Apple xin cấp bản quyền sáng chế công nghệ in không cần driver

scotty

Well-Known Member
378580-albums999-picture27065.jpg


Apple vừa đệ đơn xin cấp bản quyền sáng chế cho cách thức in và các định dạng file và API nhằm giải phóng trình điều khiển driver cho máy in - là một trong những thứ phiền toái nhất của ngành máy tính kể từ khi xuất hiện USB và Windows 98 cho đến nay. Ngay cả driver máy in vẫn còn là một rào cản người dùng sử dụng máy in từ các loại thiết bị mới, như là điện thoại thông minh.

Mặc dù Google là nhà tiên phong trong việc triệt tiêu driver cho máy in bằng dạng in ấn "đám mây" ứng dụng cho trình duyệt Chrome và Chrome OS, nhưng chính Apple lại là người đưa ra cách thức tiếp cận rộng rãi hơn bằng 2 đơn xin cấp bằng sáng chế nói trên. Nếu được triển khai ứng dụng, trong tương lai chúng ta sẽ sẽ có 3 cách thức tiếp cận máy in: Một là thông qua một bộ driver quy ước chung, hai là thông qua dịch vụ đám mây, và ba là cơ chế không driver hỗ trợ in ấn "vạn năng" từ bất kỳ thiết bị nào.

Ý tưởng in đám mây ở đây có thể có 2 phiên bản: Thiết bị ra lệnh in hoặc in trực tiếp trên đám mây, hoặc là gởi dữ liệu lên đám mây và đám mây sẽ chuyển trả lại định dạng dữ liệu hỗ trợ máy in của người dùng, sau đó sẽ gởi vào máy in để in. Apple cho rằng in ấn không dây đặc biệt hữu dụng khi mà người ta chỉ cần in một hoặc hai lần thôi, trong khi quá trình tìm và cài đặt driver cho printer thật sự là mất công, mất thời gian và bất tiện.

Công nghệ in không cần driver

Trong đơn thứ nhất, Apple phác thảo quá trình in không cần driver bằng một loại máy in vạn năng hoạt động thông qua giao thức thu thập thông tin (DP = Discovery Protocol) như Bonjour và tận dụng giao thức in qua mạng như IPP hoặc tập tin PPD (PostScript Printer Description). Cả 3 thành phần này có thể được triển khai thông qua một hoặc nhiều giao diện lập trình ứng dụng (API) nhằm cho phép bất kỳ ứng dụng nào có thể tiếp cận được máy in mà không cần đến driver phụ trợ. Về mạng kết nối để in thì có thể thiết lập thông qua nhiều loại hình khác nhau như Bluetooth, 3G/4G, Wi-Fi 802.11, 802.15 hoặc bất kỳ kết nối không dây peer-to-peer hay công nghệ mạng có dây.

Quá trình in kiểu này được mô tả như sau:

Thiết bị di động bắt đầu kết nối với máy in thông qua giao thức DP. Tiếp theo, sau khi máy in được nhận dạng và được chọn, sẽ có vài trường hợp để thực hiện tác vụ in: Nếu thiết bị di động có cài driver của máy in hoặc nếu máy in hỗ trợ in không driver thì thiết bị di động có thể dùng driver hoặc công nghệ in không driver để tạo dữ liệu in và gởi dữ liệu đó trực tiếp đến máy in để in. Lưu ý rằng thuật ngữ "in không cần driver" ở đây được định nghĩa là công nghệ in hoạt động không cần đến phần mềm điều khiển in chuyên dụng trên thiết bị ra lệnh in. Thay vào đó, thiết bị sẽ truy vấn máy in để thu thập thông số khả năng in của máy in, bao gồm cả thông tin trạng thái hiện thời của máy in, rồi sau đó thiết bị sẽ tạo dữ liệu in cho máy in dựa trên thông số khả năng in đã thu thập.

Nếu thiết bị di động không cài driver của máy in và nếu máy in không hỗ trợ công nghệ in không cần driver, thì thiết bị di động có thể gởi tác vụ in lên đám mây. Tiếp đó, một hoặc nhiều máy chủ bên trong đám mây sẽ xử lý tác vụ in đó và tạo ra dữ liệu in và gởi dữ liệu này trực tiếp đến máy in. Hoặc không thì đám mây có thể gởi dữ liệu in về thiết bị di động và thiết bị di động sẽ truyền dữ liệu này đến máy in.


