Công nghệ nhận diện khuôn mặt đã trở nên khá phổ biến trên các thiết bị cá nhân như điện thoại và máy tính xách tay. Đây là một công nghệ bảo mật dường như tân tiến hơn so với những phương thức truyền thống đã được dùng từ nhiều năm trước như mã PIN, mật khẩu hay hình vẽ.
Tuy nhiên, mặc dù công nghệ này có tiềm năng phát triển, bạn cần biết rằng không phải mọi công nghệ nhận diện khuôn mặt đều có hiệu quả như nhau. Một số công nghệ có mức độ bảo mật cao hơn một số khác, trong khi có công nghệ được trang bị thêm một số cài đặt tuỳ chọn để chống các thủ thuật giả mạo khuôn mặt.
Chính vì vậy, chúng tôi sẽ giải thích qua một số loại công nghệ nhận diện khuôn mặt đang được sử dụng rộng rãi hiện nay. Và sau đó, hãy cùng thảo luận xem công nghệ nào có độ an toàn cao hơn và khi nào thì bạn nên hoặc không nên sử dụng phương thức bảo mật bằng nhận diện khuôn mặt.
Nhận diện khuôn mặt bằng camera
Đúng như tên gọi, công nghệ này phụ thuộc vào camera trước của thiết bị để nhận diện khuôn mặt của bạn. Hầu hết các dòng điện thoại di động thông minh chạy hệ điều hành Android đều được trang bị tính năng này kể từ khi phiên bản Android 4.0 Ice Cream Sandwich ra mắt hồi năm 2011. Tính năng này được sử dụng từ trước cả khi cảm biến vân tay trở nên thịnh hành trên điện thoại di động và đây cũng được xem là phương pháp bảo mật sinh trắc học đầu tiên trên thiết bị di động.
Cách thức hoạt động của công nghệ này khá đơn giản: Khi bạn kích hoạt tính năng nhận diện khuôn mặt lần đầu, thiết bị sẽ yêu cầu bạn chụp hình khuôn mặt của mình, có thể là chụp ở nhiều góc nhìn khác nhau. Sau đó, phần mềm sẽ sử dụng thuật toán để trích xuất đặc điểm khuôn mặt của bạn và lưu lại. Kể từ lúc này, mỗi khi bạn mở khoá điện thoại, camera trước sẽ ghi lại khuôn mặt đang sử dụng thiết bị và so sánh với dữ liệu đã lưu.
Độ chính xác của công nghệ này phụ thuộc vào thuật toán sử dụng, chính vì vậy, nó hoàn toàn không được xem là một phương pháp hoàn hảo. Thậm chí quá trình xử lý có thể trở nên cực kỳ phức tạp do sự thay đổi những biến số như độ sáng, sự thay đổi về ngoại hình và việc sử dụng các phụ kiện trên mặt như kính áp tròng, trang sức, hay thậm chí là khẩu trang.
Bên cạnh API nhận diện khuôn mặt của Android, trong nhiều năm qua, các hãng điện thoại cũng phát triển thêm các giải pháp riêng của mình. Nhìn chung, mục tiêu là cải thiện tốc độ nhận diện khuôn mặt mà không hy sinh quá nhiều ở độ chính xác. Tuy nhiên, trên thực tế, một số thiết bị đã bị thúc đẩy quá mức nên thậm chí có thể bị đánh lừa chỉ bằng một tấm ảnh.
Nhận diện khuôn mặt bằng cảm biến hồng ngoại
Hầu hết các thiết bị di động hiện nay đều đã được trang bị camera trước, nhưng để sử dụng công nghệ nhận diện khuôn mặt bằng hồng ngoại thì thiết bị cần trang bị thêm những phần cứng khác. Tuy nhiên, không phải mọi giải pháp nhận diện khuôn mặt bằng tia hồng ngoại đều cho kết quả như nhau.
Giải pháp đầu tiên là chụp một tấm ảnh hai chiều khuôn mặt của bạn, tương tự với công nghệ bên trên, nhưng thay vào đó là chụp bằng quang phổ hồng ngoại. Ưu điểm của giải pháp này là camera hồng ngoại có thể hoạt động tốt dù trong điều kiện thiếu sáng hay thậm chí là không có ánh sáng. Ngoài ra giải pháp này còn chống giả mạo hình ảnh tốt hơn do camera hồng ngoại sử dụng nhiệt năng hay nhiệt độ để tạo thành hình ảnh.
