Theo Gizchina, hãng chip ARM vừa lập kỷ lục về sản lượng chip xuất xưởng trong quý trước, cụ thể các đối tác đã sản xuất hơn 6,7 tỷ chip dựa trên thiết kế nền của ARM.
Đây được xem là một con số cực kỳ ấn tượng, đồng nghĩa với việc có 842 chip ARM được xuất xưởng mỗi giây. Cho đến hiện tại đã có tổng cộng 180 tỷ chip tùy biến ARM được các đối tác của ARM đưa vào hoạt động kinh doanh. Cụ thể, mặt hàng chiếm phần lớn trong sản lượng chip kỷ lục lần này của ARM là các vi xử lý sử dụng GPU của ARM Mali. GPU này luôn đứng đầu trong bảng xếp hạng các GPU có sản lượng cao nhất kể từ năm 2015.
Hiện tại, Arm Cortex-M là lõi xử lý được sử dụng rộng rãi nhất trong cấu trúc ARM. Theo dữ liệu do ARM công bố, các chip ARM dựa trên thiết kế Cortex-M cũng đạt được sản lượng khá tốt trong quý trước với 4,4 tỷ chip. Năm ngoái, hãng chip này đã được cấp giấy phép cho 175 bằng sáng chế của mình, từ đó cho thấy rằng hệ sinh thái ARM sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ trong tương lai.
Trong tuần này, cả Microsoft, Qualcomm và Google đều bày tỏ sự quan ngại của mình đối với việc Nvidia mua lại nhà thiết kế chip ARM. Trước đó, vào tháng 9/2020, Nvidia tuyên bố họ sẵn sàng trả 40 tỷ USD để thực hiện thương vụ mua lại ARM. Tuy nhiên, nếu ARM muốn hoàn tất thỏa thuận này thì họ phải nhận được sự chấp thuận của các cơ quan quản lý trên toàn thế giới. Qualcomm đã đệ đơn phản đối lên Ủy ban Thương mại Liên bang (FTC), Ủy ban Châu Âu (EC) cùng một vài cơ quan quản lý khác vì lo ngại Nvidia có thể thay đổi cách ARM cấp phép công nghệ sản xuất chip của mình. Các nguồn tin cho biết rằng FTC đã yêu cầu Nvidia, ARM và SoftBank – tập đoàn sở hữu ARM, cung cấp cung cấp thêm thông tin về vấn đề này.
Nvidia đã cam kết rằng nếu mua lại ARM, công ty sẽ không sẽ dụng quyền kiểm soát của mình để thay đổi cách kinh doanh trước đó của nhà thiết kế chip này đối với các doanh nghiệp khác. Tuy nhiên, Qualcomm cùng các đối thủ sừng sỏ khác lại cho rằng khi đã bỏ ra tới 40 tỷ USD, ít có khả năng Nvidia sẽ giữ cho ARM ở vị thế trung lập, thay vào đó, họ sẽ hạn chế hoặc thậm chí không cấp phép công nghệ cho các đối tác của ARM như Google, Microsoft hay Qualcomm. Điều này có thể gây thiệt hại cũng như khiến hơn 500 khách hàng của hãng chip Anh không thể tiếp tục sử dụng các thiết kế nền của ARM để phát triển lại các chip tùy biến của riêng mình.
Theo Gizchina, các chip dựa trên cấu trúc ARM được sử dụng trong 95% điện thoại thông minh trên toàn cầu, có thể nói ARM gần như là công ty độc quyền về thiết kế chip trên smartphone và các thiết bị thông minh. Do đó, mối lo ngại của Qualcomm, Google hay Microsoft khi Nvidia muốn mua lại ARM là có thể hiểu được.
