Bản quyền truyền hình bóng đá Việt Nam bị lãng quên

ngocsonpt

Member
BẢN QUYỀN TRUYỀN HÌNH BÓNG ĐÁ VIỆT NAM : CÂU CHUYỆN BỊ LÃNG QUYÊN

Từ cuộc họp của VPF đến cuộc họp của VFF, bao nhiêu vấn đề của bóng đá Việt Nam ở thời điểm này được nhắc đến, nhưng hình như chẳng thấy ai còn nói đến chuyện bản quyền truyền hình.

Cách đây một thời gian, câu chuyện bản quyền truyền hình của các giải bóng đá Việt Nam om sòm và ầm ĩ, tốn nhiều giấy mực của báo chí. Từ việc VFF kí độc quyền 20 năm với AVG, sau đó VPF ra đời và từ đó xuất hiện một “cuộc chiến bản quyền truyền hình” giữa 2 bên là “liên minh” VFF-AVG với VPF.

Sau đó, Chủ tịch HĐQT AVG Phạm Nhật Vũ đã “nhượng” lại bản quyền truyền hình các giải bóng đá Việt Nam cho VPF với giá 0 đồng, nhưng trong văn bản của AVG có “thòng” thêm điều khoản VPF phải cam kết kiếm về cho bóng đá Việt Nam mỗi năm một khoản tiền là 50 tỷ đồng từ bản quyền truyền hình.

Bầu Kiên khi nói về bản quyền truyền hình đã từng có những tuyên bố gây sốc, trong đó có việc mỗi năm VPF có thể thu về đến cả trăm tỷ tiền tiền bản quyền truyền hình.

VPF đã điều hành các giải đấu bóng đá Việt được một mùa. Con số các trận đấu được phát sóng cụ thể là bao nhiêu, mức độ quan tâm của khán giả truyền hình với các trận đấu được tường thuật trực tiếp của V-League như thế nào? Số tiền thực thu được từ bản quyền truyền hình là bao nhiêu, số tiền ấy đã được sử dụng như thế nào? Những nhà tài trợ của “Hội đồng bảo trợ bóng đá Việt Nam” đã tài trợ tiền hay chưa, số tiền đã được chuyển vào tài khoản của VPF là bao nhiêu? Tất cả những câu hỏi này, đến nay vẫn chưa có một lời giải đáp rõ ràng, cụ thể và thỏa đáng từ những người có trách nhiệm.

Trong điều kiện kinh tế khó khăn hiện nay, truyền thông quảng cáo đều có phần thu hẹp lại, và chỉ cần nhìn sơ qua cũng có thể thấy được rằng khó kiếm được tiền trăm tỉ từ những trận đấu V-League được tường thuật trên sóng truyền hình. Từ lâu, khán giả đã không mấy mặn mà với giải V-League, mà khoái xem bóng đá các giải bóng đá châu Âu, mà điển hình là Ngoại hạng Anh, hơn rất nhiều.

Một vấn đề khác khiến phải đặt lại câu hỏi về vấn đề bản quyền truyền hình là V-League và cả giải hạng Nhất đều đã giảm xuống về số lượng đội bóng tham dự. Ở mùa giải 2013, V-League còn 12 đội và giải hạng Nhất chỉ còn có 8 đội. Số đội bóng giảm xuống, số trận đấu giảm xuống và đương nhiên số trận đấu được tường thuật trực tiếp thì cũng giảm xuống theo. Thêm nữa, đó là vấn đề chất lượng của các trận đấu, và cùng với đó là sự quan tâm của khán giả truyền hình, nếu cũng đều sụt giảm, thì vấn đề bản quyền truyền hình sẽ như thế nào?

Trong vô số những vấn đề của bóng đá ở thời điểm này thì tự nhiên bản quyền truyền hình lại “vô tình” bị lãng quên, từ vấn đề nóng gây tranh cãi thành một câu chuyện chẳng ai buồn nhắc tới.

