Không chỉ ấn tượng với thiết kế, Zenbook S 13 OLED còn sở hữu một cấu hình mạnh mẽ cùng nhiều yếu tố thân thiện với môi trường.
Làm một chiếc laptop mỏng nhẹ chạy Windows luôn là chủ đề thách thức với các nhà sản xuất khi phải đối mặt với nhiều vấn đề khác nhau như thiếu cổng kết nối, tính ứng dụng, khả năng bền bỉ cùng với đó là nhiệt độ hầu như ở mức cao. Tuy nhiên, ASUS dường như đã vượt qua được những điều này khi mới đây hãng đã cho ra mắt Zenbook S 13 OLED, mỏng nhẹ hơn nhưng vẫn sở hữu cấu hình mạnh mẽ cùng nhiều yếu tố đáng tiền của một chiếc laptop Windows cao cấp.
Đầu tiên cần phải nói rằng chiếc laptop này thực sự rất nhẹ. Nếu như Macbook Air là biểu tượng về sự mỏng nhẹ thì giờ đây người dùng Windows đã có thể tự hào khi có được chiếc laptop còn nhẹ hơn cả "không khí". Trọng lượng chỉ 1kg của Zenbook S 13 OLED đôi khi khiến người viết có cảm giác hẫng tay khi cầm vì đã quá quen với chiếc Macbook Pro nặng đâu đó gần 2kg.
Mặt khác, với độ dày chỉ khoảng 1cm, có thể nói đây là chiếc laptop mỏng nhất thế giới ở thời điểm hiện tại. ASUS cho biết bên cạnh việc làm mỏng hơn ở các chi tiết màn hình hay khung máy, việc tối ưu hóa không gian bên trong đồng thời sử dụng các loại vật liệu đặc biệt như lớp kính cực mỏng phủ lên khu vực Touchpad, đã giúp làm giảm đến 25% độ dày so với bàn phím thế hệ cũ. Điều này giúp cho việc mang máy theo bên mình trở nên dễ dàng hơn, bỏ vào balo hay túi tote cũng hoàn toàn thoải mái, khá phù hợp với các bạn nữ hay phải di chuyển.
Bên cạnh trọng lượng thì vẻ ngoài của Zenbook S 13 OLED cũng là một yếu tố gây ấn tượng. Khác với phong cách tối giản như mọi năm, ở phiên bản này, ASUS đã mang tới một diện mạo mới mẻ với phần mặt trước được hoàn thiện độc đáo cùng các họa tiết biểu trưng nổi bật.
ASUS cho biết toàn bộ mặt A đã được ứng dụng loại vật liệu Plasma Ceramic Aluminum mới, cho cảm giác lướt chạm mịn màng hơn hẳn kiểu hoàn thiện nhám truyền thống và đặc biệt không hề bám dấu vân tay. Ngoài ra, vật liệu này vừa góp phần làm giảm trọng lượng lại đảm bảo được độ bền tổng thể cần có. Tuy nhiên, một điểm khiến người viết chưa thực sự hài lòng chính là các cạnh viền của phần mặt A này lại không được "mượt mà" như trên bề mặt, cho cảm giác hơi gai gai, cấn tay khi cầm.
Ngoài mặt A, phần khung vỏ thân máy, khung bàn phím cũng như vỏ dưới đều sử dụng nhôm cùng hợp kim nhôm - magie tái chế. Điều này giúp cho tổng thể chiếc máy mặc dù mỏng nhẹ nhưng vẫn chắc chắn cứng cáp. ASUS cho biết Zenbook S 13 OLED có thể đáp ứng được các bài kiểm tra đánh giá độ bền theo tiêu chuẩn độ bền quân sự mới nhất của Hoa Kỳ MIL-STD-810H.
Mở ra bên trong Zenbook S 13 OLED sẽ là màn hình OLED với kích thước 13.3 inch và tỷ lệ 16:10. Màn hình này được ASUS gọi là Lumina OLED có độ phân giải 2.8K (2880 x 1800) cùng khả năng thể hiện 100% dải màu DCI-P3 với độ sáng cao nhất đạt 550 nits đạt nhiều chứng nhận về hiển thị như Pantone, VESA DisplayHDR™, True Black 500 cũng như Dolby Vision.