Bạn có thể xem ảnh minh hoạ dưới đây của Microsoft để thấy cách mà camera hồng ngoại ghi nhận một tấm ảnh hay màn hình điện thoại.
Ngày nay, tính năng nhận diện khuôn mặt hai chiều bằng hồng ngoại chủ yếu được trang bị trên các dòng máy tính xách tay cao cấp và hoạt động thông qua Windows Hello. Trong đó có các thiết bị Surface do chính Microsoft sản xuất và các dòng máy tính xách tay hướng đến đối tượng là doanh nghiệp. Bên cạnh đó, bạn có thể trang bị các dòng webcam rời có hỗ trợ camera hồng ngoại hỗ trợ Windows Hello, như Logitech Brio 4K.
Dù bảo mật nhận diện khuôn mặt hai chiều bằng hồng ngoại đã là một bước tiến nổi bật so với phương pháp sử dụng camera, vẫn còn một giải pháp còn tốt hơn thế. Điển hình là Face ID của Apple. Face ID sử dụng một loạt cảm biến để ghi lại hình ảnh ba chiều của khuôn mặt bạn. Quá trình này được thực hiện bằng cách sử dụng máy chiếu chiếu một chùm tia sáng và hàng nhìn chấm sáng nhỏ vô hình lên khuôn mặt của bạn. Sau đó, một cảm biến hồng ngoại sẽ tính toán vị trí của các chấm sáng và tạo ra bản đồ chiều sâu của khuôn mặt bạn.
Hệ thống sử dụng hình ảnh ba chiều có 2 lợi thế: chúng có thể hoạt động trong bóng tối và đặc biệt khó đánh lừa. Trong khi hệ thống hồng ngoại hai chiều chỉ ghi nhận nhiệt độ, hệ thống ba chiều còn yêu cầu các dữ liệu về độ sâu. Đương nhiên là giải pháp thứ hai gần như không thể đánh lừa được nếu không có một khuôn mặt giả với độ chính xác cao.
Giữa nhận diện khuôn mặt bằng hồng ngoại và camera, cái nào tốt hơn?
Hoàn toàn không cần phải so sánh, công nghệ nhận diện khuôn mặt bằng hồng ngoại có độ bảo mật cao hơn nhiều so với công nghệ chỉ sử dụng camera. Và nếu bạn chỉ có sự lựa chọn là nhận diện khuôn mặt bằng camera, hãy lưu ý rằng hầu hết các nhà sản xuất thiết bị sẽ không cho bạn sử dụng tính năng này đối với các ứng dụng có chứa thông tin nhạy cảm.
Ví dụ trên Android, chương trình chứng nhận Dịch vụ Di động Google yêu cầu đạt ngưỡng bảo mật tối thiểu đối với các phương pháp xác thực bằng sinh trắc học. Các cơ chế mở khoá an toàn, ở đây là mở khoá bằng nhận diện khuôn mặt bằng camera, được phân loại là “tiện lợi”. Nói một cách đơn giản là bạn không thể sử dụng cơ chế mở khoá này để xác thực trong các ứng dụng nhạy cảm, như Google Play và các ứng dụng ngân hàng, ví điện tử.
Mặt khác, việc sử dụng hồng ngoại được ghi nhận là an toàn hơn.
Ví dụ như với Apple, hãng này đủ tự tin để xếp Face ID có độ an toàn tương đương với cảm biến vân tay Touch ID và sử dụng mật khẩu truyền thống. Bạn không chỉ có thể sử dụng Face ID để mở khoá điện thoại, mà còn có thể sử dụng tính năng tự động điền mật khẩu hay xác thực các khoản thanh toán. Tương tự, Windows Hello có thể được sử dụng để mở khoá máy tính hoặc xác thực các khoản thanh toán trên giao diện web nhanh chóng hơn.
Vậy còn vấn đề quyền riêng tư?
Bên cạnh sự tiện dụng của công nghệ nhận diện khuôn mặt, có lẽ bạn sẽ băn khoăn rằng việc lưu trữ dữ liệu sinh trắc học số hoá có ổn hay không. Tin tốt là bạn hoàn toàn không phải lo lắng về vấn đề này.
