Thiếu các thông tin chi tiết, cũng như mới chỉ thử nghiệm trong các nhóm nội bộ của công ty là các dấu hiệu cho thấy Google vội vã như thế nào khi ra mắt chatbot Bard.
Cuối cùng Google cũng chính thức giới thiệu câu trả lời của mình với ChatGPT, chatbot AI mang tên Bard, thông qua một bài đăng trên blog công ty của CEO Google, ông Sundar Pichai. Trong bài đăng của mình, ông Pichai cho biết, công cụ này là một "dịch vụ AI đối thoại thử nghiệm" có thể trả lời các truy vấn và đối thoại với người dùng.
Tuy vậy, cũng giống như dịch vụ AI tạo âm nhạc MusicLM mới được tiết lộ vài ngày trước, hiện Bard mới chỉ được thử nghiệm trong một số nhóm giới hạn của công ty, trước khi được "công chúng truy cập rộng rãi trong vài tuần tới."
Vẫn chưa rõ chi tiết các khả năng của Bard có là gì nhưng dường như chatbot này cũng có thể nói chuyện và giao tiếp tương tự như ChatGPT. Một ảnh chụp màn hình cho thấy người dùng có thể hỏi Bard các câu hỏi như cách cho trẻ em tắm hoặc loại thực phẩm nào nên ăn vào bữa trưa.
Ông Pichai cho biết, Bard "sẽ lối ra cho sự sáng tạo, là bệ đỡ cho ham muốn hiểu biết, giúp bạn giải thích cho một đứa trẻ 9 tuổi các khám phá mới của kính Thiên Văn James Webb, hay học hỏi từ những cầu thủ bóng đá giỏi nhất hiện nay và sau đó rèn luyện nên các kỹ năng của riêng mình."
CEO Google còn cho biết thêm, Bard có thể "lấy thông tin từ web để mang lại các câu trả lời tươi mới, chất lượng cao" – cho thấy nó có thể trả lời các câu hỏi về những sự kiện gần đây – một điều ChatGPT hiện không làm được do chỉ cập nhật dữ liệu đến 2021.
Chatbot này được chạy trên nền LaMDA, mô hình ngôn ngữ lớn từng được Google giới thiệu vào năm 2021. Trong khi ChatGPT chạy trên nền GPT-3, mô hình ngôn ngữ của OpenAI với 175 tỷ tham số, khối dữ liệu của LaMDA nhỏ hơn một chút với 137 tỷ tham số. Cả hai mô hình ngôn ngữ này đều dùng kiến trúc học sâu Transformer do các nhà nghiên cứu Google phát triển và thực hiện mã nguồn mở.
Việc vội vàng thông báo cho người dùng về một sản phẩm vẫn chưa ra mắt rộng rãi, cũng như thiếu thông tin cụ thể về các khả năng của Bard là các dấu hiệu cho thấy tình trạng khẩn cấp ở mức "báo động đỏ" của Google. Rõ ràng công ty vẫn chưa có kế hoạch cụ thể để ra mắt sản phẩm như vậy trong tương lai gần nhưng sự xuất hiện và phổ biến rộng rãi của ChatGPT đã làm thay đổi tất cả và buộc công ty phải thay đổi cách tiếp cận của mình.
Không những thế, thông báo đầu tư thêm 10 tỷ USD của Microsoft vào OpenAI lại càng làm tình thế trở nên khẩn cấp hơn đối với Google. Người khổng lồ phần mềm cho biết, họ sẽ tích hợp ChatGPT vào công cụ tìm kiếm Bing cũng như các sản phẩm khác trong bộ phần mềm văn phòng – một động thái đánh trực diện vào các mảng kinh doanh cốt lõi của Google và buộc họ phải sớm tung ra các sản phẩm AI tương tự.
Trên thực tế, dù là một trong những hãng đi đầu về công nghệ AI, nhưng Google luôn lo ngại về tác hại của các AI chưa được kiểm chứng về độ tin cậy. Các mô hình ngôn ngữ lớn thường có xu hướng tạo ra những nội dung độc hại như ngôn từ thù địch hoặc thông tin sai lệch – đó là lý do người khổng lồ tìm kiếm này luôn thận trọng với việc chia sẻ các công cụ AI.
Ngay cả thông báo giới thiệu Bard cũng cho thấy sự thận trọng của Google. Không chỉ chưa cho người dùng phổ thông được tiếp cận rộng rãi với chatbot này, bài đăng trên blog của ông Pichai còn nhấn mạnh đến việc "đảm bảo các câu trả lời của Bard đáp ứng tiêu chuẩn cao về chất lượng, an toàn và có căn cứ đối với thông tin trong thế giới thực." – dù vậy họ vẫn không thể đảm bảo hệ thống sẽ mắc lỗi hay không, thậm chí có thể cả các lỗi nghiêm trọng.