Thực tế cho thấy màn hình này hoàn toàn đáp ứng được gần như mọi nhu cầu của người dùng về công việc cũng như giải trí. Màu sắc hiển thị rực rỡ, sắc nét với bão hòa cao đồng thời độ sáng tốt giúp cho việc xem nội dung kể cả khi ở ngoài trời cũng trở nên dễ dàng hơn. Một điểm chưa hoàn hảo là màn hình này có tốc độ quét chỉ 60Hz, tuy không ảnh hưởng mấy đến trải nghiệm xem nhưng việc sở hữu tốc độ quét cao hơn có lẽ cũng là yếu tố khiến người dùng quan tâm ở thời điểm hiện tại.
Viền màn hình mỏng, cho tỉ lệ hiển thị đạt 85%
Mặc dù có thiết kế mỏng, Zenbook S 13 OLED vẫn giữ vững thế mạnh về khả năng ứng dụng giống như người tiền nhiệm. Độ nảy tốt kết hợp cùng hành trình phím vừa đủ và thiết kế bản lề khiến cho cảm giác gõ phím khá "ăn tay" thoải mái. Máy vẫn được trang bị Touchpad ErgoSense cỡ lớn cùng khả năng vuốt chạm mượt mà giúp cho việc điều khiển trở nên dễ dàng hơn.
Bên cạnh đó, các kết nối của mẫu máy này có thể nói là cực kỳ đầy đủ với cổng USB-A, 2 cổng USB-C kết hợp Thunderbolt™ 4 hỗ trợ Display và Power Delivery cùng 1 cổng HDMI với jack âm thanh 3.5mm. Điều này giúp người dùng sử dụng Zenbook S 13 OLED không phải mang thêm quá nhiều thiết bị ngoại vi như các mẫu ultrabook khác.
Về cấu hình bên trong, Zenbook S 13 OLED được trang bị vi xử lý Intel Core i7 thế hệ thứ 13, Core i7-1355U, một trong những con chip di động mạnh mẽ nhất ở thời điểm hiện tại. ASUS chia sẻ rằng con chip này chạy với mức TDP 20W, cao hơn các mẫu máy sử dụng chung CPU đang có trên thị trường.
Tuy mỏng nhưng Zenbook S 13 OLED vẫn được trang bị hai quạt tản nhiệt đảm bảo hệ thống luôn được hoạt động trơn tru.
Chiếc máy mà người viết đang sử dụng được trang bị 32GB RAM LPDDR5. Ngoài ra còn một phiên bản với tùy chọn 16GB RAM và cả hai đều có bộ nhớ trong lên tới 1TB SSD M.2 NVMe™ PCIe® 4.0. Có thể nói đây là một cấu hình hoàn toàn đáp ứng tốt cho ứng dụng văn phòng hay các tác vụ công việc thông thường cũng như giải trí cơ bản.
Máy được trang bị camera trước FHD hỗ trợ quay hồng ngoại và Windows Hello.
Đương nhiên, với đối tượng khách hàng hướng đến là các doanh nhân hay người dùng cao cấp thì việc trang bị cấu hình như thế này cũng chỉ để đảm bảo cho hiệu suất hoạt động của hệ thống là tốt nhất có thể mà thôi. Ngoài ra, máy được trang bị viên pin 63WHrs cùng bộ sạc nhanh 65W, cài sẵn Windows 11 Home.
Túi đựng sản phẩm được làm từ vật liệu tái chế.
Theo chia sẻ từ đại diện ASUS thì Zenbook S 13 OLED là một trong những mẫu máy đầu tiên của hãng được tập trung vào câu chuyện công nghệ xanh thân thiện với môi trường. Điều này được thể hiện ngay từ khâu đóng gói, khi vỏ bao bì sản phẩm đều sử dụng các loại vật liệu tái chế, đồng thời có thể ứng dụng ngay vào trong sử dụng thực tế. Ngay cả sách hướng dẫn cũng đã được loại bỏ, thay vào đó người dùng có thể quét mã QR bên trong vỏ hộp.
Mặt khác, các loại vật liệu mới ứng dụng như Plasma Ceramic Aluminum được ASUS xử lý với quy trình gần như loại bỏ hoàn toàn các tác động đến môi trường như Co2 hay kim loại nặng. Ngay cả nhôm, hợp kim nhôm - magie dùng cho thân, vỏ máy cũng có loại tái chế. Các phím bấm, loa hay bản mạch Touchpad sử dụng nhựa tái chế từ rác thải đại dương cũng như không chứa halogen. Đây có thể nói là một điểm nổi bật của chiếc máy trong câu chuyện về xu hướng công nghệ xanh đang rất phổ biến hiện nay.
13 OLED sẽ được bán với mức giá 39.990.000 đồng. Đây có thể được xem là một lựa chọn hấp dẫn cho người dùng Windows muốn tìm kiếm những chiếc máy mỏng nhẹ nhưng vẫn đảm bảo hiệu năng cùng khả năng ứng dụng tốt.