Nguồn từ :http://thethaovanhoa.vn/bong-da-tro...et-nam-cau-chuyen-bi-lang-quen-n2012121502455
 
Ðề: Bản quyền truyền hình bóng đá Việt Nam bị lãng quên

Buồn buồn coi cũng đc.Năm nay kinh tế quá khó khăn,nên sẽ có ít ai chịu bỏ tiền quảng cáo nên thu về 10 tỷ nghe cũng khó,chứ ở đâu ra 100 tỷ
 
Ðề: Bản quyền truyền hình bóng đá Việt Nam bị lãng quên

Mất lòng tin của người hâm mộ.Cứ với cách làm của LDBDVN phát free người ta cũng chẵng bùn coi nữa là.:))
 

dhpaul

Well-Known Member
Ðề: Bản quyền truyền hình bóng đá Việt Nam bị lãng quên

Bây giờ có tổ chức được không còn không thể chắc được nói gì đến bản quyền truyền hình =))
Cứ nói là có 12 đội cho oai, từ giờ đến tháng 3 sang năm không đi ít nhất khoảng 3-4 đội mới là lạ =)) AVG có lẽ cũng mừng rơi nước mắt khi thoát được khoản đầu tư 6 tỷ/năm này =))
 

dntk44tdh3

Active Member
Re: Ðề: Bản quyền truyền hình bóng đá Việt Nam bị lãng quên

Bây giờ có tổ chức được không còn không thể chắc được nói gì đến bản quyền truyền hình =))
Cứ nói là có 12 đội cho oai, từ giờ đến tháng 3 sang năm không đi ít nhất khoảng 3-4 đội mới là lạ =)) AVG có lẽ cũng mừng rơi nước mắt khi thoát được khoản đầu tư 6 tỷ/năm này =))

Hay là AVG đã tính trước được việc này nên hồi trước mới nhả cái mớ bản quyền này dễ thế
 
Ðề: Bản quyền truyền hình bóng đá Việt Nam bị lãng quên

Xem BD VN đau hết cả đầu. Đá bóng câu giờ rõ bẩn lộ liễu và bựa. Cầu thủ thì xông phi như phim hành động, chiến thuật thì chuyền dài cho mấy anh cao to đen hôi tự tìm cách ghi bàn. Chất lượng cầu thủ VN thật sự là rất tệ, phụ thuộc ngoại binh nhiều do HLV đặt mục tiêu chiến thắng lên hàng đầu. Nên xem cảm thấy bọn ngoại binh bá đạo quá.
 

ngocsonpt

Member
Ðề: Bản quyền truyền hình bóng đá Việt Nam bị lãng quên

Mình ghét nhất kiểu câu giờ bẩn không chỉ có ở VN mà cả các nước Đông nam á khác
 

tan_huy_93

Well-Known Member
V-League mùa sau còn có 12 tham gia đội = 6 trận/vòng, còn định cho thêm tuyển U22 Việt Nam đá V-League, là thấy V-League mùa sau rõ chán.
mùa sau chắc em chỉ xem những trận đội nhà đá (Becamex Bình Dương)
 

music123

Member
Nghe nói mùa tới Vi lít được trực tiếp trên kênh Star Sport và ESPN đó , giải đấu số một ĐNÁ mà (nguồn tin từ dhpaul :p )
 

dhpaul

Well-Known Member
Ðề: Re: Bản quyền truyền hình bóng đá Việt Nam bị lãng quên

Nghe nói mùa tới Vi lít được trực tiếp trên kênh Star Sport và ESPN đó , giải đấu số một ĐNÁ mà (nguồn tin từ dhpaul :p )

Nghe đâu ESPN STAR ký gói bản quyền Vi Lích vừa rồi lên tới 350 triệu $ một năm trên một nước =))
 

jusechinh

Member
Ðề: Re: Bản quyền truyền hình bóng đá Việt Nam bị lãng quên

Chủ tịch VFF “đá bóng” tài thật
Cập nhật lúc 22:57, Thứ Hai, 17/12/2012 (GMT+7)
Cuối cùng ý tưởng đội tuyển (ĐT) U.22 tham dự V-League 2013 đã chết yểu từ trong trứng nước. Tuy nhiên, đây có phải là “sáng kiến” của riêng VPF như mọi người vẫn nghĩ? Trước cuộc họp Ban Chấp hành VFF vừa qua, ông Phạm Ngọc Viễn, Phó chủ tịch phụ trách chuyên môn của VFF đồng thời cũng là Tổng giám đốc VPF tiết lộ, sau thất bại tại AFF Cup 2012, một vấn đề đặt ra với thường trực VFF là nên chăng có hình thức nào đó để tuyển U.22 có sự chuẩn bị tốt hơn cho SEA Games 27. Một trong những giải pháp là có nên cho tham dự V.League mùa giải tới không? “Tôi xin nhấn mạnh, đây không phải là đề xuất của công ty vì không có quyền gì quản lý U.22 cả” - ông Viễn nói rõ.