Định dạng in không cần driver

Đơn xin cấp bằng sáng chế thứ hai của Apple thì chú trọng đến các định dạng dữ liệu in không cần driver thông qua một dạng "khóa mã định dạng văn bản thích hợp". Nhờ đó máy in sẽ chọn ra loại định dạng văn bản thích hợp để in trong số các định dạng có sẵn mà máy in hỗ trợ. Apple còn sáng chế ra một loại "khóa mã hỗ trợ URF" (nền tảng tài nguyên đồng nhất) nhằm bổ sung cho Bonjour và giao thức truyền tải dưới dạng thuộc tính mô tả mới của máy in dành cho giao thức IPP.

Khóa mã hỗ trợ URF được sử dụng cho việc cung ứng thông số cấu hình máy in như là các độ sâu màu bit được hỗ trợ, số lượng bản in tối đa, cơ chế in hai mặt, v.v.... Apple cho rằng giao diện này có thể được hỗ trợ ở đầu máy con thông qua một bitmap container độc lập có thể được sử dụng như một subtype cho chuẩn MINE (gửi thư điện tử đa phương tiện). Một thư điện tử gởi đến máy in có thể kèm theo các thuộc về độ sâu màu bit, không gian màu, chế độ in 2 mặt, chất lượng in, loại media, loại khe nhập/xuất, số lượng bản in, chiều rộng, cao và độ phân giải của bản in.


378580-albums999-picture27064.jpg


Nói tóm lại, công nghệ in không cần driver đã được triển khai ứng dụng quá chậm và nay trở nên khá bức thiết sau khi điện thoại thông minh và máy tính bảng dần trở nên phổ biến. Giờ không cần phải thắc mắc liệu công nghệ in này có hay chưa, mà chính là vấn đề khi nào nó được ứng dụng phổ biến.


 
Chỉnh sửa lần cuối:

alaphuoc

Member
Ðề: Apple xin cấp bản quyền sáng chế công nghệ in không cần driver

cái này giống trong City hunter đây mà
 

tamdamsg

Member
Ðề: Apple xin cấp bản quyền sáng chế công nghệ in không cần driver

có bác nào in từ ipad với iphone direct ra printer ntn vậy?
 

antivirust

New Member
Ðề: Apple xin cấp bản quyền sáng chế công nghệ in không cần driver

378580-albums999-picture27065.jpg


Apple vừa đệ đơn xin cấp bản quyền sáng chế cho cách thức in và các định dạng file và API nhằm giải phóng trình điều khiển driver cho máy in - là một trong những thứ phiền toái nhất của ngành máy tính kể từ khi xuất hiện USB và Windows 98 cho đến nay. Ngay cả driver máy in vẫn còn là một rào cản người dùng sử dụng máy in từ các loại thiết bị mới, như là điện thoại thông minh.

Mặc dù Google là nhà tiên phong trong việc triệt tiêu driver cho máy in bằng dạng in ấn "đám mây" ứng dụng cho trình duyệt Chrome và Chrome OS, nhưng chính Apple lại là người đưa ra cách thức tiếp cận rộng rãi hơn bằng 2 đơn xin cấp bằng sáng chế nói trên. Nếu được triển khai ứng dụng, trong tương lai chúng ta sẽ sẽ có 3 cách thức tiếp cận máy in: Một là thông qua một bộ driver quy ước chung, hai là thông qua dịch vụ đám mây, và ba là cơ chế không driver hỗ trợ in ấn "vạn năng" từ bất kỳ thiết bị nào.

Ý tưởng in đám mây ở đây có thể có 2 phiên bản: Thiết bị ra lệnh in hoặc in trực tiếp trên đám mây, hoặc là gởi dữ liệu lên đám mây và đám mây sẽ chuyển trả lại định dạng dữ liệu hỗ trợ máy in của người dùng, sau đó sẽ gởi vào máy in để in. Apple cho rằng in ấn không dây đặc biệt hữu dụng khi mà người ta chỉ cần in một hoặc hai lần thôi, trong khi quá trình tìm và cài đặt driver cho printer thật sự là mất công, mất thời gian và bất tiện.