Làm một chiếc laptop mỏng nhẹ chạy Windows luôn là chủ đề thách thức với các nhà sản xuất khi phải đối mặt với nhiều vấn đề khác nhau như thiếu cổng kết nối, tính ứng dụng, khả năng bền bỉ cùng với đó là nhiệt độ hầu như ở mức cao. Tuy nhiên, ASUS dường như đã vượt qua được những điều này khi mới đây hãng đã cho ra mắt Zenbook S 13 OLED, mỏng nhẹ hơn nhưng vẫn sở hữu cấu hình mạnh mẽ cùng nhiều yếu tố đáng tiền của một chiếc laptop Windows cao cấp.
Đầu tiên cần phải nói rằng chiếc laptop này thực sự rất nhẹ. Nếu như Macbook Air là biểu tượng về sự mỏng nhẹ thì giờ đây người dùng Windows đã có thể tự hào khi có được chiếc laptop còn nhẹ hơn cả "không khí". Trọng lượng chỉ 1kg của Zenbook S 13 OLED đôi khi khiến người viết có cảm giác hẫng tay khi cầm vì đã quá quen với chiếc Macbook Pro nặng đâu đó gần 2kg.
Mặt khác, với độ dày chỉ khoảng 1cm, có thể nói đây là chiếc laptop mỏng nhất thế giới ở thời điểm hiện tại. ASUS cho biết bên cạnh việc làm mỏng hơn ở các chi tiết màn hình hay khung máy, việc tối ưu hóa không gian bên trong đồng thời sử dụng các loại vật liệu đặc biệt như lớp kính cực mỏng phủ lên khu vực Touchpad, đã giúp làm giảm đến 25% độ dày so với bàn phím thế hệ cũ. Điều này giúp cho việc mang máy theo bên mình trở nên dễ dàng hơn, bỏ vào balo hay túi tote cũng hoàn toàn thoải mái, khá phù hợp với các bạn nữ hay phải di chuyển.
Bên cạnh trọng lượng thì vẻ ngoài của Zenbook S 13 OLED cũng là một yếu tố gây ấn tượng. Khác với phong cách tối giản như mọi năm, ở phiên bản này, ASUS đã mang tới một diện mạo mới mẻ với phần mặt trước được hoàn thiện độc đáo cùng các họa tiết biểu trưng nổi bật.
ASUS cho biết toàn bộ mặt A đã được ứng dụng loại vật liệu Plasma Ceramic Aluminum mới, cho cảm giác lướt chạm mịn màng hơn hẳn kiểu hoàn thiện nhám truyền thống và đặc biệt không hề bám dấu vân tay. Ngoài ra, vật liệu này vừa góp phần làm giảm trọng lượng lại đảm bảo được độ bền tổng thể cần có. Tuy nhiên, một điểm khiến người viết chưa thực sự hài lòng chính là các cạnh viền của phần mặt A này lại không được "mượt mà" như trên bề mặt, cho cảm giác hơi gai gai, cấn tay khi cầm.
Ngoài mặt A, phần khung vỏ thân máy, khung bàn phím cũng như vỏ dưới đều sử dụng nhôm cùng hợp kim nhôm - magie tái chế. Điều này giúp cho tổng thể chiếc máy mặc dù mỏng nhẹ nhưng vẫn chắc chắn cứng cáp. ASUS cho biết Zenbook S 13 OLED có thể đáp ứng được các bài kiểm tra đánh giá độ bền theo tiêu chuẩn độ bền quân sự mới nhất của Hoa Kỳ MIL-STD-810H.
Mở ra bên trong Zenbook S 13 OLED sẽ là màn hình OLED với kích thước 13.3 inch và tỷ lệ 16:10. Màn hình này được ASUS gọi là Lumina OLED có độ phân giải 2.8K (2880 x 1800) cùng khả năng thể hiện 100% dải màu DCI-P3 với độ sáng cao nhất đạt 550 nits đạt nhiều chứng nhận về hiển thị như Pantone, VESA DisplayHDR™, True Black 500 cũng như Dolby Vision.
Thực tế cho thấy màn hình này hoàn toàn đáp ứng được gần như mọi nhu cầu của người dùng về công việc cũng như giải trí. Màu sắc hiển thị rực rỡ, sắc nét với bão hòa cao đồng thời độ sáng tốt giúp cho việc xem nội dung kể cả khi ở ngoài trời cũng trở nên dễ dàng hơn. Một điểm chưa hoàn hảo là màn hình này có tốc độ quét chỉ 60Hz, tuy không ảnh hưởng mấy đến trải nghiệm xem nhưng việc sở hữu tốc độ quét cao hơn có lẽ cũng là yếu tố khiến người dùng quan tâm ở thời điểm hiện tại.
