Baidu, nhà cung cấp công cụ tìm kiếm và phát triển taxi tự hành hàng đầu Trung Quốc, được cho là đang phát triển một chatbot của riêng mình để đối đầu với ChatGPT. Thông tin này, lần đầu được tiết lộ trên trang Bloomberg và The Wall Street Journal, đã đẩy giá cổ phiếu của Baidu lên mức cao nhất kể từ tháng 9 năm ngoái trong phiên giao dịch sáng thứ 2 vừa qua.
Người phát ngôn của Baidu từ chối bình luận về vấn đề này. Nhưng cũng chẳng đáng ngạc nhiên cho lắm khi Baidu, vốn là công ty tiên phong trong lĩnh vực AI của Trung Quốc, đi trước các “đồng hương” để phát triển “phiên bản Trung Quốc” của chatbot mạnh mẽ nhất hiện nay. Câu hỏi đặt ra ở đây là, liệu công cụ của Baidu có sự khác biệt đáng kể nào so với ChatGPT, và nó sẽ có những hạn chế ra sao?
Một trong những động lực chính góp phần định hình cuộc chạy đua trên lĩnh vực công nghệ của Trung Quốc trong những năm qua là sự trỗi dậy của tinh thần “chủ quyền kỹ thuật số”, một khái niệm ám chỉ tham vọng và khả năng kiểm soát “vận mệnh kỹ thuật số” của chính đất nước này, trong đó có mục tiêu đạt được tự chủ về mặt công nghệ, đặc biệt là phần mềm và phần cứng quan trọng trong chuỗi cung ứng AI. Những lệnh cấm xuất khẩu mà Mỹ áp đặt lên Trung Quốc càng khiến chính phủ nước này kêu gọi độc lập công nghệ trên nhiều lĩnh vực đa dạng, từ bán dẫn cho đến nghiên cứu AI.
Trong bối cảnh ChatGPT của OpenAI thể hiện tiềm năng tấn công vào các lĩnh vực từ giáo dục và tin tức, cho đến ngành công nghiệp dịch vụ, thì các lãnh đạo công nghệ và các nhà hoạch định chính sách nhiều khả năng cũng đang tìm kiếm câu trả lời cho việc liệu AI có thể được dùng như thế nào để tăng năng suất làm việc tại nhà. Lẽ tự nhiên, Trung Quốc cũng muốn sở hữu những con bot ChatGPT “nhà trồng”, không chỉ để kiểm soát lượng dữ liệu đi qua những công cụ như vậy, mà còn nhằm tạo ra các sản phẩm AI hiểu tốt hơn văn hóa và chính trị trong nước.
Dự kiến ra mắt vào tháng 3, robot trò chuyện của Baidu sẽ được tích hợp vào bộ máy tìm kiếm của hãng. Điều đó cho thấy chatbot gần như chắc chắn sẽ trả về kết quả bằng tiếng Trung Quốc. Dù sao đi nữa, mô hình học sâu được huấn luyện bằng các nguồn dữ liệu cả tiếng Trung lẫn tiếng Anh, bao gồm thông tin vượt ngoài tầm kiểm soát của Đại Tường lửa Trung Quốc.
Đó là lúc mọi thứ trở nên hấp dẫn. Giống như mọi kênh thông tin khác ở Trung Quốc, chatbot Baidu sẽ phải tuân thủ quy định địa phương lẫn các quy tắc kiểm duyệt. Ứng dụng chuyển văn bản thành hình của Baidu, ERNIEVilG, đã thực hiện điều đó bằng cách từ chối các câu lệnh nhạy cảm về chính trị. Nhưng AI trò chuyện phải xử lý các câu hỏi phức tạp hơn rất nhiều so với AI tạo ảnh - liệu Baidu sẽ làm thế nào để cân bằng giữa việc tuân thủ kiểm duyệt và vẫn mang lại đủ sự tự do và sáng tạo cho con bot của mình?
Ngoài ra, một vấn đề quan trọng ảnh hưởng đến hiệu suất học máy là các thuật toán bên dưới. Theo Wall Street Journal, Baidu tận dụng một “đột phá lõi” mà Google từng phát triển và mở mã nguồn vào năm 2017, chính là thuật toán bên dưới ChatGPT. Tuy nhiên, nhiều khả năng cũng sẽ có những thuật toán độc quyền khác được Baidu mua hoặc phát triển để tạo nên “xương sống” cho chatbot của mình.
