torune
Film critic
Sau nhiều tin đồn, với tên gọi iWatch, đồng hồ thông minh tới từ Apple sẽ có tên gọi Apple Watch đã chính thức ra mắt người dùng trong cuộc họp báo ngày 9/9 vừa qua. Theo như Tim Cook mô tả, sản phẩm mở ra trang mới trong lịch sử của Apple. “Nó là một thiết bị theo dõi sức khoẻ toàn diện, một chiếc đồng hồ tuỳ biến tối đa và hiển thị thời gian chính xác”. Đồng thời, sản phẩm là thiết bị cá nhân hoá cao nhất mà Apple từng tạo nên. Nét cách tân mới nhất nằm ở cơ chế điều khiển thiết bị, một nút/núm xoay điện tử - Digital Crown - là công cụ để người dùng tương tác với thiết bị qua các chức năng cơ bản như cuộn, zoom và di chuyển trên bề mặt. Sau đây là bài tổng hợp những tính năng của Apple Watch đã tràn lan trên các mặt báo.
Apple Watch sở hữu màn hình saphire chống trầy phân biệt lực cảm ứng
Smartwatch từ nhà táo được trang bị màn hình cảm ứng Retina chất lượng cao có thể phân biệt lực tác động (chạm hay gõ) - đây là cơ chế mới cho người dùng trên giao diện tương tác. Cơ chế này có tên là Force Touch và sẽ là công cụ điều hướng chính khi người dùng sử dụng sản phẩm. Bên cạnh đó, màn hình sapphire chống trầy là một điểm cộng sau khi Apple mạnh tay xây dựng một nhà máy ở Arizona chỉ để gia công linh kiện này. Tuy nhiên, sapphire - theo thang đo Moh, là kim loại cứng sau kim cương - có thể bị vỡ nếu xử lý không đúng cách. Trên lý thuyết là vậy, do đó, việc kiểm chứng độ bền của màn hình trong quá trình sử dụng lâu dài là nên là câu hỏi dành cho người dùng và thời gian trả lời.
Trợ lý Siri xuất hiện trên Apple Watch
Siri đã được đưa lên Apple Watch. Đây cũng là tính năng chính vì nó chiếm phần lớn nghĩa vụ để gắn mác cho thiết bị này cái tên “thông minh”. Nhấn vào núm xoay điện tử bên cạnh đồng hồ sẽ kích hoạt trợ lý ảo này. Siri trên smartwatch mới sẽ hoạt động tương tự như trên các phiên bản iPhone tiền nhiệm đồng thời hỗ trợ tìm kiếm qua giọng nói.
Giao diện người dùng hoàn toàn mới
Apple đã cho thấy nỗ lực trong việc cách mạng hoá việc sử dụng màn hình cảm ứng để thực hiện tác vụ trên một màn hình cực nhỏ như của Apple Watch. Công cụ điều khiển là núm xoay - digital crown - tích hợp nút bấm, nằm bên phải đồng hồ. Các lệnh điều khiển chính gồm có phóng to/ thu nhỏ trên giao diện chính. Nhấn nút “digital crown” (DC) sẽ đưa người dùng trở lại màn hình chính. Có thể nói (DC) là công cụ mang tính đột phá mới bởi nó được sử dụng rất nhiều trong quá trình giao tiếp với smartwatch. Ví dụ như trong ứng dụng Maps, xoay DC tương đương với phóng to/ thu nhỏ. Hay trên màn hình chính, cũng cùng phương thức hoạt động trên nhưng là để người dùng lần mò trong cụm ứng dụng chi chít trên màn hình cực kỳ nhỏ này.
Force Touch là một điểm mới nữa, nó phân biệt chạm và nhấn. Giống như 2 ngõ vào tín hiệu chuột trái - chuột phải trên các PC thông thường vậy. Ngoài ra, Apple Watch sở hữu thêm một nút “play” nho nhỏ nằm dưới DC. Nút này đảm nhiệm như phím “enter” để các ứng dụng thực hiện tác vụ sau khi được bấm. Còn rất nhiều khi nói về giao diện bởi mọi thứ còn mới và chứa nhiều bất ngờ cho người dùng một khi sử dụng.
Watch Kit - lời mời dành cho ứng dụng bên thứ ba
Tất cả các ứng dụng bên thứ ba dành cho Apple Watch sẽ được phân loại trong nhóm Watch Kit. Đây là bộ SDK dành cho các nhà phát triển phần mềm. Các ứng dụng bên thứ ba hiện có gồm: ứng dụng mạng xã hội, ứng dụng từ BMW tương tác với xe hơi, ứng dụng từ Honeywell để tương tác với đồ gia dụng, ứng dùng từ Nike cho luyện tập, ứng dụng từ American Airline trợ giúp việc đặt vé máy bay… Watch Kit là cánh cửa rộng mở cho các đối tác thương hiệu sản phẩm muốn làm ăn với Apple, nơi sản phẩm nhà táo chào đón một lượng ứng dụng đầy tiềm năng để cạnh tranh với đối thủ Android Wear đang lên.