Viền màn hình mỏng, cho tỉ lệ hiển thị đạt 85%
Mặc dù có thiết kế mỏng, Zenbook S 13 OLED vẫn giữ vững thế mạnh về khả năng ứng dụng giống như người tiền nhiệm. Độ nảy tốt kết hợp cùng hành trình phím vừa đủ và thiết kế bản lề khiến cho cảm giác gõ phím khá "ăn tay" thoải mái. Máy vẫn được trang bị Touchpad ErgoSense cỡ lớn cùng khả năng vuốt chạm mượt mà giúp cho việc điều khiển trở nên dễ dàng hơn.
Bên cạnh đó, các kết nối của mẫu máy này có thể nói là cực kỳ đầy đủ với cổng USB-A, 2 cổng USB-C kết hợp Thunderbolt™ 4 hỗ trợ Display và Power Delivery cùng 1 cổng HDMI với jack âm thanh 3.5mm. Điều này giúp người dùng sử dụng Zenbook S 13 OLED không phải mang thêm quá nhiều thiết bị ngoại vi như các mẫu ultrabook khác.
Về cấu hình bên trong, Zenbook S 13 OLED được trang bị vi xử lý Intel Core i7 thế hệ thứ 13, Core i7-1355U, một trong những con chip di động mạnh mẽ nhất ở thời điểm hiện tại. ASUS chia sẻ rằng con chip này chạy với mức TDP 20W, cao hơn các mẫu máy sử dụng chung CPU đang có trên thị trường.
Tuy mỏng nhưng Zenbook S 13 OLED vẫn được trang bị hai quạt tản nhiệt đảm bảo hệ thống luôn được hoạt động trơn tru.
Chiếc máy mà người viết đang sử dụng được trang bị 32GB RAM LPDDR5. Ngoài ra còn một phiên bản với tùy chọn 16GB RAM và cả hai đều có bộ nhớ trong lên tới 1TB SSD M.2 NVMe™ PCIe® 4.0. Có thể nói đây là một cấu hình hoàn toàn đáp ứng tốt cho ứng dụng văn phòng hay các tác vụ công việc thông thường cũng như giải trí cơ bản.
Máy được trang bị camera trước FHD hỗ trợ quay hồng ngoại và Windows Hello.
Đương nhiên, với đối tượng khách hàng hướng đến là các doanh nhân hay người dùng cao cấp thì việc trang bị cấu hình như thế này cũng chỉ để đảm bảo cho hiệu suất hoạt động của hệ thống là tốt nhất có thể mà thôi. Ngoài ra, máy được trang bị viên pin 63WHrs cùng bộ sạc nhanh 65W, cài sẵn Windows 11 Home.
Túi đựng sản phẩm được làm từ vật liệu tái chế.
Theo chia sẻ từ đại diện ASUS thì Zenbook S 13 OLED là một trong những mẫu máy đầu tiên của hãng được tập trung vào câu chuyện công nghệ xanh thân thiện với môi trường. Điều này được thể hiện ngay từ khâu đóng gói, khi vỏ bao bì sản phẩm đều sử dụng các loại vật liệu tái chế, đồng thời có thể ứng dụng ngay vào trong sử dụng thực tế. Ngay cả sách hướng dẫn cũng đã được loại bỏ, thay vào đó người dùng có thể quét mã QR bên trong vỏ hộp.
Mặt khác, các loại vật liệu mới ứng dụng như Plasma Ceramic Aluminum được ASUS xử lý với quy trình gần như loại bỏ hoàn toàn các tác động đến môi trường như Co2 hay kim loại nặng. Ngay cả nhôm, hợp kim nhôm - magie dùng cho thân, vỏ máy cũng có loại tái chế. Các phím bấm, loa hay bản mạch Touchpad sử dụng nhựa tái chế từ rác thải đại dương cũng như không chứa halogen. Đây có thể nói là một điểm nổi bật của chiếc máy trong câu chuyện về xu hướng công nghệ xanh đang rất phổ biến hiện nay.
13 OLED sẽ được bán với mức giá 39.990.000 đồng. Đây có thể được xem là một lựa chọn hấp dẫn cho người dùng Windows muốn tìm kiếm những chiếc máy mỏng nhẹ nhưng vẫn đảm bảo hiệu năng cùng khả năng ứng dụng tốt.