Đa số các hệ điều hành hỗ trợ mở khoá sinh trắc học đều có những biện pháp đặc biệt để bảo vệ những dữ liệu nhạy cảm này trong một khu vực an toàn, bao gồm cả dữ liệu khuôn mặt, dấu vân tay…
Đối với điện thoại thông minh, dữ liệu sinh trắc học thường được mã hoá và lưu trữ riêng biệt trên một phần cứng bảo mật trong bộ vi xử lý tích hợp (SoC) của thiết bị. Ví dụ như với Qualcomm, một trong những công ty sản xuất vi xử lý cho điện thoại di động Android lớn nhất thế giới, các SoC của hãng được trang bị phần cứng Secure Processing Unit. Trong khi đó, Apple đặt tên cho hệ thống bảo mật trên SoC của hãng là “Secure Enclave”.
Nói cách khác, ứng dụng của bên thứ ba không thể truy cập vào dữ liệu sinh trắc học của bạn, và trong hầu hết các trường hợp có thể xảy ra thì ngay cả một cuộc tấn công số vào thiết bị cũng không thể khai thác được gì.
Bạn có nên sử dụng bảo mật bằng nhận diện khuôn mặt trên điện thoại?
Nhận diện khuôn mặt được cho là cách thức mở khoá điện thoại nhanh chóng và đơn giản nhất, đặc biệt là với những chiếc điện thoại không hỗ trợ các phương pháp bảo mật sinh trắc học khác. Về mặt tiện lợi, nhận diện khuôn mặt khó bị giả mạo hơn các phương pháp bảo mật truyền thống như mật khẩu hay mã PIN. Nếu ai đó lén nhìn lúc bạn mở khoá điện thoại, họ hoàn toàn có thể ghi nhớ mật khẩu, mã PIN hoặc hình vẽ bạn sử dụng.
Tuy vậy, giải pháp nhận diện khuôn mặt bằng camera không đủ để ngăn chặn những kẻ tấn công chuyên nghiệp. Và như đã nói ở trên, mức độ hiệu quả là rất khác biệt giữa các nhà sản xuất điện thoại. Những lưu ý này là để bạn hiểu được rằng nhận diện khuôn mặt bằng camera không phải là một phương pháp bảo mật hiệu quả.
Giải pháp sử dụng hồng ngoại, dù bảo mật hơn, nhưng lại đang dần hiếm thấy trên thị trường trong những năm gần đây. Ngoài iPhone và iPad Pro, hầu hết các thiết bị cầm tay không được trang bị các loại cảm biến cần thiết cho giải pháp này. Đã từng có thời gian nhiều thiết bị Android, từ tầm trung cho đến cao cấp, đều được trang bị phần cứng hồng ngoại. Điển hình như cảm biến mống mắt trên Samsung Galaxy S8 và S9, mở khoá khuôn mặt bằng cảm biến Soli trên Google Pixel 4, và tính năng 3D Face Unlock trên Huawei Mate 20 Pro.
Tuy nhiên, cuộc đua tràn viền với những nốt ruồi trên màn hình của những thiết bị hiện đại đã khiến các loại cảm biến truyền thống không còn chỗ đứng theo đúng nghĩa đen. Một số thiết bị thậm chí còn loại bỏ cảm biến tiệm cận và thay thế bằng việc sử dụng các thuật toán để nhận biết bạn có đang áp điện thoại vào tai hay không.
Mặc dù cảm biến hồng ngoại không đóng vai trò gì quá lớn trong hệ sinh thái của Android, nhưng đến một thời điểm nào đó, phương thức bảo mật nhận diện khuôn mặt bằng hồng ngoại sẽ quay trở lại các thiết bị chạy hệ điều hành này. Với việc cảm biến vân tay và camera ẩn dưới màn hình đã xuất hiện trên các dòng điện thoại mới nhất, như Samsung Galaxy Z Fold 3, thì việc đưa cảm biến hồng ngoại ẩn dưới màn hình dường như chỉ là vấn đề thời gian.
Cho đến lúc đó, liệu chúng ta có nên bảo mật điện thoại bằng nhận diện khuôn mặt? Với hầu hết người dùng, nhận diện khuôn mặt bằng hồng ngoại đủ độ an toàn, đặc biệt là với những công nghệ nhận diện cả chiều sâu như Face ID của Apple. Với phương` pháp nhận diện khuôn mặt bằng camera, việc sử dụng hay không phụ thuộc vào suy nghĩ của bạn về vấn đề bảo mật. Nếu thiết bị có hỗ trợ bảo mật bằng vân tay thì đây vẫn là giải pháp an toàn nhất dành cho bạn.
