torune
Film critic
Aquaman, siêu anh hùng mới nhất bước ra từ bộ sâu Justice League, vừa qua đã chào hỏi khán thính giả bằng tựa phim cùng tên có thời lượng dài thường thượt (gần 2 tiếng rưỡi). Kèm theo đó là nhiều hình ảnh bắt mắt, đồ họa vi tính ở mức… dư thừa! Đồng thời có thêm một cốt truyện dễ liên tưởng đến mấy phim… cung đấu của Trung Quốc!
Trong một nỗ lực ‘được ăn cả ngã về không’, Aquaman nhồi nhét rất nhiều thể loại phim vào trong đó. Đáng tiếc, vì quá tham lam mà phim thiếu điểm nhấn.
Đầu tiên là màn giao duyên giữa người với… người nước. Tiếp đến là chuyện giao tranh giữa các phe phái với nhau. Sau đó, phim kể chuyện tình giữa hai anh chị Mera và Arthur. Sau nữa, là cuộc phiêu lưu của vị hoàng tử COCC chỉ để danh chính môn thuận đưa anh đến cái đích cần đến.
Đầu phim, bối cảnh vẫn không giống Mỹ lắm (chắc do cảm quan của đạo diên gốc Trung). Gần về cuối phim, hình ảnh chuyển hẳn sang phong cách của Trung Quốc. Thật! Pha hỗn chiến của các tiểu vương quốc nhìn không khác gì mấy game 3D của Tàu, có điều được làm cho đồ sộ hơn mà thôi. Nhờ đó mà hiệu ứng 3D có thể làm nhiều người thích thú. Tuy nhiên, để xem lại lần thứ hai, thì… xin thôi.
“Chúng ta đều là kẻ ác trong câu chuyện của một ai đó!” Vì đây là chuyện của Aquaman, nên nhân vật phản diện chính hẳn là Orm. Đáng tiếc là đây là nhân vật đáng thương nhất phim. Một mình anh bị ba người gồm vợ sắp cưới, tể tướng và thằng anh ất ơ đánh úp! Thử kể lại để xem Orm có làm gì sai!? Người trên cạn ở dơ, làm ô nhiễm biển, thu hẹp môi trường sống dưới nước. Là người lãnh đạo, ảnh phải chiến tranh để giành lại quyền sống cho bản thân và cư dân của mình!
Kè kè bên Orm là ngã… tể tướng! Để ý là nhân vật này sống từ thời của bố của anh Orm, lật đổ luôn anh Orm và rước Arthur về làm vua. Nhiêu đây cũng đủ thấy ngã tể tướng nguy hiểm như thế nào, đặc biệt trong những câu chuyện về vua chúa. Cộng sự với tên tể tướng là em gái Mera xinh đẹp. Bị cận thần đâm sau lưng, bị người đẹp quyến rũ… coi như anh Orm đã thất bại ngay từ lúc chưa giao tranh với Arthur kia.
Sự trưởng thành của Arthur như thời cơ chín muồi của phe tể tướng. Vì vậy mà chiến thắng của Aquaman trong phim hết sức hời hợt, thiếu thuyết phục. Nói thẳng ra Arthur là COCC, được dọn đường sẵn (có gia tài là khả năng nói chuyện với cá)… thế thôi.
Bàn một chút về phe của tể tướng & Mera. Mera nhỏ tuổi hơn nhiều, cỡ con-cháu. Vậy thì lý tưởng giành lấy Trident, thống lĩnh mọi vùng biển ở đâu mà ra? Xác định là từ ông tể tướng. Xét cho cùng, vị thế của Mera (công chúa) và tể tướng hiện tại không nhỏ. Chiến tranh xảy ra một phát là hai người cũng như bao người, tính mạng ngàn cân treo sợi tóc. Họ ngăn chiến tranh không phải vì lo cho người khác mà lo cho số phận của họ thì đúng hơn.
Về phía anh Orm, để ý kỹ thì nhân vật này rất cao thượng. Lúc bắt ông tể tưởng, hẳn Orm có nói đã biết ổng bí mật rèn luyện Arthur từ lâu. Đấy là bằng chứng cho thấy Orm vẫn chưa đoạn tình với người trong gia đình…
Kết cục thì khán giả cũng đều thấy, Orm thua; phe tể tướng, Mera và Arthur thắng lợi. Tể tướng và bà hậu Mera bảo toàn được vị thế. Nên nhớ, Mera đã lật đổ cả chồng cô. Ai biết mai này, nhỡ cô và tể tướng trái ý với Aquaman, có chắc Arthur cũng được bình an như người anh trai!?