Giao tiếp qua “digital touch”
Một trong những câu hỏi đặt ra là: “Làm sao để giao tiếp với một màn hình nhỏ như của Apple Watch?” Câu trả lời nằm ở “digital touch” - đã được giới thiệu ở trên. Cách giao tiếp không lời mới được thực hiện như sau: Người dùng A sẽ chạm vào hình ảnh người dùng B cần giao tiếp. Sau đó smartwatch sẽ gọi tới người B và thực hiện cuộc trò chuyện với nút kích hoạt nằm ở “digital touch”. Trong suốt cuộc trò chuyện, 2 người có thể trao đổi hình vẽ “nguệch ngoạc” trên chính màn hình điện thoại của mình. Đây cũng là một công cụ để nhắn tin.
Apple Watch sẽ tấn công thị trường thiết bị dành cho sức khoẻ
Sản phẩm giá 349 USD này sẽ giải quyết bài toán khi người dùng lưỡng lự việc mua một điện thoại thông minh hay một vòng đeo tay hỗ trợ sức khoẻ như Fibit hay Jawbone hay Nike Fuelband…? Không cần phải tính toán nhiều nữa bởi tất cả sẽ gói gọn trong Apple Watch. Smartwatch tới từ Apple sẽ theo dõi nhịp tim người dùng với 3 hạng mục hoạt động của cơ thể. Hạng mục “Move” sẽ đo lượng calo người dùng đã đốt cháy trong ngày và đề xuất các mục tiêu. Hạng mục “Exercise” theo dõi các hoạt động nặng như chạy nhảy hay tập thể thao. Trong khi đó, hạng mục “Stand” đo độ thường xuyên người dùng tập luyện hay chỉ đơn giản là nhất mông khỏi chiếc ghế thoải mái trong văn phòng để vận động tay chân. Ngoài ra, thiết vị cũng được tích hợp với máy đo khí áp hỗ trợ việc theo dõi hoạt động người dùng.
Pin vẫn nằm trong bí mật!
Sau tất cả những tính năng hoàn toàn mới và đột phá lên, ắt hẳn sẽ có câu hỏi: “Liệu Apple Watch sẽ vận hành liên tục trong bao lâu?” Câu trả lời vẫn là một ẩn số bởi Apple chưa công bố bất kỳ thông tin gì về pin của thiết bị. Tuy nhiên, nhiều người đang nhận định đây sẽ là điểm yếu của sản phẩm như nó đã từng xuất hiện trên các sản phẩm iDevice trước. Cộng với việc Apple hoàn toàn bỏ ngỏ thông tin về dung lượng pin, khẳng định trên đã được tăng thêm phần chắc chắn.
Theo theverge
Smartwatch từ nhà táo được trang bị màn hình cảm ứng Retina chất lượng cao có thể phân biệt lực tác động (chạm hay gõ) - đây là cơ chế mới cho người dùng trên giao diện tương tác. Cơ chế này có tên là Force Touch và sẽ là công cụ điều hướng chính khi người dùng sử dụng sản phẩm. Bên cạnh đó, màn hình sapphire chống trầy là một điểm cộng sau khi Apple mạnh tay xây dựng một nhà máy ở Arizona chỉ để gia công linh kiện này. Tuy nhiên, sapphire - theo thang đo Moh, là kim loại cứng sau kim cương - có thể bị vỡ nếu xử lý không đúng cách. Trên lý thuyết là vậy, do đó, việc kiểm chứng độ bền của màn hình trong quá trình sử dụng lâu dài là nên là câu hỏi dành cho người dùng và thời gian trả lời.
Siri đã được đưa lên Apple Watch. Đây cũng là tính năng chính vì nó chiếm phần lớn nghĩa vụ để gắn mác cho thiết bị này cái tên “thông minh”. Nhấn vào núm xoay điện tử bên cạnh đồng hồ sẽ kích hoạt trợ lý ảo này. Siri trên smartwatch mới sẽ hoạt động tương tự như trên các phiên bản iPhone tiền nhiệm đồng thời hỗ trợ tìm kiếm qua giọng nói.