Phần cứng hiển nhiên đóng một vai trò quan trọng không kém trong huấn luyện các mạng thần kinh quy mô lớn. Các lệnh cấm vận Mỹ áp đặt lên Trung Quốc hiện đang đe dọa ngành công nghiệp AI nước này, bởi các công ty không thể tiếp cận các bán dẫn tiên tiến được thiết kế cho các siêu máy tính và các trung tâm dữ liệu lớn.
Tuy nhiên, Baidu tin rằng lệnh cấm xuất khẩu chip chỉ ảnh hưởng một cách hạn chế lên bộ phận AI của mình. Trong ngắn hạn, công ty “đã chuẩn bị đầy đủ chip cần thiết”. Còn về lâu dài, Baidu sẽ dựa vào chip AI Kunlun tự phát triển được để vận hành các hệ thống điện toán hiệu suất cao. Chưa kể Baidu có thể tập trung cải thiện tính hiệu quả của thuật toán để giảm bớt gánh nặng cho phần cứng.
Cuối cùng, sự thành công của chatbot do Baidu phát triển phụ thuộc một phần vào quá trình huấn luyện liên tục thông qua phản hồi của người dùng, ví dụ như việc người dùng đồng ý hoặc không đồng ý với câu trả lời của máy. Nói cách khác, càng nhiều người dùng, trợ lý AI sẽ càng có khả năng phản hồi tốt hơn trước câu lệnh từ con người.
Ella Zhang, nhà sáng lập và CEO của startup chuyển văn bản sang hình ảnh IMGCreator, cho rằng các chatbot tiếng Trung “có thể không nhận được sự chào đón nồng nhiệt như chatbot tiếng Anh bởi Trung Quốc là nơi có đội ngũ lao động tương đối rẻ mạt”. Do đó thay vì đăng ký sử dụng các phần mềm AI đắt đỏ và tinh chỉnh nó để thực hiện các tác vụ chăm sóc khách hàng, một công ty Trung Quốc có thể thuê một nhóm nhân viên con người - vừa rẻ, vừa tiện lợi hơn. Nhưng mọi thứ có thể thay đổi trong vài năm nữa, khi Trung Quốc dần đánh mất ưu thế về lực lượng lao động trong một thời đại mà tỷ lệ tăng trưởng dân số của nước này bắt đầu chững lại.
Người phát ngôn của Baidu từ chối bình luận về vấn đề này. Nhưng cũng chẳng đáng ngạc nhiên cho lắm khi Baidu, vốn là công ty tiên phong trong lĩnh vực AI của Trung Quốc, đi trước các “đồng hương” để phát triển “phiên bản Trung Quốc” của chatbot mạnh mẽ nhất hiện nay. Câu hỏi đặt ra ở đây là, liệu công cụ của Baidu có sự khác biệt đáng kể nào so với ChatGPT, và nó sẽ có những hạn chế ra sao?
Một trong những động lực chính góp phần định hình cuộc chạy đua trên lĩnh vực công nghệ của Trung Quốc trong những năm qua là sự trỗi dậy của tinh thần “chủ quyền kỹ thuật số”, một khái niệm ám chỉ tham vọng và khả năng kiểm soát “vận mệnh kỹ thuật số” của chính đất nước này, trong đó có mục tiêu đạt được tự chủ về mặt công nghệ, đặc biệt là phần mềm và phần cứng quan trọng trong chuỗi cung ứng AI. Những lệnh cấm xuất khẩu mà Mỹ áp đặt lên Trung Quốc càng khiến chính phủ nước này kêu gọi độc lập công nghệ trên nhiều lĩnh vực đa dạng, từ bán dẫn cho đến nghiên cứu AI.
Trong bối cảnh ChatGPT của OpenAI thể hiện tiềm năng tấn công vào các lĩnh vực từ giáo dục và tin tức, cho đến ngành công nghiệp dịch vụ, thì các lãnh đạo công nghệ và các nhà hoạch định chính sách nhiều khả năng cũng đang tìm kiếm câu trả lời cho việc liệu AI có thể được dùng như thế nào để tăng năng suất làm việc tại nhà. Lẽ tự nhiên, Trung Quốc cũng muốn sở hữu những con bot ChatGPT “nhà trồng”, không chỉ để kiểm soát lượng dữ liệu đi qua những công cụ như vậy, mà còn nhằm tạo ra các sản phẩm AI hiểu tốt hơn văn hóa và chính trị trong nước.