Tóm lại, Aquaman nhiều màu sắc, nhiều ánh sáng và cốt truyện dễ hiểu hơn nhiều so với các phim trước của DCEU. Nhưng mà, nhiều thôi, đừng nhiều quá. Aquaman đã làm… quá mất rồi. Phim cho cảm giác lê thê sau chừng một tiếng, khi mà đáng lẽ ra phải gói ghém lại nhanh chóng. Bù lại, Aquaman sẽ dễ xem với phần đông khán giả, coi không cần suy nghĩ nhiều, thậm chí quên luôn cả vũ trụ DCEU…
Trong một nỗ lực ‘được ăn cả ngã về không’, Aquaman nhồi nhét rất nhiều thể loại phim vào trong đó. Đáng tiếc, vì quá tham lam mà phim thiếu điểm nhấn.
Đầu tiên là màn giao duyên giữa người với… người nước. Tiếp đến là chuyện giao tranh giữa các phe phái với nhau. Sau đó, phim kể chuyện tình giữa hai anh chị Mera và Arthur. Sau nữa, là cuộc phiêu lưu của vị hoàng tử COCC chỉ để danh chính môn thuận đưa anh đến cái đích cần đến.
Đầu phim, bối cảnh vẫn không giống Mỹ lắm (chắc do cảm quan của đạo diên gốc Trung). Gần về cuối phim, hình ảnh chuyển hẳn sang phong cách của Trung Quốc. Thật! Pha hỗn chiến của các tiểu vương quốc nhìn không khác gì mấy game 3D của Tàu, có điều được làm cho đồ sộ hơn mà thôi. Nhờ đó mà hiệu ứng 3D có thể làm nhiều người thích thú. Tuy nhiên, để xem lại lần thứ hai, thì… xin thôi.
“Chúng ta đều là kẻ ác trong câu chuyện của một ai đó!” Vì đây là chuyện của Aquaman, nên nhân vật phản diện chính hẳn là Orm. Đáng tiếc là đây là nhân vật đáng thương nhất phim. Một mình anh bị ba người gồm vợ sắp cưới, tể tướng và thằng anh ất ơ đánh úp! Thử kể lại để xem Orm có làm gì sai!? Người trên cạn ở dơ, làm ô nhiễm biển, thu hẹp môi trường sống dưới nước. Là người lãnh đạo, ảnh phải chiến tranh để giành lại quyền sống cho bản thân và cư dân của mình!
Kè kè bên Orm là ngã… tể tướng! Để ý là nhân vật này sống từ thời của bố của anh Orm, lật đổ luôn anh Orm và rước Arthur về làm vua. Nhiêu đây cũng đủ thấy ngã tể tướng nguy hiểm như thế nào, đặc biệt trong những câu chuyện về vua chúa. Cộng sự với tên tể tướng là em gái Mera xinh đẹp. Bị cận thần đâm sau lưng, bị người đẹp quyến rũ… coi như anh Orm đã thất bại ngay từ lúc chưa giao tranh với Arthur kia.
Sự trưởng thành của Arthur như thời cơ chín muồi của phe tể tướng. Vì vậy mà chiến thắng của Aquaman trong phim hết sức hời hợt, thiếu thuyết phục. Nói thẳng ra Arthur là COCC, được dọn đường sẵn (có gia tài là khả năng nói chuyện với cá)… thế thôi.
Bàn một chút về phe của tể tướng & Mera. Mera nhỏ tuổi hơn nhiều, cỡ con-cháu. Vậy thì lý tưởng giành lấy Trident, thống lĩnh mọi vùng biển ở đâu mà ra? Xác định là từ ông tể tướng. Xét cho cùng, vị thế của Mera (công chúa) và tể tướng hiện tại không nhỏ. Chiến tranh xảy ra một phát là hai người cũng như bao người, tính mạng ngàn cân treo sợi tóc. Họ ngăn chiến tranh không phải vì lo cho người khác mà lo cho số phận của họ thì đúng hơn.
Về phía anh Orm, để ý kỹ thì nhân vật này rất cao thượng. Lúc bắt ông tể tưởng, hẳn Orm có nói đã biết ổng bí mật rèn luyện Arthur từ lâu. Đấy là bằng chứng cho thấy Orm vẫn chưa đoạn tình với người trong gia đình…
Kết cục thì khán giả cũng đều thấy, Orm thua; phe tể tướng, Mera và Arthur thắng lợi. Tể tướng và bà hậu Mera bảo toàn được vị thế. Nên nhớ, Mera đã lật đổ cả chồng cô. Ai biết mai này, nhỡ cô và tể tướng trái ý với Aquaman, có chắc Arthur cũng được bình an như người anh trai!?
Tóm lại, Aquaman nhiều màu sắc, nhiều ánh sáng và cốt truyện dễ hiểu hơn nhiều so với các phim trước của DCEU. Nhưng mà, nhiều thôi, đừng nhiều quá. Aquaman đã làm… quá mất rồi. Phim cho cảm giác lê thê sau chừng một tiếng, khi mà đáng lẽ ra phải gói ghém lại nhanh chóng. Bù lại, Aquaman sẽ dễ xem với phần đông khán giả, coi không cần suy nghĩ nhiều, thậm chí quên luôn cả vũ trụ DCEU…