boyben2011
Well-Known Member
Con số này được một số chuyên gia truyền hình có tham gia việc thương thảo mua bản quyền EPL trong những năm gần đây đưa ra và có cơ sở đàng hoàng chứ không phải là chuyện đoán mò.
Vào ngày 25-9-2012, Tuổi Trẻ là tờ báo đầu tiên cảnh báo về chuyện tiền bản quyền truyền hình xem EPL của ba mùa 2013-2016 có khả năng lên đến 30 triệu USD (trước đó là 19 triệu USD/ba mùa). Khi ấy không ít nhà đài phản ứng, cho rằng không thể có cái giá ấy. Nhưng thực tế bây giờ VN đã phải tốn đến hơn 40 triệu chứ không phải là 30 triệu!
Chỉ sau 11 năm, từ chỗ chỉ tốn 450.000 USD/mùa (2002-2003) lên đến 14 triệu USD/mùa như hiện nay (giá tăng đến gần 30 lần), có lẽ địa ốc, vàng cũng chào thua EPL!
Chính vì vậy, diễn biến của chuyện mua bán bản quyền truyền hình EPL 2013-2016 đã diễn ra rất nóng. Hiệp hội Truyền hình trả tiền đã vào cuộc và đưa ra hạn mức là không mua cao quá 20% so với ba mùa trước.
Một số đơn vị truyền hình trả tiền như VTC, AVG, Viettel, HTV (Hà Nội và cả TP.HCM) đồng loạt ký đơn gửi lên Bộ Thông tin - truyền thông đề nghị can thiệp cái vụ VTV để đối tác Canal Plus áp đảo trong liên doanh VSTV (K+)... Nhưng tất cả đều “lấm lưng trắng bụng”, và giờ đây thì nhiều đơn vị đành cắn răng bỏ tiền mua EPL.
Thôi thì gói bản quyền truyền hình EPL ba mùa 2013-2016 thuộc vào loại “ván đã đóng thuyền”, giờ có nói mấy thì cũng thế. Vấn đề mà một số đồng nghiệp ở lĩnh vực truyền hình tâm sự với chúng tôi, đó là: Nếu các cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực truyền hình không quyết liệt chuẩn bị ngay từ bây giờ thì vài năm sau, kịch bản vừa rồi cũng sẽ lặp lại ở gói bản quyền ba mùa 2016-2019.
Theo đó, một số đồng nghiệp cho biết các nhà kinh doanh bản quyền EPL của nước ngoài dự báo sẽ tăng lên đến cả trăm triệu USD. Cơ sở nào để họ đưa ra dự báo kinh khủng này?
Người ta cho rằng hiện nay VN có khoảng 20 triệu hộ gia đình, và hiện có chưa tới 4 triệu hộ đăng ký thuê bao truyền hình trả tiền. Trong đó, chỉ cần 1,2 triệu thuê bao xem EPL, và mỗi thuê bao chỉ cần trả 2 USD/tháng thì các nhà đài cũng thu được hơn 60 triệu USD/ba mùa (mỗi mùa bóng kéo dài trong 9 tháng).
Với cách tính này, đối tác nước ngoài như IMG cho rằng hiện nay các nhà đài VN vẫn lãi khỏe. Tương tự, họ tính tiếp: Đến gói kế tiếp (ba mùa 2016-2019), ở thời điểm này truyền hình VN hoàn toàn xóa bỏ analog nên dự báo số thuê bao sẽ tăng lên đáng kể, hoàn toàn có thể đạt con số 3 triệu thuê bao xem EPL.
Cũng chỉ cần mức thu bình quân 2 USD/tháng/thuê bao, thì một mùa bóng có 54 triệu USD, và ba mùa là trên 160 triệu USD. Do đó, việc VN phải chi cỡ 100 triệu USD để xem EPL là hoàn toàn có thể!?
Liệu bài tính nêu trên có hợp lý không? Phải chăng do lâu nay VN mua rẻ nên bây giờ đang tiến đến việc tính đủ, tính đúng khiến mọi người sốc? Cách tính trên có phù hợp với điều kiện kinh tế VN hay không?
Có nên phát chéo chương trình giữa các đài, như Singapore đã làm, để hạn chế cuộc cạnh tranh không có điểm dừng về bản quyền EPL giữa các đài với nhau?... Đó là những câu hỏi mà cơ quan quản lý nhà nước phải sớm tìm hiểu và trả lời nhằm chuẩn bị tốt hơn cho gói tới. Nếu không, đến năm 2016, có khả năng lại cãi nhau tưng bừng và cuối cùng lại lẳng lặng tốn một mớ ngoại tệ khổng lồ như vừa qua.
