Apple muốn cắt giảm 50% nhân công nhà máy lắp ráp iPhone

SkylerNew

Chuyên viên tin tức
Thành viên BQT
Sử dụng AI và robot, Apple muốn cắt giảm một nửa nhân lực tham gia vào quy trình sản xuất, lắp ráp iPhone.

Apple đang chuẩn bị ra mắt iPhone 16 và iPhone 16 Pro. Các báo cáo mới cho thấy hãng đang muốn thay đổi cách sản xuất sản phẩm bán chạy nhất của mình.

Theo đó, Apple đã giao nhiệm vụ cho các đối tác chuỗi cung ứng giảm số lượng nhân lực vào quá trình sản xuất iPhone. Mục tiêu là giảm sự phụ thuộc vào con người sau vài năm khó khăn do các nhà máy của Foxconn tại Trung Quốc bị đóng cửa vì phong tỏa COVID-19 và các cuộc biểu tình về tiền lương.

Hiện nay, Apple được cho là đã phê duyệt các đề án sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) và tự động hóa mới để giảm phụ thuộc vào nhân lực trong quy trình kiểm tra cuối cùng của iPhone, cho phép các công ty như Foxconn chuyển nhiều năng lực sản xuất ra ngoài biên giới Trung Quốc.

screenshot-2022-11-29-105549-1719284561502-17192845635171497193607.jpg

Ý định chuyển sản xuất ra khỏi Trung Quốc của Apple không phải là điều mới mẻ, nhưng việc loại bỏ lao động lành nghề khỏi dây chuyền sản xuất iPhone có thể mở ra cơ hội cho các nhà máy được mở tại các khu vực mà ở đó nhân lực có trình độ không cao so với phần còn lại của thế giới. Hơn nữa, tự động hóa sẽ giúp Apple dễ dàng đảm bảo sản xuất diễn ra liên tục và có khả năng tăng tốc độ, ngay cả trong các sự kiện mang tính ảnh hưởng toàn cầu như đại dịch COVID-19.

Theo The Information, sau các cuộc biểu tình của công nhân Foxconn, phó chủ tịch cấp cao phụ trách hoạt động của Apple, Sabih Khan, đã yêu cầu các nhà quản lý tìm cách giảm số lượng nhân viên lắp ráp iPhone xuống 50%.

Báo cáo giải thích: "Để đạt được điều đó, Apple đã bắt đầu phê duyệt các dự án tự động hóa cho dây chuyền lắp ráp của mình mà trước đây đã bị tạm dừng do chi phí ban đầu cao. Những nỗ lực này đã dẫn đến một lượng lớn công việc tự động hóa xử lý việc lắp ráp cuối cùng cho iPhone 15 vào năm ngoái".

Các bước được thực hiện bao gồm việc mua lại DarwinAI, một công ty "sử dụng thị giác máy tính để kiểm tra các thành phần như bảng mạch in để tìm lỗi". Apple cũng được cho là đã mua lại Drishti, một công ty ở California, cho phép phân tích cảnh quay video của dây chuyền lắp ráp và sau đó xác định các cải tiến hiệu suất tiềm năng.

Theo Genk
 
Bên trên