Nón bảo hiểm là thứ không thể thiếu cho những ai chọn xe moto phân khối lớn làm phương tiện đi lại cho mình. Mặc dù vậy, khi xảy ra tai nạn thì người ta vẫn có khả năng bị chấn thương nặng dẫn đến tình trạng bại liệt hoặc thậm chí tử vong do các dây thần kinh bị chấn động mạnh. Hãy cùng tìm hiểu về công nghệ mới được áp dụng trong chiếc mũ bảo hiểm Lazer SuperSkin, giúp người đi xe giảm tỷ lệ chấn thương não đến hơn 67%.
Khi xảy ra tai nạn trong lúc chạy xe, nếu đầu của người đó bị va đập vào vật cứng hay xuống mặt đường thì ngoài lực tác động trực tiếp đó ra, chiếc mũ bảo hiểm sẽ còn bị vặn (trượt) lên mặt đường với một tốc độ cực nhanh. Phần đầu của người đi xe vì vậy cũng bị vặn theo, nhưng vì phần đầu bị vặn với tốc độ quá nhanh nên phần não bên trong đầu sẽ không kịp vặn theo, độ trễ được tính theo vài phần ngàn giây. Kết quả sẽ làm cho các dây thần kinh và mạch máu bên trong não va chạm, xoắn vào nhau và có thể bị đứt, khiến cho nạn nhân bị liệt một số cơ quan hoặc nặng hơn nữa là tử vong.
Đó là đối với những loại mũ bảo hiểm thông thường. Nhưng với chiếc mũ Lazer SuperSkin thì mọi chuyện đã phần nào được giải quyết. Công nghệ mà Lazer SuperSkin sử dụng chính là lớp da nhân tạo bao quanh chiếc mũ. Chính lớp da này sẽ giảm tỷ lệ chấn thương đến hơn 67%.
SuperSkin là một lớp màng mỏng bằng nhựa bao bọc toàn bộ xung quanh mũ. Bên dưới lớp màng mỏng đó là một dung dịch dạng gel có tác dụng bôi trơn. Mục đích là để lớp da có thể trượt qua lại trên phần cứng của chiếc mũ. Khi tai nạn xảy ra, đầu người đi xe đập xuống đường, lớp da nhân tạo này sẽ tiếp xúc với mặt đường đầu tiên và nó cũng sẽ bị vặn trượt đi, thậm chí bị xé rách. Phần cứng của chiếc mũ cũng sẽ bị vặn theo nhưng lúc này lực vặn và tốc độ vặn đã giảm đi rất nhiều do lớp màng trước đó đã hứng phần lớn lực vặn ban đầu. Nên phần đầu và phần não sẽ không còn bị vặn với tốc độ lớn nữa, làm cho các dây thần kinh không còn bị chấn động mạnh.
Philips Helmets Limited, hãng sãn xuất ra mũ Lazer SuperSkin đã tốn 15 năm để phát triển công nghệ này. Hãng cũng đã gửi các sản phẩm của mình đến trường đại học Louis Pasteur University ở Strasbourg (Pháp) để tiến hành các công đoạn thử nghiệm và kiểm tra độc lập. Kết quả cho thấy rủi ro nạn nhân bị chấn thương dây thần kinh não đã giảm đến 67,5%.
(Nguồn: www.tinhte.com)
Link nguồn:
![photo.php](http://www.tinhte.com/photo.php?id=207472&d=1267460866&f=198345&uid=16287&n=01-03-2010%2011-23-26&.jpg)
Khi xảy ra tai nạn trong lúc chạy xe, nếu đầu của người đó bị va đập vào vật cứng hay xuống mặt đường thì ngoài lực tác động trực tiếp đó ra, chiếc mũ bảo hiểm sẽ còn bị vặn (trượt) lên mặt đường với một tốc độ cực nhanh. Phần đầu của người đi xe vì vậy cũng bị vặn theo, nhưng vì phần đầu bị vặn với tốc độ quá nhanh nên phần não bên trong đầu sẽ không kịp vặn theo, độ trễ được tính theo vài phần ngàn giây. Kết quả sẽ làm cho các dây thần kinh và mạch máu bên trong não va chạm, xoắn vào nhau và có thể bị đứt, khiến cho nạn nhân bị liệt một số cơ quan hoặc nặng hơn nữa là tử vong.
Đó là đối với những loại mũ bảo hiểm thông thường. Nhưng với chiếc mũ Lazer SuperSkin thì mọi chuyện đã phần nào được giải quyết. Công nghệ mà Lazer SuperSkin sử dụng chính là lớp da nhân tạo bao quanh chiếc mũ. Chính lớp da này sẽ giảm tỷ lệ chấn thương đến hơn 67%.
![photo.php](http://www.tinhte.com/photo.php?id=207770&d=1267528974&f=198583&uid=16287&n=photo.php..jpeg)
SuperSkin là một lớp màng mỏng bằng nhựa bao bọc toàn bộ xung quanh mũ. Bên dưới lớp màng mỏng đó là một dung dịch dạng gel có tác dụng bôi trơn. Mục đích là để lớp da có thể trượt qua lại trên phần cứng của chiếc mũ. Khi tai nạn xảy ra, đầu người đi xe đập xuống đường, lớp da nhân tạo này sẽ tiếp xúc với mặt đường đầu tiên và nó cũng sẽ bị vặn trượt đi, thậm chí bị xé rách. Phần cứng của chiếc mũ cũng sẽ bị vặn theo nhưng lúc này lực vặn và tốc độ vặn đã giảm đi rất nhiều do lớp màng trước đó đã hứng phần lớn lực vặn ban đầu. Nên phần đầu và phần não sẽ không còn bị vặn với tốc độ lớn nữa, làm cho các dây thần kinh không còn bị chấn động mạnh.
Philips Helmets Limited, hãng sãn xuất ra mũ Lazer SuperSkin đã tốn 15 năm để phát triển công nghệ này. Hãng cũng đã gửi các sản phẩm của mình đến trường đại học Louis Pasteur University ở Strasbourg (Pháp) để tiến hành các công đoạn thử nghiệm và kiểm tra độc lập. Kết quả cho thấy rủi ro nạn nhân bị chấn thương dây thần kinh não đã giảm đến 67,5%.
![photo.php](http://www.tinhte.com/photo.php?id=207471&d=1267460863&f=198344&uid=16287&n=superskin-3..jpg)
![photo.php](http://www.tinhte.com/photo.php?id=207470&d=1267460841&f=198343&uid=16287&n=superskin-0..jpg)
(Nguồn: www.tinhte.com)
Link nguồn:
Mã:
http://www.tinhte.com/threads/362563-B%E1%BA%A3o-v%E1%BB%87-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-%C4%91i-xe-t%E1%BB%91t-h%C6%A1n-v%E1%BB%9Bi-m%C5%A9-b%E1%BA%A3o-hi%E1%BB%83m-Lazer-SuperSkin