scotty
Well-Known Member
Các nhà thiên văn học vừa tạo nên một tấm bản đồ 3D gần như hoàn chỉnh về vũ trụ. Mất đến 10 năm để hoàn thành, tấm bản đồ này là sản phẩm của công trình quét bầu trời đêm toàn phần bằng bức xạ hồng ngoại gần và thu thập dữ liệu từ chương trình Two-Micron All-Sky Survey (2MASS - rà soát toàn bầu trời với 3 băng tần hồng ngoại 2 micromet) và chương trình Redshift Survey (2MRS - rà soát thiên hà).
Nhìn lên hình ta thấy chi chít các chấm sáng nhiều màu sắc lẫn với vô số đường vằn vện (bấm vào đây để xem hình có độ phân giải cao hơn). Đó chính là toàn bộ các kết cấu hữu hình của vũ trụ được tạo nên bởi 45.000 dải thiên hà cách trái đất khoảng 380 triệu năm ánh sáng. Còn đường kính của dải Ngân hà chúng ta trên bản đồ thì khoảng 100.000 năm ánh sáng.
Dự án này đã tận dụng 2 kính viễn vọng mặt đất, một tại Đài thiên văn Fred Lawrence Whipple trên đỉnh núi Hopkins, bang Arizona (Mỹ) và cái kia thuộc Đài thiên văn Cerro Tololo ở Chile.
Giải thích kỹ thuật
Bức xạ hồng ngoại gần (near-infrared light), là loại ánh sáng có bước sóng dài hơn ánh sáng thường thấy, có thể xuyên thủng các tầng mây bụi mờ xuất hiện phổ biến trong các dải thiên hà. Nhờ vậy, chương trình 2MRS mới mở rộng được "tầm mắt" để nhìn được sát bề mặt của dải Ngân hà hơn so với những cuộc nghiên cứu trước đây bị hạn chế tầm nhìn bởi các đám mây bụi mờ.
Lý do bản đồ được lập ở chế độ không gian 3 chiều là nhằm đáp ứng cho việc đo đạc sự chuyển dịch đỏ (redshift) của các vật thể vũ trụ (các dải thiên hà), tức là đo độ dịch chuyển của bức xạ ánh sáng của chúng về phía vùng đỏ của phổ màu. Chuyện này xảy ra bởi cái gọi là hiệu ứng Doppler, khiến cho bước sóng của bức xạ trở nên dài hơn khi nguồn phát bức xạ lùi ra xa người quan sát.
Bởi vì vũ trụ đang giãn nở khiến cho các vật thể trong vũ trụ trôi xa dần khỏi chúng ta với tốc độ ngày càng nhanh. Do đó việc đo sự dịch chuyển đỏ và vận tốc dịch chuyển của chúng sẽ giúp các nhà thiên văn học suy ra được khoảng cách của chúng.
Ngoài việc cung cấp một bức tranh hoàn chỉnh hơn về vị trí của trái đất trong vũ trụ, tấm bản đồ mới này còn có thể giúp giải đáp được nguyên nhân khó hiểu tại sao dải Ngân hà chúng ta lại di chuyển theo cách của nó đối với phần còn lại của vũ trụ. Sự dịch chuyển này (600 km/giây) cho đến nay vẫn chưa thể giải thích được thông qua lực hút của các vật thể quen biết gần với dải Ngân hà của chúng ta.
Karen Masters đến từ Đại học Portsmouth (Anh) phát biểu tại cuộc họp báo công bố tấm bản đồ mới này như sau: "Vấn đề khoa học quan trọng nhất mà tấm bản đồ này thể hiện là nguồn chuyển dịch dải Ngân hà. Thứ đang gây ra sự chuyển dịch đó chính là lực hút và việc tìm ra nguồn của lực hút đó cũng như khối lượng của nó cho đến nay vẫn là vấn đề nan giải. Chỉ cần một bản đồ bầu trời toàn phần là bạn có thể đếm được tổng số các thiên hà hiện có, từ đó mới có thể tìm ra nguồn dịch chuyển đó."
Theo Space.com
Chỉnh sửa lần cuối: