lengockhanhi
Film critic
Hôm qua Nhi ngồi nhớ lại tuổi thơ của mình, chợt nhận ra có những thứ khi đó mình thấy quí giá, nhưng người xung quanh lại xem thường, và đến lượt mình ngày nay cũng xem thường. Đó là những thứ được bao cấp bởi nhà nước trong gần chục năm, có thứ rõ ràng giá trị cao, có cái dở, kém nhưng lại từng mang lại niềm vui cho những đứa trẻ như mình, chúng đều bị quên lãng theo thời gian.
Nhà nước bao cấp đã làm được những gì cho khán giả yêu điện ảnh ? Thực ra họ đã làm rất nhiều thứ, với lòng nhiệt tình và tất cả những gì có trong tay, nhưng qui luật muôn đời là: tư nhân bao giờ cũng làm tốt hơn và có nhiều tiến bộ đi trước nhà nước. Đó là nguyên nhân khiến khán giả nhanh chóng quay lưng lại với điện ảnh bao cấp.
Những điều tốt nhất mà điện ảnh bao cấp đã làm được có thể kể như sau:
1. Truyền hình: Đây là nguồn cung cấp phim miễn phí (và có giai đoạn, cũng như ở 1 số vùng địa lý, nó là nguồn phim duy nhất). Chương trình chiếu phim luôn là chương trình được yêu thích nhất trên sóng truyền hình. Nhi sống ở TP. HCM và ban đầu chỉ xem được kênh 9, sau này mới có thêm kênh 7, rồi đài tỉnh Vũng Tàu, Cần Thơ, Bình dương Sống Bé, đài VTV... Đài nào có nhiều phim hay, độc đáo là NHi chuyển sang ủng hộ đài đó, nhớ cảnh cả nhà dựng an ten, 1 người trèo lên nóc quay quay để tìm sóng, còn 1 người ở dưới theo dõi màn hình, vui không thể tả. Thế hệ 8X không thể quên được có 1 thời mình biết đến phim ảnh chỉ nhờ màn ảnh TV, và nhiều bộ phim kinh điển ngày nay muốn tìm cũng không ra, nhưng ngày đó lại được xem hoàn toàn không mất tiền. Nhược điểm duy nhất của truyền hình, đó là khán giả không có quyền lựa chọn.
2. Làm phim để phục vụ khán giả: Vào những năm 80, phim Việt do nhà nước làm ra là nguồn phim duy nhất tại rạp chiếu, và đó là thời mà khán giả đến rạp đông hơn bao giờ hết. Nhi còn nhớ khung cảnh hỗn loạn, chen chúc nhau của hàng trăm người trước rạp chiếu bóng để xem phim Ván Bài Lật Ngửa. Mặc dù lạc hậu về kỹ thuật hàng chục năm so với thế giới, nhưng điện ảnh VN khi đó rất khác với ngày nay, họ làm phim không phải vì tiền bạc, mà vì sự đam mê và hoàn toàn để phục vụ khán giả. Nếu những phim đó chỉ nhằm mục đích tuyên truyền chính trị hay làm rồi bỏ vào kho, thì chúng không thể lôi kéo khán giả đến rạp đông như thế được.
3. Phát hành phim nước ngoài: Sau khi phong trào đầu VHS nở rộ, nhà nước cũng tham gia cung cấp phim, mà họ phân biệt là phim trong luồng và ngoài luồng. Thực sự phim trong luồng chất lượng cũng không cao hơn ngoài luồng là bao nhiêu, nhưng chúng khá sạch và lành mạnh. Đa số phim Mỹ, Hong Kong của Fafilm phát hành thập niên 80 đều có nội dung vui tươi, nhẹ nhàng, có nhiều giá trị nhân bản và nhiều bộ làm Nhi khóc, cười thoải mái. Ngày nay xem lại mới thấy những phim đó đều có điểm số IMDB cao. Thuyết minh phim của nhà nước cũng rõ ràng, dễ hiểu và truyền cảm chứ không lầu bầu vô nghĩa như phim ngoài luồng. Cũng có một số phim hành động hay trong danh mục này. Nhược điểm duy nhất của phim trong luồng chính là họ kiểm duyệt quá chặt và luôn chậm trễ so với bên ngoài. 1 năm sau khi phụ đề VN xuất hiện ngoài luồng, Fafilm mới phát hành phim phụ đề, nhưng tốc độ 1 vài phim của họ không thấm vào đâu so với hàng chục phim mỗi tuần tại các chợ trời.
