Ba ông lớn công nghệ Trung Quốc có thực sự lao đao?

The drifter

Chuyên viên tin tức
Thành viên BQT
hd.jpg

Đầu năm nay, ba hãng công nghệ lớn nhất Trung Quốc, được biết đến với tên gọi bộ ba BAT gồm Baidu, Alibaba và Tencent, trông như đang phát triển với tốc độ không thể ngăn cản.

Tình hình của ba hãng vẫn tốt đến hết nửa đầu năm nay, với giá cổ phiếu của ba hãng đạt mức cao kỷ lục. Song theo CNBC, từ mùa hè, các nhà đầu tư vào bộ ba BAT liên tiếp tháo chạy, khiến cổ phiếu ba công ty lao dốc. Bộ ba này mất 165 tỉ USD giá trị thị trường từ đầu năm đến nay vì nhiều lý do riêng.

Hãng Alibaba và Biadu được niêm yết ở Mỹ bị cuốn vào đợt bán tháo cổ phiếu Trung Quốc mạnh vì tâm lý nhà đầu tư lung lay giữa cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung Quốc. Trong khi đó, Tencent thị bị ảnh hưởng bởi các nhà quản lý trong nước.
Chính phủ Trung Quốc lo ngại các vấn đề về mắt ở nước này, cho rằng trò chơi điện tử chính là một trong các nguyên nhân gây ra vấn đề. Bắc Kinh muốn làm chậm quá trình chấp thuận nhiều trò chơi mới. Tencent là hãng kiếm bộn từ các game.

Song nhìn xa hơn vấn đề chiến tranh thương mại hay các yếu tố ảnh hưởng trong ngắn hạn, BAT chắc chắn có đủ "hỏa lực" để dẫn đầu thị trường. Cả ba hãng là thách thức lớn với những cái tên Mỹ như Facebook, Amazon, Netflix và Alphabet, bộ tứ được biết đến với cái tên FANG.

Sức tăng trưởng và quy mô doanh nghiệp của ba công ty Trung Quốc phần nào nói lên điều này. Tencent tăng 30% so với năm ngoái, Alibaba tăng 61% trong khi Baidu thì tăng 32%. Cả ba hãng đều mở rộng quy mô nhanh chóng vào nhiều lĩnh vực kinh doanh và khu vực địa lý.

Đơn cử, hoạt động kinh doanh game lớn của Tencent tiếp tục thể hiện tốt bất chấp nhiều vấn đề về quản lý. Công ty này cũng sở hữu WeChat, ứng dụng nhắn tin phổ biến nhất của Trung Quốc với hơn 1 tỉ người dùng hằng tháng. Tencent đang thúc đẩy WeChat Pay, dịch vụ thanh toán chạy trong WeChat.

Alibaba tiếp tục phát triển mảng thương mại điện tử cốt lõi. Trong khi đó, Baidu, hãng vốn được xem là đã đạt mốc cao nhất trong mảng tìm kiếm, thì đầu tư mạnh vào trí tuệ nhân tạo và ô tô tự lái.

BAT cũng chi hàng tỉ USD đầu tư vào các hãng khác, đầu tư nhiều đến mức họ không còn đơn thuần là các hãng công nghệ mà còn là các nhà đầu tư. Nhà phân tích Bhavtosh Vajpayee của hãng Bernstein mới đây gọi Tencent là "SoftBank of China". SoftBank là công ty Nhật Bản sở hữu quỹ đầu tư công nghệ Vision Fund trị giá 100 tỉ USD, chuyên rót vốn vào các hãng công nghệ lớn toàn cầu.

Dù đầu tư mạnh là yếu tố bị nhiều nhà đầu tư xem là tiêu cực vì nó ảnh hưởng đến lợi nhuận, nó cũng có thể giúp các doanh nghiệp tăng trưởng trong tương lai. Các khoản đầu tư của BAT có thể đem lại lợi nhuận tốt trong trường hợp các doanh nghiệp được họ rót vốn IPO hoặc thực hiện thâu tóm, sáp nhập.

Có lẽ yếu tố có lợi lớn nhất cho bộ ba BAT là việc FANG khó lòng xâm nhập thị trường Trung Quốc. Google rời Đại lục năm 2010 vì lo ngại kiểm duyệt, Facebook thì bị chặn, Netflix không có sẵn còn Amazon thì chỉ chiếm một phần rất nhỏ thị phần trong nước.

Cuối cùng, với thị trường hơn 1 tỉ dân và việc chính phủ Trung Quốc đang đẩy mạnh nhiều công nghệ mới như AI, tiếp tục tăng trưởng nhiều dịch vụ kỹ thuật số, BAT có thể chịu nhiều đòn giáng mạnh trong năm nay song họ chắc chắn không lao dốc.

Theo Thanh Niên​
 
Bên trên