Chủ tịch VFF Nguyễn Trọng Hỷ “number one”. Ảnh: T.L
Tổng thư ký VFF Ngô Lê Bằng cũng xác nhận: “Trong cuộc họp thường trực hồi đầu tháng 12, VFF đã bàn đến kế hoạch chuẩn bị cho U.22 dự SEA Games, trong đó có phương án sẽ tham gia hoặc V-League, hoặc hạng nhất để cọ xát. Điều này được đưa ra trao đổi với VPF và đề nghị cho ý kiến”.

Như vậy, ý tưởng để ĐT U.22 tham dự V-League khởi suất từ sự gợi ý của chính các nhà lãnh đạo VFF, VPF với tư cách là đơn vị tổ chức giải chỉ cụ thể hóa đề xuất này. Thế nhưng, sau khi bị các đội phản ứng và dư luận “ném đá”, VFF lại trút tất cả trách nhiệm lên VPF. Thậm chí chủ tịch VFF còn đăng đàn trên báo nhà rằng: “VPF không thể đưa ra quyết định liên quan đến những đối tượng vốn không thuộc quyền quản lý của họ. Không phải cứ muốn, thấy cần thiết là có thể cho ĐT U.22 đá ở V-League(!?)”, cứ như mình không hề hay biết, hoàn toàn vô can vậy.

“Bầu” Thắng, ông Viễn, ông Ly và VPF ngậm bồ hòn, “chết đứng như Từ Hải”!

Người trong giới khen ngài chủ tịch VFF có cú sút quá tài, ai dám chê ông là dân bóng rổ không biết đá bóng?

Đông Kha
Anh này còn chơi bẩn nữa là cầu thủ _ Coi báo thanh niên tổ chức đá U21 chứ không thèm coi Vồ ếch . Vãi Anh Hỷ lắm
 

nam2178

Well-Known Member
Ðề: Bản quyền truyền hình bóng đá Việt Nam bị lãng quên

Bóng đá Việt Nam giải tán đến nơi rồi, ai coi nữa mà bản quyền.
 

ngocsonpt

Member
Ðề: Bản quyền truyền hình bóng đá Việt Nam bị lãng quên

- Dự kiến thu 75 tỷ từ bản quyền truyền hình trong năm 2013, nhưng với tình hình kinh tế khó khăn như hiện tại, VPF đành phải hạ xuống mức 50 tỷ. Tuy nhiên, ngay cả việc chấp nhận hạ giá, VPF cũng khó kiếm đủ 50 tỷ trên vì nhiều vấn đề phát
VFF phản đối đề xuất của VPF

Khoản thu chủ yếu giúp VPF trang trải những hoạt động của mình đến từ bản quyền truyền hình. Số tiền này, thực chất là tiền hỗ trợ của các doanh nghiệp trong Hội đồng Bảo trợ BĐVN, thông qua Hội đồng bảo trợ với 10 doanh nghiệp là mối quan hệ của các ông bầu.

Cụ thể gồm: Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel), Tổng Công ty Sữa Việt Nam (Vinamilk), Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất dầu khí (Đạm Phú Mỹ), Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai, Ngân hàng kỹ thương Việt Nam (Techcombank), Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), Ngân hàng Á Châu (ACB), Ngân hàng Việt Nam thịnh vượng (VP Bank) và Ngân hàng Bản Việt.



Tuy nhiên đến nay, Hội đồng bảo trợ này vẫn chưa có cơ sở pháp lý nào thành lập, chưa hề ra mắt cũng như không ai biết hiện có còn tồn tại hay không.

Ở nửa mùa giải còn lại của năm 2012 mỗi thành viên đóng góp 5 tỷ đồng, tổng cộng là 50 tỷ đồng. Tuy nhiên, như thừa nhận của một quan chức VPF, đến thời điểm hiện tại VPF vẫn chưa thu đủ hết số tiền 50 tỷ, nhưng vị này khẳng định chuyện thu tiền chỉ là hoàn tất thủ tục trong thời gian sắp tới.

