Uchiha_Madara
Nghỉ hưu
Năm 2002, khi bắt đầu hoạt động, Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam (VCPMC) chỉ thu được hơn 78 triệu đồng tiền bản quyền cho 274 nhạc sĩ, tác giả ủy quyền, đến năm 2012, con số này đã lên tới gần 47 tỷ đồng với số thành viên lên tới 2.375 nhạc sĩ, tác giả.
Tuy nhiên, theo luật sư Phạm Thanh Thủy, GĐ khu vực phía bắc, VCPMC vẫn để đến 80% khối lượng công việc ngoài vòng kiểm soát. Lý do quan trọng nhất vẫn là ý thức của cộng đồng. Việc hưởng thụ âm nhạc miễn phí đã ăn sâu trong suy nghĩ của nhiều người. Việc VCPMC phải “chạy” theo giải thích, đàm phán, thu tiền... diễn ra thường xuyên và khá mệt mỏi.
Trong tổng số tiền phí bản quyền thu được năm 2012, tỉ trọng lớn nhất là từ dịch vụ nhạc chuông, nhạc chờ điện thoại di động (chiếm khoảng 25 - 30%), sau đó là các chương trình biểu diễn, các hoạt động thu âm băng, đĩa... Các website âm nhạc cũng sẽ là một thị phần hứa hẹn chiếm tỉ trọng lớn, nếu như dự án thu phí tải nhạc và nghe nhạc online được thực hiện suôn sẻ.
Hiện tại, VCPMC tích cực hợp tác với 13 website trong nước cung cấp tác phẩm âm nhạc đến với công chúng qua internet để thực hiện thí điểm thu phí nhạc số. Từ tháng 11 đến ngày 26-12-2012, số tiền thu phí nhạc số mới chỉ đạt khoảng 17 triệu đồng, còn rất khiêm tốn. Tuy nhiên, đây mới chỉ là giai đoạn thử nghiệm, chỉ thu phí một số album nhạc, tiến tới trong năm 2013 sẽ tiến hành thu phí toàn bộ các album nhạc số, thu phí nghe online trên mạng chứ không dừng ở thu phí tải nhạc như hiện nay.
Với việc thực thi nhiều giải pháp nhưng đến thời điểm này, kết quả của việc thực thi bản quyền âm nhạc mới chỉ đạt khoảng 20%, tỷ lệ thất thu đến 80%. Có thể nói, nhận thức của toàn xã hội về quyền tác giả và quyền liên quan ở Việt Nam đang thực sự còn quá nhiều lỗ hổng. Vì thế, cuộc chiến chống lại tình trạng vi phạm bản quyền ở nước ta chưa biết đến bao giờ mới đến hồi kết.
Nguồn: sggp.org.vn và laodong.com.vn