4. Báo chí là kênh thông tin về điện ảnh duy nhất: Vào thập niên 80-90, lúc đó chưa có internet, nên dĩ nhiên không có IMDB hay báo mạng như bây giờ. VN giống như 1 ốc đảo cách ly với thế giới bên ngoài. Sự thực là khán giả ngoài nhu cầu xem phim, còn có nhu cầu về thông tin, kiến thức điện ảnh. Những tin tức về giải Oscar, Cannes, thông tin về đạo diễn, diễn viên, về kỹ thuật điện ảnh và không thể thiếu những bài phê bình phim. Những tin tức này chỉ tìm thấy trên báo hay tập san, thế hệ của Nhi biết đến thếg iới bên ngoài qua nhẽng ấn phẩm như Kiến Thức Ngày Nay, Thế Giới Mới, báo Tuổi Trẻ chủ nhật, báo Điện ảnh... từ đó mới không bị lạc hậu và mù thông tin phim ảnh.
5. Và ngay cả khi họ bó tay không làm gì cả...
Theo luật pháp, hình thức cho thuê băng vidéo ngày đó của tư nhân chắc chắn là vi phạm 100%, nhưng sự thật là người ta chưa bao giờ ngăn cấm người dân xem phim một cách triệt để (như các nước cực đoan: Iran, Bắc hàn...). Họ chỉ làm theo hình thức hay phong trào, nên chúng ta không bao giờ bị đói phim ảnh suốt chục năm nay. Nhi tin chắc là người VN xem phim nhiều hơn dân Châu Âu và Mỹ, chúng ta có quá nhiều thời gian để phung phí và băng dĩa thì rẻ mạt.
Ngày nay, cả nhà nước và tư nhân đều bị khán giả bỏ rơi. Từ ngày có phong trào HD, mỗi người có thể tự lo cho bản thân mình, họ không cần ai bao cấp, cũng không cần cửa hàng băng dĩa nữa. Thông tin điện ảnh dư thừa. Người ta trở nên tự do hơn, và nhiều khi, ích kỉ hơn.
Nhà nước bao cấp đã làm được những gì cho khán giả yêu điện ảnh ? Thực ra họ đã làm rất nhiều thứ, với lòng nhiệt tình và tất cả những gì có trong tay, nhưng qui luật muôn đời là: tư nhân bao giờ cũng làm tốt hơn và có nhiều tiến bộ đi trước nhà nước. Đó là nguyên nhân khiến khán giả nhanh chóng quay lưng lại với điện ảnh bao cấp.
Những điều tốt nhất mà điện ảnh bao cấp đã làm được có thể kể như sau:
1. Truyền hình: Đây là nguồn cung cấp phim miễn phí (và có giai đoạn, cũng như ở 1 số vùng địa lý, nó là nguồn phim duy nhất). Chương trình chiếu phim luôn là chương trình được yêu thích nhất trên sóng truyền hình. Nhi sống ở TP. HCM và ban đầu chỉ xem được kênh 9, sau này mới có thêm kênh 7, rồi đài tỉnh Vũng Tàu, Cần Thơ, Bình dương Sống Bé, đài VTV... Đài nào có nhiều phim hay, độc đáo là NHi chuyển sang ủng hộ đài đó, nhớ cảnh cả nhà dựng an ten, 1 người trèo lên nóc quay quay để tìm sóng, còn 1 người ở dưới theo dõi màn hình, vui không thể tả. Thế hệ 8X không thể quên được có 1 thời mình biết đến phim ảnh chỉ nhờ màn ảnh TV, và nhiều bộ phim kinh điển ngày nay muốn tìm cũng không ra, nhưng ngày đó lại được xem hoàn toàn không mất tiền. Nhược điểm duy nhất của truyền hình, đó là khán giả không có quyền lựa chọn.
