Hệ thống theo dõi quảng cáo trên iPhone do nhóm các công ty công nghệ Trung Quốc phát triển đã bị Táo khuyết chặn đứng.
Một nỗ lực làm việc nhóm của các công ty công nghệ Trung Quốc để đối phó lại chính sách quyền riêng tư mới của Apple đã thất bại. Nhóm được dẫn đầu bởi Baidu, Tencent và ByteDance cùng hai nhóm ở Bắc Kinh đã tạo ra một cách thức mới để theo dõi quảng cáo trên iPhone, được gọi là tính năng CAID, qua mặt hệ thống theo dõi chính thức của Apple là IDFA (Apple’s Identifier For Advertisers).
CAID (Chinese Advertising ID) được phát triển từ năm ngoái, trải qua quá trình thử nghiệm vài tháng trước khi lên kế hoạch phát hành vào cuối tháng 3/2021. Dự án này là một mối đe dọa tiềm tàng với chính sách quyền riêng tư của Apple ở thị trường trị giá 50 tỷ USD như Trung Quốc.
Chuyên gia tư vấn Eric Seufert cho rằng, CAID đã đặt Apple vào thế khó. Nếu từ chối dự án này, Táo khuyết có thể sẽ gây hấn với Bắc Kinh, nhưng nếu cho phép nó sẽ tạo ra sự không công bằng với phần còn lại của thế giới.
Từ phiên bản iOS 14.5, IDFA buộc các nhà phát triển phải hỏi người dùng có đồng ý cung cấp thông tin cá nhân phục vụ cho mục đích quảng cáo hay không, phần lớn trả lời không.
Cuối cùng, Apple quyết định chặn một vài app Trung Quốc sử dụng CAID trong bản cập nhật mới nhất trên App Store.
“Điều khoản thỏa thuận của App Store áp dụng với tất cả các nhà phát triển trên toàn cầu, những ứng dụng bỏ qua sự lựa chọn của người dùng sẽ bị từ chối”, Apple viết trong thông báo về lý do gỡ các app Trung Quốc. Cả ByteDance, Tencent và Baidu đều từ chối bình luận trong sự việc này.
Chiến thắng bước đầu này của Apple khiến các nhà phát triển ứng dụng Trung Quốc không có cách nào khác ngoài việc mua quảng cáo tìm kiếm trên App Store theo từ khóa. Đây là một tính năng đã có ở Mỹ từ 5 năm trước nhưng mới chỉ xuất hiện trên App Store Trung Quốc vào tháng trước.
IDFA là chức năng định danh người dùng quảng cáo của Apple. Sau khi đưa ra chính sách minh bạch hóa theo dõi, các nhà phát triển bên thứ ba buộc phải hỏi người dùng có cấp quyền truy cập IDFA hay không, gần tương tự như việc hỏi cấp quyền truy cập vào thẻ nhớ, camera hoặc danh bạ. Tuy nhiên, chỉ 4% người Mỹ chọn câu trả lời đồng ý với tỷ lệ trên toàn cầu là 12%, khiến các nhà quảng cáo rơi vào thế khó và chính đối thủ Facebook cũng lao đao.
Một nỗ lực làm việc nhóm của các công ty công nghệ Trung Quốc để đối phó lại chính sách quyền riêng tư mới của Apple đã thất bại. Nhóm được dẫn đầu bởi Baidu, Tencent và ByteDance cùng hai nhóm ở Bắc Kinh đã tạo ra một cách thức mới để theo dõi quảng cáo trên iPhone, được gọi là tính năng CAID, qua mặt hệ thống theo dõi chính thức của Apple là IDFA (Apple’s Identifier For Advertisers).
CAID (Chinese Advertising ID) được phát triển từ năm ngoái, trải qua quá trình thử nghiệm vài tháng trước khi lên kế hoạch phát hành vào cuối tháng 3/2021. Dự án này là một mối đe dọa tiềm tàng với chính sách quyền riêng tư của Apple ở thị trường trị giá 50 tỷ USD như Trung Quốc.
Chuyên gia tư vấn Eric Seufert cho rằng, CAID đã đặt Apple vào thế khó. Nếu từ chối dự án này, Táo khuyết có thể sẽ gây hấn với Bắc Kinh, nhưng nếu cho phép nó sẽ tạo ra sự không công bằng với phần còn lại của thế giới.
Từ phiên bản iOS 14.5, IDFA buộc các nhà phát triển phải hỏi người dùng có đồng ý cung cấp thông tin cá nhân phục vụ cho mục đích quảng cáo hay không, phần lớn trả lời không.
Cuối cùng, Apple quyết định chặn một vài app Trung Quốc sử dụng CAID trong bản cập nhật mới nhất trên App Store.
“Điều khoản thỏa thuận của App Store áp dụng với tất cả các nhà phát triển trên toàn cầu, những ứng dụng bỏ qua sự lựa chọn của người dùng sẽ bị từ chối”, Apple viết trong thông báo về lý do gỡ các app Trung Quốc. Cả ByteDance, Tencent và Baidu đều từ chối bình luận trong sự việc này.
Chiến thắng bước đầu này của Apple khiến các nhà phát triển ứng dụng Trung Quốc không có cách nào khác ngoài việc mua quảng cáo tìm kiếm trên App Store theo từ khóa. Đây là một tính năng đã có ở Mỹ từ 5 năm trước nhưng mới chỉ xuất hiện trên App Store Trung Quốc vào tháng trước.
IDFA là chức năng định danh người dùng quảng cáo của Apple. Sau khi đưa ra chính sách minh bạch hóa theo dõi, các nhà phát triển bên thứ ba buộc phải hỏi người dùng có cấp quyền truy cập IDFA hay không, gần tương tự như việc hỏi cấp quyền truy cập vào thẻ nhớ, camera hoặc danh bạ. Tuy nhiên, chỉ 4% người Mỹ chọn câu trả lời đồng ý với tỷ lệ trên toàn cầu là 12%, khiến các nhà quảng cáo rơi vào thế khó và chính đối thủ Facebook cũng lao đao.
Theo Nghe Nhìn