Apple ngày càng giống một công ty Trung Quốc: Có mối quan hệ ‘cộng sinh’, 'lương duyên’ kéo dài 20 năm không dễ dứt bỏ

SkylerNew

Chuyên viên tin tức
Thành viên BQT
Tim Cook khẳng định Apple và Trung Quốc "lớn lên cùng nhau".

capture1-1683171245307-16831712463351684442591.jpg

Sau khi cổ phiếu Apple gần đạt mức cao nhất mọi thời đại, nhiều người đã đặt câu hỏi rằng bằng cách nào gã khổng lồ này có thể làm được điều đó, và liệu thành tích trên sẽ duy trì được bao lâu. Công ty giá trị nhất hành tinh đã tạo ra những sản phẩm tuyệt vời và động lực lớn nhất được cho là đến từ mối quan hệ thân thiết giữa CEO Tim Cook và Trung Quốc.

Bất chấp một số lệnh trừng phạt mới đây Mỹ phải đối mặt, Tim Cook vẫn ca ngợi mối quan hệ “cộng sinh” mà Apple có.

“Chúng tôi không thể vui mừng hơn”, Cook cho biết tại Diễn đàn Phát triển Trung Quốc ở Bắc Kinh. “Apple và Trung Quốc . . . lớn lên cùng nhau và vì vậy đây là một kiểu quan hệ cộng sinh”.

Theo Financial Times, Cook để Apple ‘lún sâu’ vào Trung Quốc trong suốt 20 năm qua. Sau một thỏa thuận bí mật hồi năm 2016 nhằm đầu tư 275 tỷ USD vào nền kinh tế, lực lượng lao động và năng lực công nghệ Trung Quốc, iPhone đã trở thành sản phẩm bán chạy nhất hành tinh.

Thực tế, Apple, dù là công ty Mỹ, nhưng lại ngày càng giống một doanh nghiệp Trung Quốc. Nguyên nhân một phần đến từ việc dây chuyền sản xuất phụ thuộc vào quốc gia tỷ dân và hơn nữa, 20% doanh thu lại đến từ đại lục.

Apple mang lại nhiều thứ hơn là tiền mặt và tài sản trí tuệ. Các mối quan hệ được nâng cao nhờ uy tín mà thương hiệu này tạo ra tại một đất nước có phần hơi cứng nhắc.

Tim Cook từng nói về quyền tự do và quyền riêng tư, song Apple lại không có lựa chọn nào khác ngoài việc cung cấp dữ liệu của khách hàng Trung Quốc cho chính phủ. Có lẽ, một cách không mong muốn, Apple đã trở thành công cụ hỗ trợ giám sát và kiểm duyệt.

Apple ngày càng giống một công ty Trung Quốc: Có mối quan hệ ‘cộng sinh’, 'lương duyên’ kéo dài 20 năm không dễ dứt bỏ - Ảnh 2.
Apple ngày càng giống một công ty Trung Quốc​

Theo Financial Times, Apple đang âm thầm hướng ra bên ngoài đại lục, cụ thể, là chuyển sản xuất iPhone sang Ấn Độ, AirPods sang Việt Nam, còn Macbook sang Malaysia, Ireland. Hàng trăm nhân sự đã được tập hợp để chuyển dịch chuỗi cung ứng.

Tuy nhiên, theo một số chuyên gia, những nỗ lực này dường như là vô ích. Apple có thể sẽ không bao giờ có thể thoát khỏi Trung Quốc và trước mắt, nhà Táo khuyết không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc làm những gì giới chức đại lục muốn.

“Tất cả những thông tin mà bạn đang nghe về Ấn Độ đều rất tuyệt. Theo quan điểm của chúng tôi, đó là một cơ hội lớn trong thập kỷ tới, tuy nhiên, đừng mong đợi mọi thứ thay đổi chỉ sau một đêm”, ông Angelo Zino, nhà phân tích cấp cao của CFRA Research nói.

Quay trở lại hồi năm 2007, thời điểm Nokia có 900 triệu người dùng. Sự thống trị của công ty Phần Lan lớn đến mức tờ Forbes đã đăng câu chuyện trên trang nhất với câu hỏi: Liệu ai có thể bắt kịp ông vua điện thoại di động?.

Cùng năm đó, Apple ra mắt iPhone. 16 năm sau, gã khổng lồ công nghệ này đã có 1,2 tỷ người dùng. Phần lớn đều cho rằng Nokia không đủ hiểu biết về phần mềm để theo kịp tầm nhìn xa trông rộng của Steve Jobs và chuyên gia thiết kế Jony Ive.

Apple có tính năng cảm ứng đa điểm và màn hình tràn viền, vượt qua Nokia về phần cứng và dây chuyền sản xuất trước cả khi iPhone được bán ra. Để làm được điều đó, hãng đã đặt cược đáng kể vào Trung Quốc và năng lực sản xuất của ‘công xưởng thế giới’.

