Lo sợ khả năng rò rỉ các thông tin độc quyền hoặc bí mật, Apple đưa ra quy định mới với công cụ AI mới nổi.
Apple vừa hạn chế việc sử dụng ChatGPT và các công cụ trí tuệ nhân tạo bên ngoài khác đối với một số nhân viên, trong bối cảnh hãng đang phát triển công nghệ tương tự cho riêng mình. Nguyên nhân chủ yếu đến từ những lo ngại rằng các nhân viên sử dụng chatbot mới nổi có thể tiết lộ nhiều dữ liệu mật. GitHub's Copilot do Microsoft sở hữu, công cụ tự động viết mã phần mềm, cũng nằm trong danh sách bị hạn chế.
ChatGPT, được tạo bởi OpenAI do Microsoft hậu thuẫn, là mô hình ngôn ngữ lớn có thể trả lời mọi câu hỏi, viết bài luận và thực hiện các tác vụ khác giống như con người.
Khi mọi người sử dụng các mô hình này, dữ liệu sẽ được chuyển lại cho nhà phát triển để cho phép tiếp tục cải tiến, do đó khả năng cao làm rò rỉ các thông tin độc quyền hoặc bí mật.
Apple trước giờ vẫn có các biện pháp bảo mật nghiêm ngặt để bảo vệ thông tin sản phẩm và dữ liệu người dùng. Một số công ty khác cũng trở nên cảnh giác với công nghệ chatbot mới khi nhân viên bắt đầu sử dụng nó để làm mọi thứ, từ viết email đến làm code.
JPMorgan Chase và Verizon hiện đã gia nhập danh sách những các tên cấm sử dụng ChatGPT. Amazon mới đây còn kêu gọi các kỹ sư thay vì dùng ChatGPT để hỗ trợ mã hóa hãy sử dụng công cụ AI nội bộ của riêng mình để đảm bảo an toàn.
Ngoài ra, Samsung cũng cấm nhân viên sử dụng ChatGPT và các dịch vụ AI tương tự. Công ty lo ngại các dữ liệu được đưa lên những nền tảng này sẽ được lưu trên máy chủ bên ngoài, và vì vậy, khiến hãng rất khó truy xuất và xóa bỏ.
Trong cuộc họp hàng quý mới nhất của Apple, CEO Tim Cook đã bày tỏ lo ngại xoay quanh những tiến bộ trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo tổng quát.
“Điều rất quan trọng là phải cân nhắc và suy nghĩ kỹ lưỡng cách bạn tiếp cận công nghệ này. Vấn đề là có, nhưng tiềm năng chắc chắn rất thú vị”, Cook khẳng định.
Theo WSJ, Apple gần đây rất để tâm đến phần mềm AI mới sắp ra mắt trên App Store. Khi nhà phát triển ứng dụng Blix cố gắng cập nhật ứng dụng email BlueMail bằng tính năng ChatGPT, Apple đã tạm thời chặn bản cập nhật với lý do lo ngại các nội dung hiển thị không phù hợp với trẻ em. Hãng sau đó đã yêu cầu nhà phát triển tăng giới hạn độ tuổi lên 17 hoặc tích hợp thêm tính năng lọc nội dung để đảm bảo an toàn. Sau khi Blix đảm bảo với Apple, ứng dụng mới được phê duyệt.
Mới đây nhất, Cơ quan bảo vệ dữ liệu của chính phủ Italy (Garante) cũng đã ra lệnh cấm ChatGPT. Garante cáo buộc OpenAI không kiểm tra độ tuổi người dùng ứng dụng cũng như “không có bất kỳ cơ sở pháp lý nào biện minh cho việc thu thập, lưu trữ dữ liệu cá nhân khổng lồ”.
“Chúng tôi tích cực phối hợp để hạn chế dữ liệu cá nhân trong quá trình đào tạo ChatGPT. Chúng tôi muốn AI tìm hiểu về thế giới chứ không phải thông tin cá nhân”, công ty đáp lại.
Sau quyết định của Garante, Italy trở thành quốc gia phương Tây đầu tiên chống lại ChatGPT. Được biết, chatbot này chỉ sau vài tuần ra mắt đã được ứng dụng rộng rãi với hơn 1 triệu người đăng ký mới. Tuy nhiên, chính CEO Sam Altman của Open AI cũng thừa nhận hạn chế của công nghệ này.
“ChatGPT vẫn còn nhiều thiếu sót nhưng lại khiến mọi người cho rằng nó hoàn hảo. Chúng ta không nên phụ thuộc vào chatbot này đối với những vấn đề quan trọng”, ông chia sẻ. Do vậy, giáo viên cho rằng các học sinh không nên lạm dụng ChatGPT mà cần quan tâm đến nguồn gốc thông tin và trích dẫn tài liệu trong các văn bản khoa học.
“Internet có rất nhiều thông tin sai lệch. Điều này rất nguy hiểm đối với ngành giáo dục và ảnh hưởng xấu đến bọn trẻ. Giáo viên cần dạy chúng những gì nên làm và không nên làm khi sử dụng ChatGPT”, Beverly Pell, cựu giáo viên bang California, chia sẻ.