2. Làm phim để phục vụ khán giả: Vào những năm 80, phim Việt do nhà nước làm ra là nguồn phim duy nhất tại rạp chiếu, và đó là thời mà khán giả đến rạp đông hơn bao giờ hết. Nhi còn nhớ khung cảnh hỗn loạn, chen chúc nhau của hàng trăm người trước rạp chiếu bóng để xem phim Ván Bài Lật Ngửa. Mặc dù lạc hậu về kỹ thuật hàng chục năm so với thế giới, nhưng điện ảnh VN khi đó rất khác với ngày nay, họ làm phim không phải vì tiền bạc, mà vì sự đam mê và hoàn toàn để phục vụ khán giả. Nếu những phim đó chỉ nhằm mục đích tuyên truyền chính trị hay làm rồi bỏ vào kho, thì chúng không thể lôi kéo khán giả đến rạp đông như thế được.
3. Phát hành phim nước ngoài: Sau khi phong trào đầu VHS nở rộ, nhà nước cũng tham gia cung cấp phim, mà họ phân biệt là phim trong luồng và ngoài luồng. Thực sự phim trong luồng chất lượng cũng không cao hơn ngoài luồng là bao nhiêu, nhưng chúng khá sạch và lành mạnh. Đa số phim Mỹ, Hong Kong của Fafilm phát hành thập niên 80 đều có nội dung vui tươi, nhẹ nhàng, có nhiều giá trị nhân bản và nhiều bộ làm Nhi khóc, cười thoải mái. Ngày nay xem lại mới thấy những phim đó đều có điểm số IMDB cao. Thuyết minh phim của nhà nước cũng rõ ràng, dễ hiểu và truyền cảm chứ không lầu bầu vô nghĩa như phim ngoài luồng. Cũng có một số phim hành động hay trong danh mục này. Nhược điểm duy nhất của phim trong luồng chính là họ kiểm duyệt quá chặt và luôn chậm trễ so với bên ngoài. 1 năm sau khi phụ đề VN xuất hiện ngoài luồng, Fafilm mới phát hành phim phụ đề, nhưng tốc độ 1 vài phim của họ không thấm vào đâu so với hàng chục phim mỗi tuần tại các chợ trời.
4. Báo chí là kênh thông tin về điện ảnh duy nhất: Vào thập niên 80-90, lúc đó chưa có internet, nên dĩ nhiên không có IMDB hay báo mạng như bây giờ. VN giống như 1 ốc đảo cách ly với thế giới bên ngoài. Sự thực là khán giả ngoài nhu cầu xem phim, còn có nhu cầu về thông tin, kiến thức điện ảnh. Những tin tức về giải Oscar, Cannes, thông tin về đạo diễn, diễn viên, về kỹ thuật điện ảnh và không thể thiếu những bài phê bình phim. Những tin tức này chỉ tìm thấy trên báo hay tập san, thế hệ của Nhi biết đến thếg iới bên ngoài qua nhẽng ấn phẩm như Kiến Thức Ngày Nay, Thế Giới Mới, báo Tuổi Trẻ chủ nhật, báo Điện ảnh... từ đó mới không bị lạc hậu và mù thông tin phim ảnh.
5. Và ngay cả khi họ bó tay không làm gì cả...
Theo luật pháp, hình thức cho thuê băng vidéo ngày đó của tư nhân chắc chắn là vi phạm 100%, nhưng sự thật là người ta chưa bao giờ ngăn cấm người dân xem phim một cách triệt để (như các nước cực đoan: Iran, Bắc hàn...). Họ chỉ làm theo hình thức hay phong trào, nên chúng ta không bao giờ bị đói phim ảnh suốt chục năm nay. Nhi tin chắc là người VN xem phim nhiều hơn dân Châu Âu và Mỹ, chúng ta có quá nhiều thời gian để phung phí và băng dĩa thì rẻ mạt.
Ngày nay, cả nhà nước và tư nhân đều bị khán giả bỏ rơi. Từ ngày có phong trào HD, mỗi người có thể tự lo cho bản thân mình, họ không cần ai bao cấp, cũng không cần cửa hàng băng dĩa nữa. Thông tin điện ảnh dư thừa. Người ta trở nên tự do hơn, và nhiều khi, ích kỉ hơn.
Chỉnh sửa lần cuối: