Asus ra mắt card đồ họa tầm trung

mandini

New Member
Lâu nay, người dùng luôn nghĩ rằng GTX 760 ra đời là nhằm thay thế GTX 660 trên thị trường VGA, tuy nhiên thực tế thì nó thay thế cho người đàn anh GTX 660 Ti của GTX 660 thì đúng hơn. Với chỉ $250, GTX 760 đã chạm vào mức sweet spot của tỉ lệ giá cả trên hiệu năng (p/p). Lộ trình ra mắt sản phẩm mà NVIDIA show ra đã chứng tỏ được điều này.

intro2.jpg

Không giống như GTX 770 có nhiều điểm tương đồng với GTX 680, ngoại trừ có được xung cao hơn và công nghệ GPU Boost 2.0, GTX 760 có vài thay đổi trong kiến trúc GPU. Nó vẫn được tạo nên từ tiến trình 28nm của nhân GK104 nhưng chỉ có 6 trên 8 streaming multiprocessors (SMX) mang đến số CUDA cores là 1152 và 96 texture memory units (TMUs) trong khi GTX 660 Ti có 7 trên 8 SMX dẫn đến số CUDA cores và TMUs nhiều hơn. Tuy nhiên không như GTX 660 Ti, NVIDIA vẫn giữ nguyên băng tần bộ nhớ và số ROPs do đó GTX 760 sẽ có băng tần bộ nhớ là 256-bit và 32 ROPs.

intro3.jpg

Kiến trúc nhân GK104 trong GTX 760.

Trong bài review này tôi sẽ xem hiệu năng GTX 760 như thế nào? Có đáng để chiếm lĩnh thị trường tầm trung không?

9337914111_280899ee73_b.jpg

Vài hình ảnh card và phụ kiện

9341021786_4c8134a199_b.jpg


9341021198_624066d326_b.jpg


9338235749_e4b4494a3a_b.jpg
Phụ kiện đi kèm được "tiết kiệm" tối đa khi chỉ có 1 dây cáp chuyển nguồn, dĩa driver và sách hướng dẫn.

9338235211_a4e1aa500b_b.jpg

Phía trước là bộ tản nhiệt DCII được cách tân lớp vỏ ngoài giống hệt GTX 780 DCII OC kèm theo là 2 quạt làm mát 8cm.

9338234721_69824b2f2a_b.jpg


9341017048_cdbc3eb617_b.jpg

Phía sau card, điểm nổi bật nhất là tất nhiên là mẩu PCB add on mang tên Direct Power mà theo quảng cáo của ASUS thì nó sẽ cung cấp nguồn điện phụ thêm cho GPU để đảm bảo cho quá trình ép xung được ổn định. Ngoài ra nó còn giúp cho nhiệt độ của PCB giảm được 17% so với bản ref của NVIDIA.
Bên cạnh đó, 4 chip RAM xung quanh khu vực Direct Power được làm bởi Hynix và mỗi chip chạy với xung nhịp là 1500 MHz (tổng cộng là 6000 MHz).

9338233441_6f36b19c74_b.jpg

Phía dưới card là 4 ống heatpipe tản nhiệt GPU của bộ tản DCII.

9338232957_b0fddfb944_b.jpg


9341017344_a5be452cdf_b.jpg

GTX 760 DCII OC sẽ "hốt" mất 2 slot trên mainboard khi sử dụng.


9338231559_0dc8c9c71f_b.jpg
Khu vực cổng kết nối gồm: 1xDisplay Port, 1xHDMI, 2xDVI cho phép bật chế độ NVIDIA 3D Surround với 3 màn hình và 1 màn hình phụ.

9338231301_bb84dcc2fc_b.jpg
Với 2 cổng SLI, GTX 760 DCII OC cho phép người dùng có thể chạy chế độ đa card NVIDIA Quad SLI để cải thiện hiệu năng làm việc.

9341015260_f8f3036f90_b.jpg
Không như bản ref GTX 760, chiếc card này chỉ sử dụng 1 đầu cấp nguồn 8 pin để sử dụng. Nếu nguồn của bạn không có đầu 8 pin thì có thể sử dụng đầu chuyển 2 đầu 6 pin thành 1 đầu 8 pin mà ASUS đính kèm trong sản phẩm.

