.
Xét về tính khả thi, thì những game nhập vai có nhiều tiềm năng và tố chất nhất để có thể chuyển thể thành một phim hay, tuy nhiên nghịch lý là không ai còn màng đến việc làm phim một khi kịch bản của game đã quá hoàn hảo rồi, bản thân game cũng chiếu qua mắt người chơi như một bộ phim rồi, như Final Fantasy mà chơi trên PS2 thì không thua gì xem phim. Nhưng tại sao các nhà làm phim không thể chắt lọc những nét tinh túy trong kịch bản game để sáng tạo ra một câu chuyện khác, đó là điều tôi không bao giờ hiểu được, chỉ biết là họ vẫn đi từ sai lầm này đến sai lầm khác, hết Doom, Max Payne rồi lại Far Cry, mà phim nào cũng thất bại cả. Chúng ta đang trông chờ, vì trong năm nay sẽ có phim làm theo game "Professor Layton", một game nhập vai trí tuệ rất thành công của hệ máy Nintendo DS.
Game giao đấu (fighter) cũng hứa hẹn nhiều khả năng làm thành một phim hay, chúng ta từng xem những phim võ thuật rất hay như Diệp vấn, Long Tranh hổ Đấu, Hoắc nguyên Giáp, Ong Bak, có hơi hướng của một võ đài và nhiều võ sĩ tham dự. chỉ cần 1 kịch bản tốt là có thể làm phim về Samurai, Street Fighter. Phim Mortal Kombat là 1 phim khá thành công theo thể loại này.
Tóm lại, chìa khóa để chuyển thể thành công cho phim làm từ game, không phải do ngoại hình copy nhân vật, không phải do yếu tố sáng tạo mù quáng kiểu vẽ rắn thêm chân, nhưng ở chỗ nhà làm phim có nắm được cái thần của game hay không. Không phải game nào nổi tiếng khi làm thành phim thì đều có phim hay. Bản thân tôi rất mừng khi nghe nói dự án làm phim Castle vania bị hủy bỏ, vì tôi không hề mong muốn đi xem một phim làm về ma cà rồng thứ 1001 giữa hàng đống phim về bọn quỷ hút máu này. D9ể tiền làm phim về Bat man và Người Nhện vẫn còn hứa hẹn hơn.
Hi vọng sau những thất bại quá khứ, người ta sẽ cho chúng ta xem những phim xứng đáng hơn với giá vé mà ta bỏ ra.
Phụ lục: danh sách phim chuyển thể từ Videogame (phim nào có điểm đánh giá > 30% đã gọi là khá lằm rồi )
http://en.wikipedia.org/wiki/List_of_films_based_on_video_games
Rời khỏi cinema vào đêm khuya sau khi xem xong phim Prince of Persia, nhìn đồng hồ gần 1h sáng mà tôi cảm thấy tiếc thời gian ghê gớm, và thầm nghĩ phải chi bộ phim có thể rút ngắn hơn, bớt đi những cảnh thừa không đáng có thì khán giả có thể ra về sớm hơn một chút mà phim cũng sẽ hay hơn nhiều.
Nếu lần sau có một phim nào đó chuyển thể từ game, có thể tôi sẽ cân nhắc nhiều trước khi đi xem. Dĩ nhiên lần này phim Hoàng tử Ba Tư rất khá, khá hơn nhiều so với Hit man và Resident Evil, tài năng của đạo diễn Jerry Bruckheimer đã được khai thác hết mức. Tuy nhiên cùng một phong cách, ta thấy bộ phim này với Pirates of Caribean quả là một trời một vực. Thêm một lần nữa ta thấy rõ bất đẳng thức: Game luôn hay hơn phim. Quả thật cảm xúc khi xem phim chuyển thể từ game không bao giờ thỏa mãn chúng ta.
Không khó khăn lằm để chứng minh bất đẳng thức này, trước hết chúng ta phải nhìn lại bản chất của Video game, một loại hình giải trí khai sinh từ cuối thập niên 70. Bản thân Video Game rất gần với phim ảnh, vì nó trình diễn trước mắt ta những hình ảnh động, có nhân vật chính, có phông cảnh và có âm nhạc. Theo dòng thời gian, bản chất của Video Game càng lúc càng gần lại với điện ảnh, với đồ hoạ đẹp hơn, thật hơn, có tiếng nói và một cốt truyện phức tạp hấp dãn hơn. Tuy nhiên hôn nhân của Video Game và Điện ảnh lại là một cái gì đó rất gượng ép và thất bại hoàn toàn.