Dự kiến ra mắt vào tháng 3, robot trò chuyện của Baidu sẽ được tích hợp vào bộ máy tìm kiếm của hãng. Điều đó cho thấy chatbot gần như chắc chắn sẽ trả về kết quả bằng tiếng Trung Quốc. Dù sao đi nữa, mô hình học sâu được huấn luyện bằng các nguồn dữ liệu cả tiếng Trung lẫn tiếng Anh, bao gồm thông tin vượt ngoài tầm kiểm soát của Đại Tường lửa Trung Quốc.
Đó là lúc mọi thứ trở nên hấp dẫn. Giống như mọi kênh thông tin khác ở Trung Quốc, chatbot Baidu sẽ phải tuân thủ quy định địa phương lẫn các quy tắc kiểm duyệt. Ứng dụng chuyển văn bản thành hình của Baidu, ERNIEVilG, đã thực hiện điều đó bằng cách từ chối các câu lệnh nhạy cảm về chính trị. Nhưng AI trò chuyện phải xử lý các câu hỏi phức tạp hơn rất nhiều so với AI tạo ảnh - liệu Baidu sẽ làm thế nào để cân bằng giữa việc tuân thủ kiểm duyệt và vẫn mang lại đủ sự tự do và sáng tạo cho con bot của mình?
Ngoài ra, một vấn đề quan trọng ảnh hưởng đến hiệu suất học máy là các thuật toán bên dưới. Theo Wall Street Journal, Baidu tận dụng một “đột phá lõi” mà Google từng phát triển và mở mã nguồn vào năm 2017, chính là thuật toán bên dưới ChatGPT. Tuy nhiên, nhiều khả năng cũng sẽ có những thuật toán độc quyền khác được Baidu mua hoặc phát triển để tạo nên “xương sống” cho chatbot của mình.
Phần cứng hiển nhiên đóng một vai trò quan trọng không kém trong huấn luyện các mạng thần kinh quy mô lớn. Các lệnh cấm vận Mỹ áp đặt lên Trung Quốc hiện đang đe dọa ngành công nghiệp AI nước này, bởi các công ty không thể tiếp cận các bán dẫn tiên tiến được thiết kế cho các siêu máy tính và các trung tâm dữ liệu lớn.
Tuy nhiên, Baidu tin rằng lệnh cấm xuất khẩu chip chỉ ảnh hưởng một cách hạn chế lên bộ phận AI của mình. Trong ngắn hạn, công ty “đã chuẩn bị đầy đủ chip cần thiết”. Còn về lâu dài, Baidu sẽ dựa vào chip AI Kunlun tự phát triển được để vận hành các hệ thống điện toán hiệu suất cao. Chưa kể Baidu có thể tập trung cải thiện tính hiệu quả của thuật toán để giảm bớt gánh nặng cho phần cứng.
Cuối cùng, sự thành công của chatbot do Baidu phát triển phụ thuộc một phần vào quá trình huấn luyện liên tục thông qua phản hồi của người dùng, ví dụ như việc người dùng đồng ý hoặc không đồng ý với câu trả lời của máy. Nói cách khác, càng nhiều người dùng, trợ lý AI sẽ càng có khả năng phản hồi tốt hơn trước câu lệnh từ con người.
Ella Zhang, nhà sáng lập và CEO của startup chuyển văn bản sang hình ảnh IMGCreator, cho rằng các chatbot tiếng Trung “có thể không nhận được sự chào đón nồng nhiệt như chatbot tiếng Anh bởi Trung Quốc là nơi có đội ngũ lao động tương đối rẻ mạt”. Do đó thay vì đăng ký sử dụng các phần mềm AI đắt đỏ và tinh chỉnh nó để thực hiện các tác vụ chăm sóc khách hàng, một công ty Trung Quốc có thể thuê một nhóm nhân viên con người - vừa rẻ, vừa tiện lợi hơn. Nhưng mọi thứ có thể thay đổi trong vài năm nữa, khi Trung Quốc dần đánh mất ưu thế về lực lượng lao động trong một thời đại mà tỷ lệ tăng trưởng dân số của nước này bắt đầu chững lại.
Theo VN review