Công nghệ in không cần driver

Trong đơn thứ nhất, Apple phác thảo quá trình in không cần driver bằng một loại máy in vạn năng hoạt động thông qua giao thức thu thập thông tin (DP = Discovery Protocol) như Bonjour và tận dụng giao thức in qua mạng như IPP hoặc tập tin PPD (PostScript Printer Description). Cả 3 thành phần này có thể được triển khai thông qua một hoặc nhiều giao diện lập trình ứng dụng (API) nhằm cho phép bất kỳ ứng dụng nào có thể tiếp cận được máy in mà không cần đến driver phụ trợ. Về mạng kết nối để in thì có thể thiết lập thông qua nhiều loại hình khác nhau như Bluetooth, 3G/4G, Wi-Fi 802.11, 802.15 hoặc bất kỳ kết nối không dây peer-to-peer hay công nghệ mạng có dây.

Quá trình in kiểu này được mô tả như sau:

Thiết bị di động bắt đầu kết nối với máy in thông qua giao thức DP. Tiếp theo, sau khi máy in được nhận dạng và được chọn, sẽ có vài trường hợp để thực hiện tác vụ in: Nếu thiết bị di động có cài driver của máy in hoặc nếu máy in hỗ trợ in không driver thì thiết bị di động có thể dùng driver hoặc công nghệ in không driver để tạo dữ liệu in và gởi dữ liệu đó trực tiếp đến máy in để in. Lưu ý rằng thuật ngữ "in không cần driver" ở đây được định nghĩa là công nghệ in hoạt động không cần đến phần mềm điều khiển in chuyên dụng trên thiết bị ra lệnh in. Thay vào đó, thiết bị sẽ truy vấn máy in để thu thập thông số khả năng in của máy in, bao gồm cả thông tin trạng thái hiện thời của máy in, rồi sau đó thiết bị sẽ tạo dữ liệu in cho máy in dựa trên thông số khả năng in đã thu thập.

Nếu thiết bị di động không cài driver của máy in và nếu máy in không hỗ trợ công nghệ in không cần driver, thì thiết bị di động có thể gởi tác vụ in lên đám mây. Tiếp đó, một hoặc nhiều máy chủ bên trong đám mây sẽ xử lý tác vụ in đó và tạo ra dữ liệu in và gởi dữ liệu này trực tiếp đến máy in. Hoặc không thì đám mây có thể gởi dữ liệu in về thiết bị di động và thiết bị di động sẽ truyền dữ liệu này đến máy in.


Định dạng in không cần driver

Đơn xin cấp bằng sáng chế thứ hai của Apple thì chú trọng đến các định dạng dữ liệu in không cần driver thông qua một dạng "khóa mã định dạng văn bản thích hợp". Nhờ đó máy in sẽ chọn ra loại định dạng văn bản thích hợp để in trong số các định dạng có sẵn mà máy in hỗ trợ. Apple còn sáng chế ra một loại "khóa mã hỗ trợ URF" (nền tảng tài nguyên đồng nhất) nhằm bổ sung cho Bonjour và giao thức truyền tải dưới dạng thuộc tính mô tả mới của máy in dành cho giao thức IPP.

Khóa mã hỗ trợ URF được sử dụng cho việc cung ứng thông số cấu hình máy in như là các độ sâu màu bit được hỗ trợ, số lượng bản in tối đa, cơ chế in hai mặt, v.v.... Apple cho rằng giao diện này có thể được hỗ trợ ở đầu máy con thông qua một bitmap container độc lập có thể được sử dụng như một subtype cho chuẩn MINE (gửi thư điện tử đa phương tiện). Một thư điện tử gởi đến máy in có thể kèm theo các thuộc về độ sâu màu bit, không gian màu, chế độ in 2 mặt, chất lượng in, loại media, loại khe nhập/xuất, số lượng bản in, chiều rộng, cao và độ phân giải của bản in.


378580-albums999-picture27064.jpg


Nói tóm lại, công nghệ in không cần driver đã được triển khai ứng dụng quá chậm và nay trở nên khá bức thiết sau khi điện thoại thông minh và máy tính bảng dần trở nên phổ biến. Giờ không cần phải thắc mắc liệu công nghệ in này có hay chưa, mà chính là vấn đề khi nào nó được ứng dụng phổ biến.



Đúng là vãi...............................
 
Bên trên