Tôi có cảm giác người ta làm phim chuyển thể từ game chỉ vì lí do lợi nhuận hơn là vì nghệ thuật. Đơn giản là vì muốn lấy tiền từ túi những game thủ say mê một game nào đó, người ta làm 1 phim, lấy tên Game làm tên phim, chấm hết. Một tác phẩm làm ra chỉ vì mục tiêu thưong mại nhưng không có cảm xúc đam mê thì khó mà thăng hoa để thành 1 tác phẩm hay được.
Từ năm 80, phim chuyển thể từ game đã xuất hiện, đó là những nhân vật hoạt hình như Pacman trong show truyền hình kéo dài 2 năm, Bomberman, Sonic...
Phim Super mario Bros là phim điện ảnh người đóng đầu tiên trong thập niên 90, cho ta khái niệm là người ta có thể chuyển thể game thành phim, nhưng đáng tiếc là bộ phim này cũng là bằng chứng rõ ràng nhất cho thấy không thể hòa nhập được Game và Phim ảnh.
Cho đến nay, có rất ít phim chuyển thể game tạm gọi là hay, như Hoàng tử Ba tư, Mortal Kombat, Silent Hill, nhưng có quá nhiều cú nhảy lộn cổ xuống sông như Max payne, Hitman, Doom và Far Cry.
Tài năng của đạo diễn và thiết kế cảnh trí có thể che mắt được khán giả bằng những đại cảnh hoành tráng, đẹp mắt, nhưng không thể che giấu được lỗ hổng khủng khiếp về nhân vật, và còn 1 điều nữa là khán giả đi xem để tìm lại một vài điểm tinh túy của game họ chơi, nếu không tìm ra họ sẽ rất bất mãn.
Thực sự để làm phim từ game rất khó, khó hơn chuyển thể một cuốn truyện tranh nhiều. Vì Game đặt nền tảng trên hành động nhiều hơn là kịch tính (trừ game nhập vai như Final Fantasy). Người làm phim bắt buộc phải tạo hình nhân vật thật giống trong game, nhưng họ hoàn toàn bị đui mù về tính cách, tình cảm của con búp bê mà họ vừa tạo ra. Game Super Mario có chừng ấy nhân vật thì trên phim cũng phải nặn ra cho đủ, như Mario, Luigi, vua rồng Bowser. Khi người ta không biết, người ta đành phải chế biến và sáng tạo theo ý chủ quan, để lấp đầy kịch bản. Việc làm đó lại quá sơ sài, như trong phim Street Fighter chỉ là một tập hợp những nhân vật không có chiều sâu, Resident Evil, nhân cách của vai nữ chính khá mờ nhạt, hay trong phim Hitman cũng vậy. Hoàn toàn vô ích nếu ta tìm ra 1 diễn viên giống hoàn toàn trong game nhưng lại tạo ra một nhân cách tầm thường cho hắn. Cũng giống như ta có thể làm phim về Hitler, về Hồ Chí Minh, Stalin... với những diễn viên hóa trang, diễn xuất giống hệt những người này, nhưng bộ phim thành công hay thất bại là do kịch bản.
Viẹc sáng tạo và gán ghép tùy tiện nhân cách nhân vật có khi gây ra tác dụng ngược, như trong phim Hoàng tử Ba Tư, có quá nhiều cảnh chọc cười mà lắm khi rất vô duyên, lố bịch. Có lẽ bị ám ảnh bời nhân vật Jack Sparrow nên kịch bản cho hoàng tử đùa giỡn và chọc cười khá nhiều, làm mất đi tính hào hùng của phim.