Vào ngày 25-9-2012, Tuổi Trẻ là tờ báo đầu tiên cảnh báo về chuyện tiền bản quyền truyền hình xem EPL của ba mùa 2013-2016 có khả năng lên đến 30 triệu USD (trước đó là 19 triệu USD/ba mùa). Khi ấy không ít nhà đài phản ứng, cho rằng không thể có cái giá ấy. Nhưng thực tế bây giờ VN đã phải tốn đến hơn 40 triệu chứ không phải là 30 triệu!
Chỉ sau 11 năm, từ chỗ chỉ tốn 450.000 USD/mùa (2002-2003) lên đến 14 triệu USD/mùa như hiện nay (giá tăng đến gần 30 lần), có lẽ địa ốc, vàng cũng chào thua EPL!
Chính vì vậy, diễn biến của chuyện mua bán bản quyền truyền hình EPL 2013-2016 đã diễn ra rất nóng. Hiệp hội Truyền hình trả tiền đã vào cuộc và đưa ra hạn mức là không mua cao quá 20% so với ba mùa trước.
Một số đơn vị truyền hình trả tiền như VTC, AVG, Viettel, HTV (Hà Nội và cả TP.HCM) đồng loạt ký đơn gửi lên Bộ Thông tin - truyền thông đề nghị can thiệp cái vụ VTV để đối tác Canal Plus áp đảo trong liên doanh VSTV (K+)... Nhưng tất cả đều “lấm lưng trắng bụng”, và giờ đây thì nhiều đơn vị đành cắn răng bỏ tiền mua EPL.
Thôi thì gói bản quyền truyền hình EPL ba mùa 2013-2016 thuộc vào loại “ván đã đóng thuyền”, giờ có nói mấy thì cũng thế. Vấn đề mà một số đồng nghiệp ở lĩnh vực truyền hình tâm sự với chúng tôi, đó là: Nếu các cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực truyền hình không quyết liệt chuẩn bị ngay từ bây giờ thì vài năm sau, kịch bản vừa rồi cũng sẽ lặp lại ở gói bản quyền ba mùa 2016-2019.
Theo đó, một số đồng nghiệp cho biết các nhà kinh doanh bản quyền EPL của nước ngoài dự báo sẽ tăng lên đến cả trăm triệu USD. Cơ sở nào để họ đưa ra dự báo kinh khủng này?
Người ta cho rằng hiện nay VN có khoảng 20 triệu hộ gia đình, và hiện có chưa tới 4 triệu hộ đăng ký thuê bao truyền hình trả tiền. Trong đó, chỉ cần 1,2 triệu thuê bao xem EPL, và mỗi thuê bao chỉ cần trả 2 USD/tháng thì các nhà đài cũng thu được hơn 60 triệu USD/ba mùa (mỗi mùa bóng kéo dài trong 9 tháng).
Với cách tính này, đối tác nước ngoài như IMG cho rằng hiện nay các nhà đài VN vẫn lãi khỏe. Tương tự, họ tính tiếp: Đến gói kế tiếp (ba mùa 2016-2019), ở thời điểm này truyền hình VN hoàn toàn xóa bỏ analog nên dự báo số thuê bao sẽ tăng lên đáng kể, hoàn toàn có thể đạt con số 3 triệu thuê bao xem EPL.
Cũng chỉ cần mức thu bình quân 2 USD/tháng/thuê bao, thì một mùa bóng có 54 triệu USD, và ba mùa là trên 160 triệu USD. Do đó, việc VN phải chi cỡ 100 triệu USD để xem EPL là hoàn toàn có thể!?
Liệu bài tính nêu trên có hợp lý không? Phải chăng do lâu nay VN mua rẻ nên bây giờ đang tiến đến việc tính đủ, tính đúng khiến mọi người sốc? Cách tính trên có phù hợp với điều kiện kinh tế VN hay không?
Có nên phát chéo chương trình giữa các đài, như Singapore đã làm, để hạn chế cuộc cạnh tranh không có điểm dừng về bản quyền EPL giữa các đài với nhau?... Đó là những câu hỏi mà cơ quan quản lý nhà nước phải sớm tìm hiểu và trả lời nhằm chuẩn bị tốt hơn cho gói tới. Nếu không, đến năm 2016, có khả năng lại cãi nhau tưng bừng và cuối cùng lại lẳng lặng tốn một mớ ngoại tệ khổng lồ như vừa qua.