Bài y học mới: Không nen coi thường chứng nhức đầu(Headache)

DrHoang45

Moderator
Không nên coi thường chứng nhức đầu

BS Dương minh Hoàng( ECFMG )

Nhức đầu là một triệu chứng thường gặp nhất do nhiều nguyên nhân khác nhau từ nhẹ tới nặng, được phân biệt thành 2 loại chính là cấp tính ( 1-3 ngày tự khỏi )h hay mạn tính (vài tuần đến nhiều tháng).
I) Nếu chứng nhức đầu cấp tính vài ngày tự khỏi, cần hỏi qua chứng nhức đầu xảy ra thế nào bệnh hay bệnh nhân tự khai như là sau một đêm làm việc quá sức, thiếu ngủ, sau uống rượu nhiều, lạm dụng cà phê,thuốc lá; còn là tình trạng căng thẳng trong gia đình, hoặc là sau cơn cảm nắng, mắc mưa ( bị cảm, cúm), sốt cao do một bệnh nhiễm trùng nào đó.

Headache1.jpg


1) Nhức đầu do cảm,cúm hay gặp nhất nhưng chúng ta không nên tự mua thuốc trị ở nhà thuốc tây: họ thường bán ngoài Panadol, còn thêm 1 thuốc thừa nguy hiểm gây lờn thuốc về sau này là kháng sinh không cần thiết phải dùng trong 2 bệnh ấy.
2) Nếu nhức đầu này xảy ra sau khi bị chấn thương vào đầu kèm theo ói mữa liên tục có thể bị phù não hay xuất huyết não ( bệnh nhân thường hôn mê). Cần chụp Citi não để phát hiện sớm có tụ máu trong não không

II) Những bệnh nào gây nhức đầu mạn tính:
Trong đó, có 2 bệnh thường gặp nhất là viêm xoang và cao huyết áp
1)Viêm xoang: bệnh thường gặp nhất ở mọi tuổi. nếu là trẻ em hay bị sổ mũi thường xuyên dai dẵng, không giữ ấm đủ cho trẻ.
Viêm xoang sàn là thể hay gặp nhất, gầy các triệu chứng dễ nhận ra là bệnh nhân tằng hắng, hay khạc nhổ thường xuyên, ho dai dẵng về đêm nhất là chứng mỏi cổ mà hay chẩn đoán nhầm là bệnh thoái hóa cột sống cổ . Người trẻ tuổi rất hay tằng hắng và mỏi cổ, cứ phải lắc cổ hoài phải nghĩ ngay đến viêm xoang sàn. Chỉ cần chụp X quang xoang mũi và sàn là biết ngay căn bệnh này các xoang không còn màu đen mà màu trắng xóa do ứ đọng mũ trong các xoang..
Tuy vậy, viêm xoang là một bệnh khó trị hết nhất của tai mũi họng dù có xông mũi, nạo xoang cha8nng nữa bệnh này vẫn tái phát. Muốn trị dứt bệnh này, phải dùng cả thuốc tiêm và uống theo dõi X quang vùng xoang 2 tháng/ lần từ 6-9 tháng mới hy vọng dứt căn bệnh khó chịu hẵn. Người bệnh viêm họng tái phát đa số là viêm xoang sàn gây nên( làm chảy nước mũi, mủ xuống họng thường xuyên . Biến chứng qua nhiều năm viêm xoang sàn gây ù tai, nghe không rõ thậm chí điếc tai .viêm tai gữa, mờ mắt dần. Một bệnh gây hội chứng rối loạn tiền đình nhất( chóng mặt ) phải nghĩ ngay ở người trẻ tuổi là bệnh viêm xoang sàn đã ảnh hưởng đến tai trong.
Một lưu ý nữa là viêm xoang sàn ít gây nhức đầu ( gặp nhiều ở viêm xoang mũi ) mà thường thấy là bệnh nhân cứ tằng hắng suốt ngày,ho dai dẵng.
2) Viêm tai giữa: hay gặp ở trẻ em sau viêm xoang, viêm họng mạn( biến chứng của viêm xoang, viêm amygdales mạn ) gây nhức đầu kèm nhức vùng tai, ói mữa , chảy mũ ở tai có hay không. Càn khám điều trị thật dứt ở Bs Tai Mụi họng tránh biến chứng nguy hiểm sau này là bệnh viêm màng não mũ, có thể đe dọa tử vong do phát hiện bệnh này quá trễ.
3) Cao huyết áp: gặp nhất ở người từ 40 tuổi trở lêm nhức đầu dai dẵng qua nhiều tháng mà không lưu ý . Những người này nhức đầu nhiều lần mà không do huyết áp kiểm tra cũng như không uống thuốc hạ áp ngừa sẽ dễ bị tai biến mạch não lúc nào đó: Nhũn não sẽ gây tàn phế liệt nửa người hay xuất huyết não gây té đột ngột, mê man chết sau vài ngày.
Đo huyết áp đúng nhất là dùng huyết áp kế đồng hồ bóp tay và đo bởi người khác có số huyết áp chính xác hơn máy huyết áp điện tử tự mình đo (hay sai khi tay nhúc nhích, nói chuyện trong lúc đo..).
Khi nào số huyết áp 3 ngày liên tiếp, ngày đo 3 lần và một lần đo 3 cái. Chỉ khi nào đo 3 ngày liên tiếp là có 2 số huyết áp( thường dưới 14/9 )mà cao hơn 2 mức này là bệnh cao huyết áp thực thụ. Người bệnh phải uống thuốc hàng ngày suốt đời , hàng tháng theo dõi việc dùng và có chỉ định của Bác sĩ. Các thuốc trị bệnh cao huyết áp này đều có nhiều tác dụng phụ nên không thể tự mua dùng. Uống thuốc quá liều có thể làm huyết áp tụt quá lượng máu lên não không đủ gây tai biến nhũn não làm bệnh nhân liệt bán thân, tàn phế thật không đáng.
5) Cận thị: một bệnh do tật khúc xạ mắt này gặp ở trẻ em thích chơi games ở Ipad, đọc sách nơi thiếu sáng( bàn học nên có đèn chong không chỉ dùng đèn trần ). Trẻ nhìn xa không rõ( đọc bảng không thấy gì kèm theo nhức đầu dai dẳng. Khi bị cận thị,.rrẻ cần đeo kính thường, đọc sách, chơi games ở nơi đầy đủ ánh sáng.
6) Cườm nước: khi bệnh nhân có nhức đầu kèm theo nhức mắt dữ dội, ấn trên mắt thấy mắt căng cứng .Phải khám Bs nhãn khoa đo áp suất mắt và điều trị thật sớm ở Bác sĩ chuyên khoa mới tránh được mù lòa sau này.
7) Bệnh về răng: sâu răng hay abcès nướu răng: dễ nhận ra khi bệnh nhân tự biết nhận ra có đau răng hay nướu kèm nhức đầu dai dẳng.
8) Sau một chấn thương đầu: có thêm chứng nhức đầu dai dẵng, bênh nhân sau vài tuần rơi vào tình trạng hôn mê đó xuất huyết ngoài màng cứng. Cần mổ não sớm mới lấy ra cục máu ra tránh cho não không bị chèn ép mới hy vọng sống sót.
9)-Viêm màng não mũ, viêm não do siêu vị:

Headache2.jpg

Triệu chứng là nhức đầu kèm theo ói mữa, sốt cao,cổ cứng không gập vào ngực được. Cần làm thử nghiệm gặp cổ vào ngực nếu cổ cứng không gập được đó là viêm màng não mũ cần nhập viện chọc dò xét nghiệm dịch não tủy co là mũ hay lao, hoặc siêu vi . Nếu trẻ sốt cao liên tục co giật, hôn mê ngày càng sâu, không cứng cổ nghĩ đến viêm não siêu vi nhật bản. Cần tiêm chúng ngừa bệnh này ở trẻ em.
10) Bướu não hay abcès não:: ít gặp nhưng cũng nghĩ đến với chứng nhức đàu dai đảng kèm theo ói mữa hay buồn ói. Vần nghĩ đến bệnh hiếm này sau các nguyên nhân thường gặp trên. Chụp Công hưỡng từ MRI não sẽ phát hiện sớm căn bệnh nguy hiểm này để can thiệp ngoại khoa..
11) Bệnh Migraine hay nhức nửa đầu từng cơn: ít gặp, do rối loạn vận mạch di truyền hay kèm theo buồn ói, gặp ở thanh thiếu niên, nữ nhiều hơn nam. Ánh sáng, tiếng động làm gây nhức đầu thêm dai dẳng khó chịu hơn
Bệnh này thường chẩn đoán sau khi loại trừ các nguyên nhân thường gặp trên như là viêm xoang, cao huyết áp..Điều trị ở Bs nội khoa vì thuốc có nhiều tác dụng cần theo dõi thuốc nào dùng thích hợp nhất

III) Những triệu chứng nào kèm theo nhức đầu cần được khám và điều trị sớm:
1)Khởi đầu đột ngột, gia tăng nhức đâu khi ho, khom người, quan hệ tình dục
2) Buồn nôn hay òi mữa
3) sốt cao dai dẵng không hạ, co giật, cứng cỗ, hôn mê

Headache3.jpg

4) Sau chấn thương đầu do tai nạn hay té ngã
5) Rối loạn thị giác, mất cảm giác , vận động một bên thường do tai biến
6)Không đáp ứng điều trị ngày càng càng tệ hơn
IV) Thuốc nào nên dùng trị chứng nhức đầu: Chủ yếu là Paracetamol viên 500mg ngày 3-4 lần, liều 30mg/kg với trẻ em, Ngoài ra có thể thay bằng Ibuprofen 100mg ngày 3-4 lần( với điều kiện bệnh nhân không bị đau dạ dày.

Qua bài này chúng ta thấy chứng nhức đầu có thể là một bệnh thông thường sau cảm cúm nhưng cũng có thể là bệnh nặng khi kèm theo chứng khác như sốt cao,ói mữa, sau chấn thương. Cần khám, xét nghiệm nhập viên ngay ị ngay sau khi điều trị chứng nhức đầu bằng thuốc không thuyên giảm hay càng nặng hơn
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Bên trên