Thử thách thứ 2 khi chuyển thể game, chính là yếu tố giải trí của game không bao giờ được tái hiện đầy đủ bằng điện ảnh, vì cảm xúc của người chơi game khi chơi là cảm xúc chủ động, còn trong phim là thụ động, khán giả buộc phải ngồi chặt vào ghế và bị bắt xem những gì đạo diễn sắp đặt trước. Vì vậy những vụ ám sát khéo léo của Hitman hay cảm giác hồi hộp, căng thẳng khi đi dò đường trong Resident Evil không bao giờ khán giả xem phim có được. phim Hoàng tử Ba Tư đã thành công khi mang lại cho những cảnh hành động cái thần sắc của game, chính là những cú nhào lộn bay nhảy mạo hiểm của chàng dũng sĩ. Chúng chính là linh hồn của game này ngay từ thời xa xưa khi nó được sinh ra. (Ai từng chơi trò Prince of Persia trên mấy cái máy PC với màn hình EGA đơn sắc hồi năm 80 sẽ hiểu rõ). Chính vì lí do này mà phim Silent Hill hay hơn Resident Evil, khi nó tái hiện lại được một cảm xúc hồi hộp, lo sợ, tái hiện được khung cảnh bí hiểm trong game, một game tìm đường thực sự, trong khi Resident Evil chuyển thể từ một game tìm đường nhưng chỉ phô bày những cảnh hành động mà không có chút yếu tố trí tuệ nào. Càng về sau, người xem không còn nhận ra nét tinh túy của Game họ yêu thích trong mấy phim này nữa. Nếu tôi có thể viết kịch bản cho phim Resident Evil, tôi sẽ cho câu chuyện xảy ra từ trong khu rừng Racoon City đến những hành lang tối tăm u ám của toà lâu đài cổ, những âm thanh ghê rợn trong bóng tối và cuộc chiến sinh tồn với nhiều tình tiết sử dụng trí não hơn là cầm súng nhảy tưng tưng bắn loạn xạ ngoài phố như ta đã thấy.
Xét về tính khả thi, thì những game nhập vai có nhiều tiềm năng và tố chất nhất để có thể chuyển thể thành một phim hay, tuy nhiên nghịch lý là không ai còn màng đến việc làm phim một khi kịch bản của game đã quá hoàn hảo rồi, bản thân game cũng chiếu qua mắt người chơi như một bộ phim rồi, như Final Fantasy mà chơi trên PS2 thì không thua gì xem phim. Nhưng tại sao các nhà làm phim không thể chắt lọc những nét tinh túy trong kịch bản game để sáng tạo ra một câu chuyện khác, đó là điều tôi không bao giờ hiểu được, chỉ biết là họ vẫn đi từ sai lầm này đến sai lầm khác, hết Doom, Max Payne rồi lại Far Cry, mà phim nào cũng thất bại cả. Chúng ta đang trông chờ, vì trong năm nay sẽ có phim làm theo game "Professor Layton", một game nhập vai trí tuệ rất thành công của hệ máy Nintendo DS.
Game giao đấu (fighter) cũng hứa hẹn nhiều khả năng làm thành một phim hay, chúng ta từng xem những phim võ thuật rất hay như Diệp vấn, Long Tranh hổ Đấu, Hoắc nguyên Giáp, Ong Bak, có hơi hướng của một võ đài và nhiều võ sĩ tham dự. chỉ cần 1 kịch bản tốt là có thể làm phim về Samurai, Street Fighter. Phim Mortal Kombat là 1 phim khá thành công theo thể loại này.
Tóm lại, chìa khóa để chuyển thể thành công cho phim làm từ game, không phải do ngoại hình copy nhân vật, không phải do yếu tố sáng tạo mù quáng kiểu vẽ rắn thêm chân, nhưng ở chỗ nhà làm phim có nắm được cái thần của game hay không. Không phải game nào nổi tiếng khi làm thành phim thì đều có phim hay. Bản thân tôi rất mừng khi nghe nói dự án làm phim Castle vania bị hủy bỏ, vì tôi không hề mong muốn đi xem một phim làm về ma cà rồng thứ 1001 giữa hàng đống phim về bọn quỷ hút máu này. D9ể tiền làm phim về Bat man và Người Nhện vẫn còn hứa hẹn hơn.
Hi vọng sau những thất bại quá khứ, người ta sẽ cho chúng ta xem những phim xứng đáng hơn với giá vé mà ta bỏ ra.
Phụ lục: danh sách phim chuyển thể từ Videogame (phim nào có điểm đánh giá > 30% đã gọi là khá lằm rồi )
http://en.wikipedia.org/wiki/List_of_films_based_on_video_games
Chỉnh sửa lần cuối: