hoangtrinhag
Member
Một bài viết khác, mời các bác.
Có nhiều ý kiến cho rằng không thể so sánh Đặng Thái Sơn với Hương Lan, Tuấn Vũ và việc gọi dòng nhạc của Hương Lan, Tuấn Vũ là nhạc "sến", "nhạc rác" như thế là phiến diện. Vì đó là dòng nhạc trữ tình và dòng nhạc này ghi đậm vào tâm trí người Việt, ngợi ca không chỉ quê hương đất nước mà còn nói đến những tình cảm, những nét rất đỗi đời thường trong cuộc sống...
Nếu những đam mê, ý thích của đa số người dân không vi phạm pháp luật thì đều có lý, đáng tôn trọng và cũng không thể xem là "ít văn hoá" bởi văn hoá do chính người dân tạo ra.
Đất nước ta còn nghèo, đa số là dân lao động vất vả, không phải tất cả đều là quý tộc để mà nghiền nhạc cung đình, thính phòng. Âm nhạc với người lao động đơn giản để giải trí chứ không phải đánh giá trình độ thẩm thính nhạc bác học.
Thị hiếu âm nhạc của mỗi người mỗi khác, âm nhạc tự do đi vào lòng người thường thức cái họ muốn. Nghe nhạc bình dân không có nghĩa là văn hóa kém. Có thể nhiều người biết Đặng Thái Sơn, nhưng dường như chưa hiểu được âm nhạc của anh. Âu là lẽ thường khi họ chưa cảm nhận được. Trong khi đó Hương Lan và Tuấn Vũ gần gũi với công chúng hơn. Văn hóa Việt khác với văn hóa Tây, khó có thể so sánh được giữa người này với người kia, huống chi là hai nền văn hóa tách biệt.
Có thể một lúc nào đó người Việt Nam hiểu Đặng Thái Sơn nhưng đó là một chặng đường trên đó có nhiều dấu chân khác chứ không riêng gì của mỗi người.
Vấn đề ở đây là Hương Lan và Tuấn Vũ biểu diễn trong Nhà hát Lớn. Có độc giả đặt câu hỏi, phải chăng thời buổi bây giờ có tiền thì diễn ở đâu cũng được. Nhà hát Lớn bây giờ dễ vào quá. Dễ vì cứ trả nhiều tiền là có thể diễn ở đó, còn những ca sĩ, nhạc sĩ dòng nhạc chính thống, dù là Nghệ sĩ Nhân dân được cả nước ngưỡng mộ cũng không dám mơ tổ chức một đêm diễn ở đây.
Bên cạnh đó, cũng phải nhìn nhận rằng đúng là cảm nhận âm nhạc của người Việt Nam nói chung và cảm nhận âm nhạc của người Hà Nội nói riêng ngày càng đơn giản, dễ dãi. Nguyên nhân một phần do cơ chế thị trường. Những chủ thể đầu tư vào thị trường âm nhạc luôn đặt lợi nhuận lên hàng đầu, thị trường tự điều chỉnh có cầu thì cung sẽ đáp ứng tối đa và mặc dù kinh doanh mặt hàng đặc biệt là văn hóa nhưng cơ quan quản lý nhà nước không định hướng, kiểm soát mới dẫn tới thực trạng như hiện nay bởi đối tượng trẻ là đối tượng rất cần nhiều định hướng đúng đắn.
Người dân tha thiết muốn thay đổi xã hội
Không phải chúng ta không tự hào về lịch sử truyền thống của một Thủ đô anh hùng, cũng không phải chúng ta phủ nhận hoàn toàn những cố gắng để đưa đến cho nhân dân một cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Tất cả điều đó, chúng ta đã làm được. Tuy nhiên, khi nhìn vào thực tế, chúng ta được gì, mất gì.
Con số 1000 không nói lên điều gì nhiều. Giá như con số đó là 1000 ngôi nhà tình nghĩa được trao tặng cho những người nghèo khó, là 1000 những bệnh nhân nghèo, những mảnh đời bất hạnh được cứu giúp kịp thời, hay đơn giản là 1000 hành động tôn trọng văn hóa, ứng xử văn hóa .. thì có lẽ con số 1000 đó sẽ có ý nghĩa hơn...
Trong lúc ta đang mải mê theo dõi những hoạt động văn hóa diễn ra trong dịp sinh nhật Thủ đô thì dường như đã tạm quên người dân ở các tỉnh miền Trung đang oằn mình chống lại mưa lũ, đã có người thiệt mạng, đã có những ngôi nhà bị cuốn trôi, nhưng giờ đây có lẽ đã không còn là tin tức đáng chú ý.
Chúng ta đã tạm quên những cảnh già cơ cực đang ngày ngày phải kiếm sống mưu sinh, quên mất những hình ảnh mẹ con dắt nhau ra Thủ đô để tìm công lý và còn nhiều điều bị lãng quên nữa...
Đó cũng là nỗi băn khoăn, thao thức của nhiều người Việt Nam yêu nước đang sinh sống ở nước ngoài. Họ tha thiết có một sự đổi thay lớn. Nhưng ngày nào mà người dân không ý thức được nhiệm vụ, trách nhiệm đạo đức và không thay đổi được, ngày ấy chúng ta sẽ còn thao thức vĩnh viễn. Mong lắm thay, vì người dân có tha thiết muốn thay đổi thì chừng ấy xã hội mới thay đổi.
Tuy nhiên, không nên so sánh Hà Nội nghìn năm văn hiến và đất nước Singapore. Bởi đất nước họ hiện đại, văn minh, giàu có thật đấy nhưng về mặt giá trị lịch sử họ đâu được như ta, đó là những giá trị không thể cân đo, đong đếm băng tiền được, không nên nhầm lẫn như thế. Thử hỏi chúng ta có nghìn năm văn hiến nhưng hãy xem lại chúng ta có mấy năm để phát triển đất nước theo hướng hiện đại?!
Việc trước mắt khẩn cấp của toàn xã hội là tìm ra được một hướng đi đúng cho thể chế xã hội để nâng cao đời sống vật chất cho người dân, và chỉ có trên cơ sở đó mới kéo được đời sống văn hoá tinh thần (dân trí) lên theo.
Nguồn http://www.tuanvietnam.net/2010-10-04-sao-lai-so-dang-thai-son-voi-huong-lan-tuan-vu-
Có nhiều ý kiến cho rằng không thể so sánh Đặng Thái Sơn với Hương Lan, Tuấn Vũ và việc gọi dòng nhạc của Hương Lan, Tuấn Vũ là nhạc "sến", "nhạc rác" như thế là phiến diện. Vì đó là dòng nhạc trữ tình và dòng nhạc này ghi đậm vào tâm trí người Việt, ngợi ca không chỉ quê hương đất nước mà còn nói đến những tình cảm, những nét rất đỗi đời thường trong cuộc sống...
Nếu những đam mê, ý thích của đa số người dân không vi phạm pháp luật thì đều có lý, đáng tôn trọng và cũng không thể xem là "ít văn hoá" bởi văn hoá do chính người dân tạo ra.
Đất nước ta còn nghèo, đa số là dân lao động vất vả, không phải tất cả đều là quý tộc để mà nghiền nhạc cung đình, thính phòng. Âm nhạc với người lao động đơn giản để giải trí chứ không phải đánh giá trình độ thẩm thính nhạc bác học.
Thị hiếu âm nhạc của mỗi người mỗi khác, âm nhạc tự do đi vào lòng người thường thức cái họ muốn. Nghe nhạc bình dân không có nghĩa là văn hóa kém. Có thể nhiều người biết Đặng Thái Sơn, nhưng dường như chưa hiểu được âm nhạc của anh. Âu là lẽ thường khi họ chưa cảm nhận được. Trong khi đó Hương Lan và Tuấn Vũ gần gũi với công chúng hơn. Văn hóa Việt khác với văn hóa Tây, khó có thể so sánh được giữa người này với người kia, huống chi là hai nền văn hóa tách biệt.
Có thể một lúc nào đó người Việt Nam hiểu Đặng Thái Sơn nhưng đó là một chặng đường trên đó có nhiều dấu chân khác chứ không riêng gì của mỗi người.
Vấn đề ở đây là Hương Lan và Tuấn Vũ biểu diễn trong Nhà hát Lớn. Có độc giả đặt câu hỏi, phải chăng thời buổi bây giờ có tiền thì diễn ở đâu cũng được. Nhà hát Lớn bây giờ dễ vào quá. Dễ vì cứ trả nhiều tiền là có thể diễn ở đó, còn những ca sĩ, nhạc sĩ dòng nhạc chính thống, dù là Nghệ sĩ Nhân dân được cả nước ngưỡng mộ cũng không dám mơ tổ chức một đêm diễn ở đây.
Bên cạnh đó, cũng phải nhìn nhận rằng đúng là cảm nhận âm nhạc của người Việt Nam nói chung và cảm nhận âm nhạc của người Hà Nội nói riêng ngày càng đơn giản, dễ dãi. Nguyên nhân một phần do cơ chế thị trường. Những chủ thể đầu tư vào thị trường âm nhạc luôn đặt lợi nhuận lên hàng đầu, thị trường tự điều chỉnh có cầu thì cung sẽ đáp ứng tối đa và mặc dù kinh doanh mặt hàng đặc biệt là văn hóa nhưng cơ quan quản lý nhà nước không định hướng, kiểm soát mới dẫn tới thực trạng như hiện nay bởi đối tượng trẻ là đối tượng rất cần nhiều định hướng đúng đắn.
Người dân tha thiết muốn thay đổi xã hội
Không phải chúng ta không tự hào về lịch sử truyền thống của một Thủ đô anh hùng, cũng không phải chúng ta phủ nhận hoàn toàn những cố gắng để đưa đến cho nhân dân một cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Tất cả điều đó, chúng ta đã làm được. Tuy nhiên, khi nhìn vào thực tế, chúng ta được gì, mất gì.
Con số 1000 không nói lên điều gì nhiều. Giá như con số đó là 1000 ngôi nhà tình nghĩa được trao tặng cho những người nghèo khó, là 1000 những bệnh nhân nghèo, những mảnh đời bất hạnh được cứu giúp kịp thời, hay đơn giản là 1000 hành động tôn trọng văn hóa, ứng xử văn hóa .. thì có lẽ con số 1000 đó sẽ có ý nghĩa hơn...
Trong lúc ta đang mải mê theo dõi những hoạt động văn hóa diễn ra trong dịp sinh nhật Thủ đô thì dường như đã tạm quên người dân ở các tỉnh miền Trung đang oằn mình chống lại mưa lũ, đã có người thiệt mạng, đã có những ngôi nhà bị cuốn trôi, nhưng giờ đây có lẽ đã không còn là tin tức đáng chú ý.
Chúng ta đã tạm quên những cảnh già cơ cực đang ngày ngày phải kiếm sống mưu sinh, quên mất những hình ảnh mẹ con dắt nhau ra Thủ đô để tìm công lý và còn nhiều điều bị lãng quên nữa...
Đó cũng là nỗi băn khoăn, thao thức của nhiều người Việt Nam yêu nước đang sinh sống ở nước ngoài. Họ tha thiết có một sự đổi thay lớn. Nhưng ngày nào mà người dân không ý thức được nhiệm vụ, trách nhiệm đạo đức và không thay đổi được, ngày ấy chúng ta sẽ còn thao thức vĩnh viễn. Mong lắm thay, vì người dân có tha thiết muốn thay đổi thì chừng ấy xã hội mới thay đổi.
Tuy nhiên, không nên so sánh Hà Nội nghìn năm văn hiến và đất nước Singapore. Bởi đất nước họ hiện đại, văn minh, giàu có thật đấy nhưng về mặt giá trị lịch sử họ đâu được như ta, đó là những giá trị không thể cân đo, đong đếm băng tiền được, không nên nhầm lẫn như thế. Thử hỏi chúng ta có nghìn năm văn hiến nhưng hãy xem lại chúng ta có mấy năm để phát triển đất nước theo hướng hiện đại?!
Việc trước mắt khẩn cấp của toàn xã hội là tìm ra được một hướng đi đúng cho thể chế xã hội để nâng cao đời sống vật chất cho người dân, và chỉ có trên cơ sở đó mới kéo được đời sống văn hoá tinh thần (dân trí) lên theo.
Nguồn http://www.tuanvietnam.net/2010-10-04-sao-lai-so-dang-thai-son-voi-huong-lan-tuan-vu-