Tuy nhiên, mặc dù công nghệ này có tiềm năng phát triển, bạn cần biết rằng không phải mọi công nghệ nhận diện khuôn mặt đều có hiệu quả như nhau. Một số công nghệ có mức độ bảo mật cao hơn một số khác, trong khi có công nghệ được trang bị thêm một số cài đặt tuỳ chọn để chống các thủ thuật giả mạo khuôn mặt.
Chính vì vậy, chúng tôi sẽ giải thích qua một số loại công nghệ nhận diện khuôn mặt đang được sử dụng rộng rãi hiện nay. Và sau đó, hãy cùng thảo luận xem công nghệ nào có độ an toàn cao hơn và khi nào thì bạn nên hoặc không nên sử dụng phương thức bảo mật bằng nhận diện khuôn mặt.
Nhận diện khuôn mặt bằng camera
Đúng như tên gọi, công nghệ này phụ thuộc vào camera trước của thiết bị để nhận diện khuôn mặt của bạn. Hầu hết các dòng điện thoại di động thông minh chạy hệ điều hành Android đều được trang bị tính năng này kể từ khi phiên bản Android 4.0 Ice Cream Sandwich ra mắt hồi năm 2011. Tính năng này được sử dụng từ trước cả khi cảm biến vân tay trở nên thịnh hành trên điện thoại di động và đây cũng được xem là phương pháp bảo mật sinh trắc học đầu tiên trên thiết bị di động.
Cách thức hoạt động của công nghệ này khá đơn giản: Khi bạn kích hoạt tính năng nhận diện khuôn mặt lần đầu, thiết bị sẽ yêu cầu bạn chụp hình khuôn mặt của mình, có thể là chụp ở nhiều góc nhìn khác nhau. Sau đó, phần mềm sẽ sử dụng thuật toán để trích xuất đặc điểm khuôn mặt của bạn và lưu lại. Kể từ lúc này, mỗi khi bạn mở khoá điện thoại, camera trước sẽ ghi lại khuôn mặt đang sử dụng thiết bị và so sánh với dữ liệu đã lưu.
Độ chính xác của công nghệ này phụ thuộc vào thuật toán sử dụng, chính vì vậy, nó hoàn toàn không được xem là một phương pháp hoàn hảo. Thậm chí quá trình xử lý có thể trở nên cực kỳ phức tạp do sự thay đổi những biến số như độ sáng, sự thay đổi về ngoại hình và việc sử dụng các phụ kiện trên mặt như kính áp tròng, trang sức, hay thậm chí là khẩu trang.
Bên cạnh API nhận diện khuôn mặt của Android, trong nhiều năm qua, các hãng điện thoại cũng phát triển thêm các giải pháp riêng của mình. Nhìn chung, mục tiêu là cải thiện tốc độ nhận diện khuôn mặt mà không hy sinh quá nhiều ở độ chính xác. Tuy nhiên, trên thực tế, một số thiết bị đã bị thúc đẩy quá mức nên thậm chí có thể bị đánh lừa chỉ bằng một tấm ảnh.
Nhận diện khuôn mặt bằng cảm biến hồng ngoại
Hầu hết các thiết bị di động hiện nay đều đã được trang bị camera trước, nhưng để sử dụng công nghệ nhận diện khuôn mặt bằng hồng ngoại thì thiết bị cần trang bị thêm những phần cứng khác. Tuy nhiên, không phải mọi giải pháp nhận diện khuôn mặt bằng tia hồng ngoại đều cho kết quả như nhau.
Giải pháp đầu tiên là chụp một tấm ảnh hai chiều khuôn mặt của bạn, tương tự với công nghệ bên trên, nhưng thay vào đó là chụp bằng quang phổ hồng ngoại. Ưu điểm của giải pháp này là camera hồng ngoại có thể hoạt động tốt dù trong điều kiện thiếu sáng hay thậm chí là không có ánh sáng. Ngoài ra giải pháp này còn chống giả mạo hình ảnh tốt hơn do camera hồng ngoại sử dụng nhiệt năng hay nhiệt độ để tạo thành hình ảnh.
Bạn có thể xem ảnh minh hoạ dưới đây của Microsoft để thấy cách mà camera hồng ngoại ghi nhận một tấm ảnh hay màn hình điện thoại.