Test Setup

9173633724_f8f5011f49_z.jpg


9339409471_1457dbbf36_b.jpg

Benchmarks
9339524307_e0ffb08b26_b.jpg


9342330674_8990863134_b.jpg

Overclocking

Khả năng ép xung của card GTX 760 DCII OC còn tùy thuộc vào khả năng GPU, với phiên bản card mà tôi đang nắm trong tay có xung clock và memory khi ép xung như sau:

9342436342_12baa92929_z.jpg


9339650115_0a61c67846_z.jpg


Kết quả ép xung

9342630494_0a45cc4de4_b.jpg


9339602229_713567246d_b.jpg


Nhiệt độ

Điều kiện phòng test là 23 độ, case benchtable, fan auto khi xung mặc định và max khi ép xung.

Như tôi đã nói ở các bài review trước, FurMark đã bị GPU Boost liệt vào danh sách đen nên CB và IB đều bị khóa lại không cho lên cao. Do đó, tôi sẽ phải thay đổi phép thử, và lần này sẽ là game Metro Last Light.

Metro Last Light là game tận dụng gần như hết khả năng của card màn hình, khiến không ít các game thủ có cấu hình tầm trung cho tới tầm cao phải nản lòng. Vì thế nó sẽ là phép thử rất tốt để test nhiệt độ card.

Để cho phép thử chính xác hơn, tôi để cấu hình benchmark như sau:

9002078947_5596bed041_b.jpg
Và tôi dùng GPUz để log nhiệt độ lại cho cả 2 trường hợp trước và sau khi ép xung, kết quả như sau:


Trước
Min: 36*C - Max: 66*C - Fan Speed: Auto

Sau
Min: 32*C - Max: 60*C - Fan Speed: 100%

Log files:
DF: gtx760-df.txt
OC: gtx760-oc.txt

Độ ồn

Điều kiện test: phòng làm việc tương đối kín pha lẫn chút tạp âm từ xe cộ ngoài đường nhưng không đáng kể.

Các cấp độ ồn:

9181466372_556d49088c_b.jpg


9342494790_20b1f9cc51_b.jpg

Card ở trạng thái nghỉ, độ ồn quạt trái.

9342494678_6ca6d9143e_b.jpg

Card ở trạng thái nghỉ, độ ồn quạt phải.

9339708373_fb3dc7655e_b.jpg

Card ở trạng thái ép xung quạt chạy 100%, độ ồn quạt trái.

9339708333_a9deb886f2_b.jpg

Card ở trạng thái ép xung quạt chạy 100%, độ ồn quạt phải.

Công suất tiêu thụ

Cách đo của tôi khá lằng nhằng do không có thiết bị đo điện riêng cho VGA nên chỉ đo được tổng điện thế bao gồm cả các thành phần khác và VGA. Do đó trong phần này tôi sẽ test theo công thức sau:

Công suất tiêu thụ khi ở trạng thái nghỉ:
Idle power consumption (W) = Idle power consumption with VGA – Idle power consumption without VGA (Intel HD 4000)
Theo đó kết quả đo được là:

9339728609_46194c250e_b.jpg

Công suất tiêu thụ khi ở trạng thái nghỉ có VGA.

9181684020_3a7bb71f3f_z.jpg

Công suất tiêu thụ khi ở trạng thái nghỉ không VGA (Intel HD 4000).​

Như vậy công suất tiêu thụ ở trạng thái nghỉ sẽ là: 98 - 96 = 2W

Công suất tiêu thụ khi ở trạng thái tải nặng:
Full-load power consumption (W) = Full-load power consumption with VGA – Full-load power consumption with Intel HD 4000
Theo đó kết quả đo được là:

9339728653_7fe8baf0a1_b.jpg

Công suất tiêu thụ khi ở trạng thái tải nặng có VGA.

9179475583_03e23a7aec_z.jpg

Công suất tiêu thụ khi ở trạng thái tải nặng không VGA (Intel HD 4000).

Như vậy công suất tiêu thụ ở trạng thái tải nặng sẽ là: 268 - 102 = 166W

Kết luận

Ưu
- Giá cả cạnh tranh ($260).
- Là bản GTX 760 phiên bản đã ép xung sẵn core clock.
- Khả năng ép xung khá.
- Hiệu năng mặc định và ép xung khá.
- Quạt quay êm khi ở trạng thái nghỉ và chơi game (fan set auto).
- Các cổng HDMI và Display Port đều full size.
- Hỗ trợ Quad SLI.
- Tản nhiệt tốt.

Khuyết
- Khá ồn khi set quạt 100%.
- Memory chưa được ép xung sẵn.
 
Bên trên