Theo kế hoạch ban đầu, năm 2013 VPF được hứa hẹn tăng lên 7,5 tỉ đồng/doanh nghiệp và năm 2014 là 10 tỉ đồng. Đổi lại các đơn vị sẽ được dành cho thời lượng quảng cáo trên truyền hình trước, giữa và sau chương trình trực tiếp các trận đấu V.League.

Tuy nhiên, đã có sự thay đổi lớn trong vấn đề quảng cáo là thời lượng không như kế hoạch ban đầu. Chẳng là mới đây số đội V.League đã bị giảm xuống còn 12 đội, trong khi hạng Nhất chỉ còn 8 đội. Như vậy là sẽ có ít trận đấu hơn rất nhiều so với mùa giải 2012, đồng nghĩa với thời lượng quảng cáo xuất hiện trên truyền hình sẽ ít đi.

Một vấn đề nhạy cảm nữa là sau khi bầu Kiên bị bắt, thì những mối quan hệ của ông bầu này, cũng khó đảm bảo sẽ tiếp tục chuyển tiền về cho VPF mỗi năm. Đó là lý do mà trong mùa giải tới, được dự báo sẽ tiếp tục khó khăn về tiền tài trợ.

VPF buộc phải giảm xuống mức 50 tỷ như cũ, nhưng ngay cả điều này cũng chưa chắc giúp VPF thu được đầy đủ, khi mà đến thời điểm này vẫn chưa biết có doanh nghiệp nào trong Hội đồng bảo trợ sẽ rút lui.

“Tới đây chúng tôi sẽ phải rà soát và tìm hiểu lại trong số 10 doanh nghiệp đó có đơn vị nào rút lui, để tiến hành thay thế đối tác khác”, Phó tổng giám đốc VPF Phạm Phú Hòa cho biết.
 

trannguyenhien

Active Member
sorry các bác cho em đào bới cái topic này nên.
Kể từ ngày ông quyến bán nước thì em chẳng còn hứng thú gì với bóng đá việt nam nữa.đến bây giờ cũng chẳng biết ông nào vào ông nào.cái vấn đề "bẩn" quyền này em thấy nó cứ mơ hồ thế nào ấy.đối với em thi có phát free em cũng chẳng buồn xem.nhìn các bố đá bóng mà cứ tưởng xem phim hài thằng bờm
 

Lambn

Member
Ðề: Re: Bản quyền truyền hình bóng đá Việt Nam bị lãng quên

sorry các bác cho em đào bới cái topic này nên.
Kể từ ngày ông quyến bán nước thì em chẳng còn hứng thú gì với bóng đá việt nam nữa.đến bây giờ cũng chẳng biết ông nào vào ông nào.cái vấn đề "bẩn" quyền này em thấy nó cứ mơ hồ thế nào ấy.đối với em thi có phát free em cũng chẳng buồn xem.nhìn các bố đá bóng mà cứ tưởng xem phim hài thằng bờm

bác xem hay ko xem là việc của bác....còn nhiều ng vẫn chờ đợi tuyển VN đi lên nữa chứ...ai cũng như pác thì bóng đá chẳng bao h là môn hứng thú nữa rồi. chẳng qua là con sâu làm giàu nồi canh....mình nghĩ chắc chắn 1 điều là tỉnh hay thành phố của bạn ko có đội nào tham dự V.League nên mới chán thế thôi
 

dhpaul

Well-Known Member
Ðề: Re: Bản quyền truyền hình bóng đá Việt Nam bị lãng quên

bác xem hay ko xem là việc của bác....còn nhiều ng vẫn chờ đợi tuyển VN đi lên nữa chứ...ai cũng như pác thì bóng đá chẳng bao h là môn hứng thú nữa rồi. chẳng qua là con sâu làm giàu nồi canh....mình nghĩ chắc chắn 1 điều là tỉnh hay thành phố của bạn ko có đội nào tham dự V.League nên mới chán thế thôi

Tỉnh iem cũng có cái đội tên là Hà Lội Tít Và Tít mà iem có thèm xem đâu =))
 
Bên trên