Ngày nay, tính năng nhận diện khuôn mặt hai chiều bằng hồng ngoại chủ yếu được trang bị trên các dòng máy tính xách tay cao cấp và hoạt động thông qua Windows Hello. Trong đó có các thiết bị Surface do chính Microsoft sản xuất và các dòng máy tính xách tay hướng đến đối tượng là doanh nghiệp. Bên cạnh đó, bạn có thể trang bị các dòng webcam rời có hỗ trợ camera hồng ngoại hỗ trợ Windows Hello, như Logitech Brio 4K.
Dù bảo mật nhận diện khuôn mặt hai chiều bằng hồng ngoại đã là một bước tiến nổi bật so với phương pháp sử dụng camera, vẫn còn một giải pháp còn tốt hơn thế. Điển hình là Face ID của Apple. Face ID sử dụng một loạt cảm biến để ghi lại hình ảnh ba chiều của khuôn mặt bạn. Quá trình này được thực hiện bằng cách sử dụng máy chiếu chiếu một chùm tia sáng và hàng nhìn chấm sáng nhỏ vô hình lên khuôn mặt của bạn. Sau đó, một cảm biến hồng ngoại sẽ tính toán vị trí của các chấm sáng và tạo ra bản đồ chiều sâu của khuôn mặt bạn.
Hệ thống sử dụng hình ảnh ba chiều có 2 lợi thế: chúng có thể hoạt động trong bóng tối và đặc biệt khó đánh lừa. Trong khi hệ thống hồng ngoại hai chiều chỉ ghi nhận nhiệt độ, hệ thống ba chiều còn yêu cầu các dữ liệu về độ sâu. Đương nhiên là giải pháp thứ hai gần như không thể đánh lừa được nếu không có một khuôn mặt giả với độ chính xác cao.
Giữa nhận diện khuôn mặt bằng hồng ngoại và camera, cái nào tốt hơn?
Hoàn toàn không cần phải so sánh, công nghệ nhận diện khuôn mặt bằng hồng ngoại có độ bảo mật cao hơn nhiều so với công nghệ chỉ sử dụng camera. Và nếu bạn chỉ có sự lựa chọn là nhận diện khuôn mặt bằng camera, hãy lưu ý rằng hầu hết các nhà sản xuất thiết bị sẽ không cho bạn sử dụng tính năng này đối với các ứng dụng có chứa thông tin nhạy cảm.
Ví dụ trên Android, chương trình chứng nhận Dịch vụ Di động Google yêu cầu đạt ngưỡng bảo mật tối thiểu đối với các phương pháp xác thực bằng sinh trắc học. Các cơ chế mở khoá an toàn, ở đây là mở khoá bằng nhận diện khuôn mặt bằng camera, được phân loại là “tiện lợi”. Nói một cách đơn giản là bạn không thể sử dụng cơ chế mở khoá này để xác thực trong các ứng dụng nhạy cảm, như Google Play và các ứng dụng ngân hàng, ví điện tử.
Mặt khác, việc sử dụng hồng ngoại được ghi nhận là an toàn hơn.
Ví dụ như với Apple, hãng này đủ tự tin để xếp Face ID có độ an toàn tương đương với cảm biến vân tay Touch ID và sử dụng mật khẩu truyền thống. Bạn không chỉ có thể sử dụng Face ID để mở khoá điện thoại, mà còn có thể sử dụng tính năng tự động điền mật khẩu hay xác thực các khoản thanh toán. Tương tự, Windows Hello có thể được sử dụng để mở khoá máy tính hoặc xác thực các khoản thanh toán trên giao diện web nhanh chóng hơn.
Vậy còn vấn đề quyền riêng tư?
Bên cạnh sự tiện dụng của công nghệ nhận diện khuôn mặt, có lẽ bạn sẽ băn khoăn rằng việc lưu trữ dữ liệu sinh trắc học số hoá có ổn hay không. Tin tốt là bạn hoàn toàn không phải lo lắng về vấn đề này.