Một số nguồn tin thân cận trong ngành bán dẫn cùng hai nhà đầu tư công nghệ giấu tên mới đây đã nhận định rằng khả năng cao là thương vụ mua lại ARM của Nvidia sẽ không thể đạt được thỏa thuận cuối cùng vì ít nhất sẽ có một cơ quan quản lý ngăn chặn việc này. Mặt khác, Nvidia lại tự tin khẳng định rằng thương vụ này sẽ sớm được tất cả các quan quản lý chấp thuận. Ngoài Qualcomm, nhà sản xuất chip AI Graphcore có trụ sở tại Anh cũng đã đệ đơn khiếu nại lên Cơ quan Cạnh tranh và Thị trường Vương quốc Anh về thương vụ sắp tới của Nvidia. Trước đó, vào tháng 12/2020, Giám đốc điều hành của Graphcore, Nigel Toon, chia sẻ với CNBC rằng ông xem thương vụ giữa Nvidia và ARM là một hành vi phản cạnh tranh đối với các hãng bán dẫn khác.
Trong bảng xếp hạng 10 hãng công nghệ mua chip bán dẫn nhiều nhất năm 2020 theo dữ liệu được công bố bởi công ty nghiên cứu thị trường Gartner, Apple tiếp duy trì vị trí dẫn đầu từ năm 2019 khi chiếm 11,9% thị phần, đồng thời gia tăng khoảng cách với Samsung Electronics. Theo đó, công ty công nghệ Hàn Quốc xếp ở vị trí thứ hai với 8,1% thị phần. Ở vị trí thứ ba và thứ tư lần lượt là sự góp mặt của hai nhà sản xuất thiết bị điện tử của Trung Quốc, Huawei với 4,2% trong khi Lenovo chiếm 4,1% thị phần.
Theo thống kê của Gartner, các công ty công nghệ đã chi tổng cộng 449,8 tỷ USD cho chip bán dẫn trong năm 2020, tăng 7,3% so với mức 419,1 tỷ USD của năm 2019. Mười nhà sản xuất thiết bị gốc (OEM) hàng đầu đã tăng chi tiêu cho chip bán dẫn lên 10% vào năm 2020 và chiếm 42% chi tiêu cho các linh kiện này, tăng từ mốc 40,9% thị trường mà mười OEM hàng đầu chi tiêu vào năm 2019.
Đây được xem là một con số cực kỳ ấn tượng, đồng nghĩa với việc có 842 chip ARM được xuất xưởng mỗi giây. Cho đến hiện tại đã có tổng cộng 180 tỷ chip tùy biến ARM được các đối tác của ARM đưa vào hoạt động kinh doanh. Cụ thể, mặt hàng chiếm phần lớn trong sản lượng chip kỷ lục lần này của ARM là các vi xử lý sử dụng GPU của ARM Mali. GPU này luôn đứng đầu trong bảng xếp hạng các GPU có sản lượng cao nhất kể từ năm 2015.
Hiện tại, Arm Cortex-M là lõi xử lý được sử dụng rộng rãi nhất trong cấu trúc ARM. Theo dữ liệu do ARM công bố, các chip ARM dựa trên thiết kế Cortex-M cũng đạt được sản lượng khá tốt trong quý trước với 4,4 tỷ chip. Năm ngoái, hãng chip này đã được cấp giấy phép cho 175 bằng sáng chế của mình, từ đó cho thấy rằng hệ sinh thái ARM sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ trong tương lai.
Trong tuần này, cả Microsoft, Qualcomm và Google đều bày tỏ sự quan ngại của mình đối với việc Nvidia mua lại nhà thiết kế chip ARM. Trước đó, vào tháng 9/2020, Nvidia tuyên bố họ sẵn sàng trả 40 tỷ USD để thực hiện thương vụ mua lại ARM. Tuy nhiên, nếu ARM muốn hoàn tất thỏa thuận này thì họ phải nhận được sự chấp thuận của các cơ quan quản lý trên toàn thế giới. Qualcomm đã đệ đơn phản đối lên Ủy ban Thương mại Liên bang (FTC), Ủy ban Châu Âu (EC) cùng một vài cơ quan quản lý khác vì lo ngại Nvidia có thể thay đổi cách ARM cấp phép công nghệ sản xuất chip của mình. Các nguồn tin cho biết rằng FTC đã yêu cầu Nvidia, ARM và SoftBank – tập đoàn sở hữu ARM, cung cấp cung cấp thêm thông tin về vấn đề này.