Cuối cùng Google cũng chính thức giới thiệu câu trả lời của mình với ChatGPT, chatbot AI mang tên Bard, thông qua một bài đăng trên blog công ty của CEO Google, ông Sundar Pichai. Trong bài đăng của mình, ông Pichai cho biết, công cụ này là một "dịch vụ AI đối thoại thử nghiệm" có thể trả lời các truy vấn và đối thoại với người dùng.
Tuy vậy, cũng giống như dịch vụ AI tạo âm nhạc MusicLM mới được tiết lộ vài ngày trước, hiện Bard mới chỉ được thử nghiệm trong một số nhóm giới hạn của công ty, trước khi được "công chúng truy cập rộng rãi trong vài tuần tới."
Vẫn chưa rõ chi tiết các khả năng của Bard có là gì nhưng dường như chatbot này cũng có thể nói chuyện và giao tiếp tương tự như ChatGPT. Một ảnh chụp màn hình cho thấy người dùng có thể hỏi Bard các câu hỏi như cách cho trẻ em tắm hoặc loại thực phẩm nào nên ăn vào bữa trưa.
Ông Pichai cho biết, Bard "sẽ lối ra cho sự sáng tạo, là bệ đỡ cho ham muốn hiểu biết, giúp bạn giải thích cho một đứa trẻ 9 tuổi các khám phá mới của kính Thiên Văn James Webb, hay học hỏi từ những cầu thủ bóng đá giỏi nhất hiện nay và sau đó rèn luyện nên các kỹ năng của riêng mình."
CEO Google còn cho biết thêm, Bard có thể "lấy thông tin từ web để mang lại các câu trả lời tươi mới, chất lượng cao" – cho thấy nó có thể trả lời các câu hỏi về những sự kiện gần đây – một điều ChatGPT hiện không làm được do chỉ cập nhật dữ liệu đến 2021.
Chatbot này được chạy trên nền LaMDA, mô hình ngôn ngữ lớn từng được Google giới thiệu vào năm 2021. Trong khi ChatGPT chạy trên nền GPT-3, mô hình ngôn ngữ của OpenAI với 175 tỷ tham số, khối dữ liệu của LaMDA nhỏ hơn một chút với 137 tỷ tham số. Cả hai mô hình ngôn ngữ này đều dùng kiến trúc học sâu Transformer do các nhà nghiên cứu Google phát triển và thực hiện mã nguồn mở.
Việc vội vàng thông báo cho người dùng về một sản phẩm vẫn chưa ra mắt rộng rãi, cũng như thiếu thông tin cụ thể về các khả năng của Bard là các dấu hiệu cho thấy tình trạng khẩn cấp ở mức "báo động đỏ" của Google. Rõ ràng công ty vẫn chưa có kế hoạch cụ thể để ra mắt sản phẩm như vậy trong tương lai gần nhưng sự xuất hiện và phổ biến rộng rãi của ChatGPT đã làm thay đổi tất cả và buộc công ty phải thay đổi cách tiếp cận của mình.
Không những thế, thông báo đầu tư thêm 10 tỷ USD của Microsoft vào OpenAI lại càng làm tình thế trở nên khẩn cấp hơn đối với Google. Người khổng lồ phần mềm cho biết, họ sẽ tích hợp ChatGPT vào công cụ tìm kiếm Bing cũng như các sản phẩm khác trong bộ phần mềm văn phòng – một động thái đánh trực diện vào các mảng kinh doanh cốt lõi của Google và buộc họ phải sớm tung ra các sản phẩm AI tương tự.
Trên thực tế, dù là một trong những hãng đi đầu về công nghệ AI, nhưng Google luôn lo ngại về tác hại của các AI chưa được kiểm chứng về độ tin cậy. Các mô hình ngôn ngữ lớn thường có xu hướng tạo ra những nội dung độc hại như ngôn từ thù địch hoặc thông tin sai lệch – đó là lý do người khổng lồ tìm kiếm này luôn thận trọng với việc chia sẻ các công cụ AI.
Ngay cả thông báo giới thiệu Bard cũng cho thấy sự thận trọng của Google. Không chỉ chưa cho người dùng phổ thông được tiếp cận rộng rãi với chatbot này, bài đăng trên blog của ông Pichai còn nhấn mạnh đến việc "đảm bảo các câu trả lời của Bard đáp ứng tiêu chuẩn cao về chất lượng, an toàn và có căn cứ đối với thông tin trong thế giới thực." – dù vậy họ vẫn không thể đảm bảo hệ thống sẽ mắc lỗi hay không, thậm chí có thể cả các lỗi nghiêm trọng.
Theo Genk