Theo nhà nghiên cứu về chuỗi cung ứng Kevin O'Marah, Apple đã bắt đầu xây dựng chuỗi các hoạt động cung ứng, sản xuất phức tạp và tốn kém đến mức số phận của nhà sản xuất iPhone gắn liền với Trung Quốc và không thể dễ dàng tháo gỡ.

Apple ngày càng giống một công ty Trung Quốc: Có mối quan hệ ‘cộng sinh’, 'lương duyên’ kéo dài 20 năm không dễ dứt bỏ - Ảnh 3.
Tim Cook đã ca ngợi mối quan hệ “cộng sinh” mà Apple có với Trung Quốc.​

Theo Financial Times, trong hơn 15 năm qua, Apple liên tục cử các nhà thiết kế sản phẩm và kỹ sư thiết kế sản xuất hàng đầu đến Trung Quốc và đưa họ tới các cơ sở của đối tác cung cấp trong nhiều tháng liền. Những nhân viên này đóng vai trò quan trọng trong việc thiết kế quy trình, giám sát sản xuất và theo dõi chặt chẽ việc tuân thủ quy định của các nhà cung cấp.

Ngoài ra, Apple cũng chi hàng tỷ USD đầu tư máy móc. Điều này gần như đã thay đổi chính nó và cả đất nước Trung Quốc.

“Năng lực công nghệ mà Trung Quốc đang có một phần đến từ Apple”, O’Marah nhận định.

Tuy nhiên, câu chuyện thành công này vô hình chung khiến Apple cho đến ngày nay, bị phụ thuộc vào một quốc gia duy nhất. Cụ thể, hơn 95% iPhone, AirPods, Mac và iPad đều được sản xuất tại Trung Quốc và chúng đều đóng vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của Apple.

Những năm gần đây, bất chấp căng thẳng địa chính trị, Apple vẫn tiếp tục đầu tư vào Trung Quốc. Mối quan hệ giữa nhà sản xuất iPhone với Trung Quốc theo đó bị ‘để mắt’ chặt chẽ.

Nhiều người cho rằng trách nhiệm nằm ở Tim Cook. Điều này không hoàn toàn vô lý bởi kể từ trước khi kế nhiệm Steve Jobs, chính Tim Cook là người chủ đích chuyển hoạt động sản xuất từ Mỹ sang Trung Quốc. “Tất cả chuỗi cung ứng đều phụ thuộc vào một người là Tim Cook. Mớ hỗn độn này là lỗi của ông ấy”, một cựu nhân viên Apple nói.

Chính vì sự phụ thuộc quá mức này, việc Apple chuyển hướng dây chuyền sản xuất sang Ấn Độ được cho là sẽ tốn 1 thập kỷ.

Apple ngày càng giống một công ty Trung Quốc: Có mối quan hệ ‘cộng sinh’, 'lương duyên’ kéo dài 20 năm không dễ dứt bỏ - Ảnh 4.
Dây chuyền sản xuất của Apple phụ thuộc vào quốc gia tỷ dân.​

“Trung Quốc sản xuất ở quy mô lớn, trong khi hầu hết các nhà máy tại Ấn Độ chỉ có quy mô vừa và nhỏ do các quy định liên bang được thiết kế dành riêng cho các doanh nghiệp này”, Julie Gerdeman, Giám đốc điều hành rủi ro chuỗi cung ứng nền tảng quản lý Everstream, nói.

Theo Ashutosh Sharma, Giám đốc nghiên cứu tại Forrester, Trung Quốc đã thành công trong việc xây dựng một chuỗi giá trị rộng lớn đến mức hầu hết mọi nguyên liệu và thành phần cần thiết đều có thể tìm mua trong nước. Sản xuất tại đại lục theo đó có tính cạnh tranh cao do chi phí thấp và được vận hành trên quy mô lớn.

“Chuỗi cung ứng cần thời gian để xây dựng. Nguồn cung ứng nội bộ chất lượng ban đầu có thể không tốt; quy mô ban đầu cũng có thể không cao. Vì vậy, tất cả cần có thời gian”, Sharma nói.

Theo các chuyên gia, hy vọng trở thành ‘công xưởng toàn cầu’ của Ấn Độ được nhận định là có phần bất khả thi, bởi Trung Quốc trước nay vẫn là nút thắt quan trọng trong các dây chuyền sản xuất. Tham vọng có thể cung cấp hệ thống cơ sở hạ tầng tích hợp như cảng lớn, đường cao tốc, lao động chất lượng hàng đầu, hay logistics hiện đại, dường như là bài toán mà Ấn Độ rất khó có thể tìm ra lời giải thỏa đáng.

Theo Genk​
 
Bên trên