Nvidia đã cam kết rằng nếu mua lại ARM, công ty sẽ không sẽ dụng quyền kiểm soát của mình để thay đổi cách kinh doanh trước đó của nhà thiết kế chip này đối với các doanh nghiệp khác. Tuy nhiên, Qualcomm cùng các đối thủ sừng sỏ khác lại cho rằng khi đã bỏ ra tới 40 tỷ USD, ít có khả năng Nvidia sẽ giữ cho ARM ở vị thế trung lập, thay vào đó, họ sẽ hạn chế hoặc thậm chí không cấp phép công nghệ cho các đối tác của ARM như Google, Microsoft hay Qualcomm. Điều này có thể gây thiệt hại cũng như khiến hơn 500 khách hàng của hãng chip Anh không thể tiếp tục sử dụng các thiết kế nền của ARM để phát triển lại các chip tùy biến của riêng mình.
Theo Gizchina, các chip dựa trên cấu trúc ARM được sử dụng trong 95% điện thoại thông minh trên toàn cầu, có thể nói ARM gần như là công ty độc quyền về thiết kế chip trên smartphone và các thiết bị thông minh. Do đó, mối lo ngại của Qualcomm, Google hay Microsoft khi Nvidia muốn mua lại ARM là có thể hiểu được.
Một số nguồn tin thân cận trong ngành bán dẫn cùng hai nhà đầu tư công nghệ giấu tên mới đây đã nhận định rằng khả năng cao là thương vụ mua lại ARM của Nvidia sẽ không thể đạt được thỏa thuận cuối cùng vì ít nhất sẽ có một cơ quan quản lý ngăn chặn việc này. Mặt khác, Nvidia lại tự tin khẳng định rằng thương vụ này sẽ sớm được tất cả các quan quản lý chấp thuận. Ngoài Qualcomm, nhà sản xuất chip AI Graphcore có trụ sở tại Anh cũng đã đệ đơn khiếu nại lên Cơ quan Cạnh tranh và Thị trường Vương quốc Anh về thương vụ sắp tới của Nvidia. Trước đó, vào tháng 12/2020, Giám đốc điều hành của Graphcore, Nigel Toon, chia sẻ với CNBC rằng ông xem thương vụ giữa Nvidia và ARM là một hành vi phản cạnh tranh đối với các hãng bán dẫn khác.
Trong bảng xếp hạng 10 hãng công nghệ mua chip bán dẫn nhiều nhất năm 2020 theo dữ liệu được công bố bởi công ty nghiên cứu thị trường Gartner, Apple tiếp duy trì vị trí dẫn đầu từ năm 2019 khi chiếm 11,9% thị phần, đồng thời gia tăng khoảng cách với Samsung Electronics. Theo đó, công ty công nghệ Hàn Quốc xếp ở vị trí thứ hai với 8,1% thị phần. Ở vị trí thứ ba và thứ tư lần lượt là sự góp mặt của hai nhà sản xuất thiết bị điện tử của Trung Quốc, Huawei với 4,2% trong khi Lenovo chiếm 4,1% thị phần.
Theo thống kê của Gartner, các công ty công nghệ đã chi tổng cộng 449,8 tỷ USD cho chip bán dẫn trong năm 2020, tăng 7,3% so với mức 419,1 tỷ USD của năm 2019. Mười nhà sản xuất thiết bị gốc (OEM) hàng đầu đã tăng chi tiêu cho chip bán dẫn lên 10% vào năm 2020 và chiếm 42% chi tiêu cho các linh kiện này, tăng từ mốc 40,9% thị trường mà mười OEM hàng đầu chi tiêu vào năm 2019.
Theo Vn review