Uchiha_Madara
Nghỉ hưu
[video=youtube;ZrEHLBjVFuY]https://www.youtube.com/watch?v=ZrEHLBjVFuY&list=UUs0N0TBi2j156kZ4AOnnB2g[/video]
Đêm qua (11/5), ai xem VietNam Idol cũng thấy trên màn hình chạy chữ, "Nhạc Trương Quốc Khánh, ý thơ Tố Hữu". Đây là một điều không chính xác, không biết cố ý hay vô tình mà đạo diễn chương trình lại đưa lên "ý thơ Tố Hữu". Ai đã từng đọc thơ Tố Hữu sẽ dễ dàng nhận thấy rằng Tố Hữu không bao giờ có thể viết nên những ca từ (vần thơ) đẹp đến như vậy. Và nếu là của Tố Hữu thì tại sao hàng chục năm qua, (với tính cách như Tố Hữu), không chịu nhận bài Tự Nguyện là ý thơ của mình, để tăng thêm danh tiếng?
Về nguồn gốc bài thơ, được cho là trùng hợp với lời bài Tự Nguyện, là một bài thơ được chép trong sổ tay của một chiến sĩ cộng sản trong chiến tranh thế giới thứ 2. Bài thơ này gốc như sau (đã dịch ra tiếng Việt), ai dịch thì không biết (có thể là Tố Hữu đã dịch, như bài "Đợi anh về")
Nếu là Hoa, hãy là Hoa hướng dương,
Nếu là Đá, hãy là Đá kim cương,
Nếu là Chim, hãy là Chim câu trắng,
Nếu là Người, hãy là Người Cộng sản…
Tuy ý thơ và lời bài hát tương tự nhau, nhưng trong ý thơ thể hiện rất rõ sự kiên định, lờI thơ và cách ví von ẩn dụ trong 4 câu rất đồng nhất và từng mức độ trình tự từ nhỏ đến lớn, từ thấp lên cao dần… đưa từ cái đẹp cụ thể của Hoa, sự cứng rắn của Đá, đến sự Tự do của Chim câu và đỉnh cao là phẩm chất cao quý của Người Cộng Sản (chân chính)…
Còn trong bài Tự Nguyện, dù rất hay nhưng lại không được chặt chẽ như bài thơ gốc. Đầu tiên là vầng mây ấm, sao lại dùng hình tượng "vầng mây ấm", nó có mang tinh biểu tượng cao như là Hoa hay Chim câu hay không? Thêm nữa, ở câu 4, chọn làm “người chết” thì hơi khập khiễng so với toàn bài.
Các đoạn sau của bài hát, từng cặp 2 câu phát triển ý của mỗi câu đầu:“Là Chim tôi sẽ cất cao…..báo tin nối liền” là 1 ý hoàn chỉnh, nói lên tình cảm đồng bào ruột thịt nối liền Bắc-Nam. “là Hoa tôi nở …hòa bình” là 1 ý mong muốn mọi người cùng sống trong hoà bình yêu thương nhau. ”Là Người xin 1 lần …phất cao ngọn cờ” là 1 ý về tinh thần đấu tranh của những người yêu nước.
Nhưng ở cặp câu “Là Mây theo làn gió… , Nghìn xưa….tiếp lời” lại không ăn nhập với nhau. Đúng ra là 2 ý riêng. Câu trên ý là mây (chứ không cần phải là mây ấm) thể hiện ý chí tự do rộng mở khắp 4 phương không gì ngăn cản được. Còn câu dưới thể hiện sự tiếp nối truyền thống oai hùng của ông cha. Rõ ràng câu này có sự lúng túng và không đồng nhất với cấu trúc chung của lời bài hát.
Vậy nên, có thể nói là Trương Quốc Khánh "có thể" dựa vào bài thơ trên để viết nên lời bài hát Tự Nguyện nhưng đã sửa đổi để phù hợp với thời đại và mục đích sáng tác. Thậm chí việc thay đổi đó tuy phá vỡ cấu trúc chặt chẽ của bài thơ nhưng lại đưa thêm vào rất nhiều tình cảm trong đó. Nói gì thì nói, bài Tự Nguyện của Trương Quốc Khánh vẫn là một bài hát có ca từ xuất sắc.
Theo rất nhiều phỏng đoán thì bài thơ gốc có thể là của Giulia Phuxich (Tiệp Khắc), một người cộng sản bất khuất, bị phát xít Đức bắt và kết án tử hình. Trong xà lim tử tù chờ ngày bị hành hình, ông đã viết tác phẩm bất hủ “Viết dưới giá treo cổ”. Chỉ những người CS kiên cường như ông mới có những niềm tin mãnh liệt như vậy. Cũng có nguồn tin đây là bài thơ của một người chiến sĩ cộng sản Hungarie. Nhưng tất cả chỉ là phỏng đoán. Chưa ai tìm thấy văn bản hay tài liệu gốc của bài thơ này.
BuiAn tổng hợp chém gió