Apple vừa hạn chế việc sử dụng ChatGPT và các công cụ trí tuệ nhân tạo bên ngoài khác đối với một số nhân viên, trong bối cảnh hãng đang phát triển công nghệ tương tự cho riêng mình. Nguyên nhân chủ yếu đến từ những lo ngại rằng các nhân viên sử dụng chatbot mới nổi có thể tiết lộ nhiều dữ liệu mật. GitHub's Copilot do Microsoft sở hữu, công cụ tự động viết mã phần mềm, cũng nằm trong danh sách bị hạn chế.
ChatGPT, được tạo bởi OpenAI do Microsoft hậu thuẫn, là mô hình ngôn ngữ lớn có thể trả lời mọi câu hỏi, viết bài luận và thực hiện các tác vụ khác giống như con người.
Khi mọi người sử dụng các mô hình này, dữ liệu sẽ được chuyển lại cho nhà phát triển để cho phép tiếp tục cải tiến, do đó khả năng cao làm rò rỉ các thông tin độc quyền hoặc bí mật.
Apple trước giờ vẫn có các biện pháp bảo mật nghiêm ngặt để bảo vệ thông tin sản phẩm và dữ liệu người dùng. Một số công ty khác cũng trở nên cảnh giác với công nghệ chatbot mới khi nhân viên bắt đầu sử dụng nó để làm mọi thứ, từ viết email đến làm code.
JPMorgan Chase và Verizon hiện đã gia nhập danh sách những các tên cấm sử dụng ChatGPT. Amazon mới đây còn kêu gọi các kỹ sư thay vì dùng ChatGPT để hỗ trợ mã hóa hãy sử dụng công cụ AI nội bộ của riêng mình để đảm bảo an toàn.
Ngoài ra, Samsung cũng cấm nhân viên sử dụng ChatGPT và các dịch vụ AI tương tự. Công ty lo ngại các dữ liệu được đưa lên những nền tảng này sẽ được lưu trên máy chủ bên ngoài, và vì vậy, khiến hãng rất khó truy xuất và xóa bỏ.
Trong cuộc họp hàng quý mới nhất của Apple, CEO Tim Cook đã bày tỏ lo ngại xoay quanh những tiến bộ trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo tổng quát.
“Điều rất quan trọng là phải cân nhắc và suy nghĩ kỹ lưỡng cách bạn tiếp cận công nghệ này. Vấn đề là có, nhưng tiềm năng chắc chắn rất thú vị”, Cook khẳng định.
Theo WSJ, Apple gần đây rất để tâm đến phần mềm AI mới sắp ra mắt trên App Store. Khi nhà phát triển ứng dụng Blix cố gắng cập nhật ứng dụng email BlueMail bằng tính năng ChatGPT, Apple đã tạm thời chặn bản cập nhật với lý do lo ngại các nội dung hiển thị không phù hợp với trẻ em. Hãng sau đó đã yêu cầu nhà phát triển tăng giới hạn độ tuổi lên 17 hoặc tích hợp thêm tính năng lọc nội dung để đảm bảo an toàn. Sau khi Blix đảm bảo với Apple, ứng dụng mới được phê duyệt.
Mới đây nhất, Cơ quan bảo vệ dữ liệu của chính phủ Italy (Garante) cũng đã ra lệnh cấm ChatGPT. Garante cáo buộc OpenAI không kiểm tra độ tuổi người dùng ứng dụng cũng như “không có bất kỳ cơ sở pháp lý nào biện minh cho việc thu thập, lưu trữ dữ liệu cá nhân khổng lồ”.
“Chúng tôi tích cực phối hợp để hạn chế dữ liệu cá nhân trong quá trình đào tạo ChatGPT. Chúng tôi muốn AI tìm hiểu về thế giới chứ không phải thông tin cá nhân”, công ty đáp lại.
Sau quyết định của Garante, Italy trở thành quốc gia phương Tây đầu tiên chống lại ChatGPT. Được biết, chatbot này chỉ sau vài tuần ra mắt đã được ứng dụng rộng rãi với hơn 1 triệu người đăng ký mới. Tuy nhiên, chính CEO Sam Altman của Open AI cũng thừa nhận hạn chế của công nghệ này.
“ChatGPT vẫn còn nhiều thiếu sót nhưng lại khiến mọi người cho rằng nó hoàn hảo. Chúng ta không nên phụ thuộc vào chatbot này đối với những vấn đề quan trọng”, ông chia sẻ. Do vậy, giáo viên cho rằng các học sinh không nên lạm dụng ChatGPT mà cần quan tâm đến nguồn gốc thông tin và trích dẫn tài liệu trong các văn bản khoa học.
“Internet có rất nhiều thông tin sai lệch. Điều này rất nguy hiểm đối với ngành giáo dục và ảnh hưởng xấu đến bọn trẻ. Giáo viên cần dạy chúng những gì nên làm và không nên làm khi sử dụng ChatGPT”, Beverly Pell, cựu giáo viên bang California, chia sẻ.
Theo Genk