Với việc ra mắt iPhone 12 series vào tháng trước, Apple đã trở thành nhà sản xuất smartphone đầu tiên sử dụng chip 5nm. A14 Bionic được thiết kế bởi Apple, dẫn đầu một thế hệ chip xử lý mới dựa trên kiến trúc 5nm, tăng số lượng bóng bán dẫn mà không cần tăng kích thước chip, cải thiện hiệu suất và khả năng tiết kiệm pin.
A14 Bionic được sản xuất bởi quy trình của TSMC, cho phép đặt 171,3 triệu bóng bán dẫn bên trong 1 mm vuông, so với 89,97 triệu bóng bán dẫn bên trong cùng một diện tích của chip A13 7nm.
Nhờ tiến trình 5nm mà chip A14 có tới 11,8 tỷ bóng bán dẫn bên trong, so với A13 chỉ là 8,5 tỷ bóng bán dẫn. Con chip M1 trang bị trong máy tính Mac mới của Apple cũng sử dụng kiến trúc 5nm, và có tới 16 tỷ bóng bán dẫn.
Theo báo cáo của TrendForce, Apple vẫn sẽ tiếp tục sử dụng kiến trúc 5nm cho chip A15 Bionic vào năm tới. Tuy nhiên sẽ có một bước tiến lớn tiếp theo vào năm 2022, khi Apple sẽ chính thức chuyển sang kiến trúc 4nm. Apple sẽ lại tiếp tục dẫn đầu thị trường, khi mà những con chip 4nm đầu tiên dành cho smartphone Android phải đến năm 2023 mới được ra mắt.
Năm 1965, người đồng sáng lập Intel, ông Gordon Moore nhận định thấy mật độ bóng bán dẫn bên trong những con chip xử lý sẽ tăng lên gấp đôi sau mỗi 2 năm. Từ đó đã hình thành nên định luật Moore, quy định rằng mật độ bóng bán dẫn sẽ tăng gấp đôi sau mỗi 2 năm.
Từ kiến trúc 7nm đến 5nm, mật độ bóng bán dẫn đã tăng lên 90%. Dựa trên những số liệu được tiết lộ, từ kiến trúc 5nm lên 4nm, mật độ bóng bán dẫn sẽ chỉ tăng lên khoảng 75%. Điều đó có nghĩa là định luật Moore có khả năng bị phá vỡ và sẽ chấm dứt.
Điều giúp các nhà sản xuất vẫn tiếp tục bám sát được định luật Moore hiện nay chính là phương pháp quang khắc cực tím EUV. Công nghệ này sử dụng chùm tia cực tím siêu nhỏ để khắc lên các tấm nền silicon, nơi các bóng bán dẫn sẽ được đặt. Tuy nhiên ngay cả với công nghệ tiên tiến nhất này, thì các nhà sản xuất cũng đã gần đạt đến giới hạn.
A14 Bionic được sản xuất bởi quy trình của TSMC, cho phép đặt 171,3 triệu bóng bán dẫn bên trong 1 mm vuông, so với 89,97 triệu bóng bán dẫn bên trong cùng một diện tích của chip A13 7nm.
Nhờ tiến trình 5nm mà chip A14 có tới 11,8 tỷ bóng bán dẫn bên trong, so với A13 chỉ là 8,5 tỷ bóng bán dẫn. Con chip M1 trang bị trong máy tính Mac mới của Apple cũng sử dụng kiến trúc 5nm, và có tới 16 tỷ bóng bán dẫn.
Theo báo cáo của TrendForce, Apple vẫn sẽ tiếp tục sử dụng kiến trúc 5nm cho chip A15 Bionic vào năm tới. Tuy nhiên sẽ có một bước tiến lớn tiếp theo vào năm 2022, khi Apple sẽ chính thức chuyển sang kiến trúc 4nm. Apple sẽ lại tiếp tục dẫn đầu thị trường, khi mà những con chip 4nm đầu tiên dành cho smartphone Android phải đến năm 2023 mới được ra mắt.
Năm 1965, người đồng sáng lập Intel, ông Gordon Moore nhận định thấy mật độ bóng bán dẫn bên trong những con chip xử lý sẽ tăng lên gấp đôi sau mỗi 2 năm. Từ đó đã hình thành nên định luật Moore, quy định rằng mật độ bóng bán dẫn sẽ tăng gấp đôi sau mỗi 2 năm.
Từ kiến trúc 7nm đến 5nm, mật độ bóng bán dẫn đã tăng lên 90%. Dựa trên những số liệu được tiết lộ, từ kiến trúc 5nm lên 4nm, mật độ bóng bán dẫn sẽ chỉ tăng lên khoảng 75%. Điều đó có nghĩa là định luật Moore có khả năng bị phá vỡ và sẽ chấm dứt.
Điều giúp các nhà sản xuất vẫn tiếp tục bám sát được định luật Moore hiện nay chính là phương pháp quang khắc cực tím EUV. Công nghệ này sử dụng chùm tia cực tím siêu nhỏ để khắc lên các tấm nền silicon, nơi các bóng bán dẫn sẽ được đặt. Tuy nhiên ngay cả với công nghệ tiên tiến nhất này, thì các nhà sản xuất cũng đã gần đạt đến giới hạn.
Theo Genk