Đa số các hệ điều hành hỗ trợ mở khoá sinh trắc học đều có những biện pháp đặc biệt để bảo vệ những dữ liệu nhạy cảm này trong một khu vực an toàn, bao gồm cả dữ liệu khuôn mặt, dấu vân tay…
Đối với điện thoại thông minh, dữ liệu sinh trắc học thường được mã hoá và lưu trữ riêng biệt trên một phần cứng bảo mật trong bộ vi xử lý tích hợp (SoC) của thiết bị. Ví dụ như với Qualcomm, một trong những công ty sản xuất vi xử lý cho điện thoại di động Android lớn nhất thế giới, các SoC của hãng được trang bị phần cứng Secure Processing Unit. Trong khi đó, Apple đặt tên cho hệ thống bảo mật trên SoC của hãng là “Secure Enclave”.
Nói cách khác, ứng dụng của bên thứ ba không thể truy cập vào dữ liệu sinh trắc học của bạn, và trong hầu hết các trường hợp có thể xảy ra thì ngay cả một cuộc tấn công số vào thiết bị cũng không thể khai thác được gì.
Bạn có nên sử dụng bảo mật bằng nhận diện khuôn mặt trên điện thoại?
Nhận diện khuôn mặt được cho là cách thức mở khoá điện thoại nhanh chóng và đơn giản nhất, đặc biệt là với những chiếc điện thoại không hỗ trợ các phương pháp bảo mật sinh trắc học khác. Về mặt tiện lợi, nhận diện khuôn mặt khó bị giả mạo hơn các phương pháp bảo mật truyền thống như mật khẩu hay mã PIN. Nếu ai đó lén nhìn lúc bạn mở khoá điện thoại, họ hoàn toàn có thể ghi nhớ mật khẩu, mã PIN hoặc hình vẽ bạn sử dụng.
Tuy vậy, giải pháp nhận diện khuôn mặt bằng camera không đủ để ngăn chặn những kẻ tấn công chuyên nghiệp. Và như đã nói ở trên, mức độ hiệu quả là rất khác biệt giữa các nhà sản xuất điện thoại. Những lưu ý này là để bạn hiểu được rằng nhận diện khuôn mặt bằng camera không phải là một phương pháp bảo mật hiệu quả.
Giải pháp sử dụng hồng ngoại, dù bảo mật hơn, nhưng lại đang dần hiếm thấy trên thị trường trong những năm gần đây. Ngoài iPhone và iPad Pro, hầu hết các thiết bị cầm tay không được trang bị các loại cảm biến cần thiết cho giải pháp này. Đã từng có thời gian nhiều thiết bị Android, từ tầm trung cho đến cao cấp, đều được trang bị phần cứng hồng ngoại. Điển hình như cảm biến mống mắt trên Samsung Galaxy S8 và S9, mở khoá khuôn mặt bằng cảm biến Soli trên Google Pixel 4, và tính năng 3D Face Unlock trên Huawei Mate 20 Pro.
Tuy nhiên, cuộc đua tràn viền với những nốt ruồi trên màn hình của những thiết bị hiện đại đã khiến các loại cảm biến truyền thống không còn chỗ đứng theo đúng nghĩa đen. Một số thiết bị thậm chí còn loại bỏ cảm biến tiệm cận và thay thế bằng việc sử dụng các thuật toán để nhận biết bạn có đang áp điện thoại vào tai hay không.
Mặc dù cảm biến hồng ngoại không đóng vai trò gì quá lớn trong hệ sinh thái của Android, nhưng đến một thời điểm nào đó, phương thức bảo mật nhận diện khuôn mặt bằng hồng ngoại sẽ quay trở lại các thiết bị chạy hệ điều hành này. Với việc cảm biến vân tay và camera ẩn dưới màn hình đã xuất hiện trên các dòng điện thoại mới nhất, như Samsung Galaxy Z Fold 3, thì việc đưa cảm biến hồng ngoại ẩn dưới màn hình dường như chỉ là vấn đề thời gian.
Cho đến lúc đó, liệu chúng ta có nên bảo mật điện thoại bằng nhận diện khuôn mặt? Với hầu hết người dùng, nhận diện khuôn mặt bằng hồng ngoại đủ độ an toàn, đặc biệt là với những công nghệ nhận diện cả chiều sâu như Face ID của Apple. Với phương` pháp nhận diện khuôn mặt bằng camera, việc sử dụng hay không phụ thuộc vào suy nghĩ của bạn về vấn đề bảo mật. Nếu thiết bị có hỗ trợ bảo mật bằng vân tay thì đây vẫn là giải pháp an toàn nhất dành cho bạn.
Theo VN review