"Dư luận gần đây nói rất nhiều về những vụ thương thảo mua bản quyền các chương trình truyền hình để khai thác.
Cho đến nay, dù đã có chỉ đạo của cơ quan thẩm quyền, nhưng việc chia sẻ bản quyền truyền hình Giải bóng đá ngoại hạng Anh ngày chủ nhật của K+ với các nhà đài khác diễn ra khó khăn và vẫn chưa ngã ngũ. Các doanh nghiệp truyền thông bắt đầu ý thức về giá trị của tài sản vô hình và chúng ta dần dần làm quen với những định chế sở hữu trí tuệ của thế giới.
Trong nếp nghĩ cũ, các sự kiện văn hóa, thể thao được tổ chức là để phục vụ quảng đại quần chúng và việc đưa tin về các sự kiện này là nghĩa vụ đương nhiên và miễn phí của các nhà đài. Ngày nay, thông tin về các sự kiện này trở thành hàng hóa và nhà đài phải “mua” quyền đưa tin để “bán” lại cho khán giả truyền hình. Việc mua bản quyền các sự kiện như vậy là một thương vụ văn minh đáng khen ngợi của các nhà đài nếu như họ đừng tiến xa hơn: mua bản quyền độc quyền.
Dù không bị pháp luật ngăn cản, các nhà đài khi đòi hỏi độc quyền đưa tin các sự kiện văn hóa thể thao đã bộc lộ trước dư luận quan điểm kinh doanh thiếu tự tin của mình.
Một cuộc tranh tài thể thao, nếu anh dùng tiền để giành quyền duy nhất chỉ có nhóm mình đến ghi hình và đưa tin, ngăn chặn các nhóm khác đến tác nghiệp thông tin thì dù quyền đó được pháp luật bảo vệ, cộng đồng xã hội vẫn không xem anh là người thân thiện. Thay cho việc giành độc quyền, các nhà đài hãy tổ chức ghi hình đẹp hơn, góc máy độc đáo, bình luận dí dỏm, thông tin mau lẹ... để cạnh tranh công bằng trong việc đưa tin đến khán giả.
Mua bản quyền là đóng góp và hợp tác, nhưng đòi mua bản quyền độc quyền là có ý đồ loại bỏ đối thủ trên đường cạnh tranh.
Về phía người dân, họ sẽ không khó chịu khi một doanh nghiệp đòi độc quyền phân phối “siêu xe thể thao Lamborghini” bởi mặt hàng này quá xa xỉ và quá ít người mua, nhưng họ sẽ rất đỗi bực mình và ác cảm nếu doanh nghiệp đòi độc quyền những mặt hàng đã trở thành nhu yếu cần thiết trong cuộc sống.
Pháp luật không cấm việc độc quyền, nhưng một doanh nghiệp sẽ khó phát triển bền vững nếu xây dựng chiến lược kinh doanh trên não trạng chiếm hữu, trên cơ sở cậy nhờ pháp luật để kìm hãm đối phương."
Nguồn: http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/Thoi-su-suy-nghi/402704/Ban-quyen-va-doc-quyen.html
Cho đến nay, dù đã có chỉ đạo của cơ quan thẩm quyền, nhưng việc chia sẻ bản quyền truyền hình Giải bóng đá ngoại hạng Anh ngày chủ nhật của K+ với các nhà đài khác diễn ra khó khăn và vẫn chưa ngã ngũ. Các doanh nghiệp truyền thông bắt đầu ý thức về giá trị của tài sản vô hình và chúng ta dần dần làm quen với những định chế sở hữu trí tuệ của thế giới.
Trong nếp nghĩ cũ, các sự kiện văn hóa, thể thao được tổ chức là để phục vụ quảng đại quần chúng và việc đưa tin về các sự kiện này là nghĩa vụ đương nhiên và miễn phí của các nhà đài. Ngày nay, thông tin về các sự kiện này trở thành hàng hóa và nhà đài phải “mua” quyền đưa tin để “bán” lại cho khán giả truyền hình. Việc mua bản quyền các sự kiện như vậy là một thương vụ văn minh đáng khen ngợi của các nhà đài nếu như họ đừng tiến xa hơn: mua bản quyền độc quyền.
Dù không bị pháp luật ngăn cản, các nhà đài khi đòi hỏi độc quyền đưa tin các sự kiện văn hóa thể thao đã bộc lộ trước dư luận quan điểm kinh doanh thiếu tự tin của mình.
Một cuộc tranh tài thể thao, nếu anh dùng tiền để giành quyền duy nhất chỉ có nhóm mình đến ghi hình và đưa tin, ngăn chặn các nhóm khác đến tác nghiệp thông tin thì dù quyền đó được pháp luật bảo vệ, cộng đồng xã hội vẫn không xem anh là người thân thiện. Thay cho việc giành độc quyền, các nhà đài hãy tổ chức ghi hình đẹp hơn, góc máy độc đáo, bình luận dí dỏm, thông tin mau lẹ... để cạnh tranh công bằng trong việc đưa tin đến khán giả.
Mua bản quyền là đóng góp và hợp tác, nhưng đòi mua bản quyền độc quyền là có ý đồ loại bỏ đối thủ trên đường cạnh tranh.
Về phía người dân, họ sẽ không khó chịu khi một doanh nghiệp đòi độc quyền phân phối “siêu xe thể thao Lamborghini” bởi mặt hàng này quá xa xỉ và quá ít người mua, nhưng họ sẽ rất đỗi bực mình và ác cảm nếu doanh nghiệp đòi độc quyền những mặt hàng đã trở thành nhu yếu cần thiết trong cuộc sống.
Pháp luật không cấm việc độc quyền, nhưng một doanh nghiệp sẽ khó phát triển bền vững nếu xây dựng chiến lược kinh doanh trên não trạng chiếm hữu, trên cơ sở cậy nhờ pháp luật để kìm hãm đối phương."
Nguồn: http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/Thoi-su-suy-nghi/402704/Ban-quyen-va-doc-quyen.html