Apple đã cho thấy nỗ lực trong việc cách mạng hoá việc sử dụng màn hình cảm ứng để thực hiện tác vụ trên một màn hình cực nhỏ như của Apple Watch. Công cụ điều khiển là núm xoay - digital crown - tích hợp nút bấm, nằm bên phải đồng hồ. Các lệnh điều khiển chính gồm có phóng to/ thu nhỏ trên giao diện chính. Nhấn nút “digital crown” (DC) sẽ đưa người dùng trở lại màn hình chính. Có thể nói (DC) là công cụ mang tính đột phá mới bởi nó được sử dụng rất nhiều trong quá trình giao tiếp với smartwatch. Ví dụ như trong ứng dụng Maps, xoay DC tương đương với phóng to/ thu nhỏ. Hay trên màn hình chính, cũng cùng phương thức hoạt động trên nhưng là để người dùng lần mò trong cụm ứng dụng chi chít trên màn hình cực kỳ nhỏ này.
Force Touch là một điểm mới nữa, nó phân biệt chạm và nhấn. Giống như 2 ngõ vào tín hiệu chuột trái - chuột phải trên các PC thông thường vậy. Ngoài ra, Apple Watch sở hữu thêm một nút “play” nho nhỏ nằm dưới DC. Nút này đảm nhiệm như phím “enter” để các ứng dụng thực hiện tác vụ sau khi được bấm. Còn rất nhiều khi nói về giao diện bởi mọi thứ còn mới và chứa nhiều bất ngờ cho người dùng một khi sử dụng.
Tất cả các ứng dụng bên thứ ba dành cho Apple Watch sẽ được phân loại trong nhóm Watch Kit. Đây là bộ SDK dành cho các nhà phát triển phần mềm. Các ứng dụng bên thứ ba hiện có gồm: ứng dụng mạng xã hội, ứng dụng từ BMW tương tác với xe hơi, ứng dụng từ Honeywell để tương tác với đồ gia dụng, ứng dùng từ Nike cho luyện tập, ứng dụng từ American Airline trợ giúp việc đặt vé máy bay… Watch Kit là cánh cửa rộng mở cho các đối tác thương hiệu sản phẩm muốn làm ăn với Apple, nơi sản phẩm nhà táo chào đón một lượng ứng dụng đầy tiềm năng để cạnh tranh với đối thủ Android Wear đang lên.
Một trong những câu hỏi đặt ra là: “Làm sao để giao tiếp với một màn hình nhỏ như của Apple Watch?” Câu trả lời nằm ở “digital touch” - đã được giới thiệu ở trên. Cách giao tiếp không lời mới được thực hiện như sau: Người dùng A sẽ chạm vào hình ảnh người dùng B cần giao tiếp. Sau đó smartwatch sẽ gọi tới người B và thực hiện cuộc trò chuyện với nút kích hoạt nằm ở “digital touch”. Trong suốt cuộc trò chuyện, 2 người có thể trao đổi hình vẽ “nguệch ngoạc” trên chính màn hình điện thoại của mình. Đây cũng là một công cụ để nhắn tin.
Sản phẩm giá 349 USD này sẽ giải quyết bài toán khi người dùng lưỡng lự việc mua một điện thoại thông minh hay một vòng đeo tay hỗ trợ sức khoẻ như Fibit hay Jawbone hay Nike Fuelband…? Không cần phải tính toán nhiều nữa bởi tất cả sẽ gói gọn trong Apple Watch. Smartwatch tới từ Apple sẽ theo dõi nhịp tim người dùng với 3 hạng mục hoạt động của cơ thể. Hạng mục “Move” sẽ đo lượng calo người dùng đã đốt cháy trong ngày và đề xuất các mục tiêu. Hạng mục “Exercise” theo dõi các hoạt động nặng như chạy nhảy hay tập thể thao. Trong khi đó, hạng mục “Stand” đo độ thường xuyên người dùng tập luyện hay chỉ đơn giản là nhất mông khỏi chiếc ghế thoải mái trong văn phòng để vận động tay chân. Ngoài ra, thiết vị cũng được tích hợp với máy đo khí áp hỗ trợ việc theo dõi hoạt động người dùng.
Sau tất cả những tính năng hoàn toàn mới và đột phá lên, ắt hẳn sẽ có câu hỏi: “Liệu Apple Watch sẽ vận hành liên tục trong bao lâu?” Câu trả lời vẫn là một ẩn số bởi Apple chưa công bố bất kỳ thông tin gì về pin của thiết bị. Tuy nhiên, nhiều người đang nhận định đây sẽ là điểm yếu của sản phẩm như nó đã từng xuất hiện trên các sản phẩm iDevice trước. Cộng với việc Apple hoàn toàn bỏ ngỏ thông tin về dung lượng pin, khẳng định trên đã được tăng thêm phần chắc chắn.
Theo theverge