Lại một vụ "lùm xùm" nữa xung quanh Apple và các dịch vụ của hãng khi mới đây "quả Táo cắn dở" tiếp tục bị kiện vì không cho phép người dùng tắt tính năng xác thực 2 yếu tố một khi đã được kích hoạt.
Apple mới đây lại tiếp tục vướng phải một rắc rối mới khi một người dùng từ New York có tên Jay Brodsky đã đâm đơn kiện Apple, cáo buộc nhà sản xuất này không cho phép người dùng vô hiệu hóa tính năng xác thực 2 yếu tố sau khoảng thời gian 2 tuần được bật lên. Điều này vi phạm luật lệ bổ sung của bang California và Apple có thể sẽ phải đối mặt với một vụ kiện liên quan tới pháp lý tại chính Hoa Kỳ.
Đơn kiện của người dùng này cáo buộc Brodsky và "hàng triệu người dùng tương tự khác trên nước Mỹ đã tiếp tục phải chịu thiệt hại" và "tổn thất kinh tế" như là kết quả của việc Apple "can thiệp vào việc sử dụng các thiết bị cá nhân cũng như lãng phí thời gian của người dùng bằng cách kéo dài thời gian đăng nhập."
Một khi đã kích hoạt tính năng xác thực 2 yếu tố, người dùng sẽ không thể tắt tính năng này đi sau 2 tuần.
Trong một tài liệu hỗ trợ người dùng, Apple có đề cập tới việc hãng ngăn chặn người dùng tắt tính năng xác thực 2 yếu tố sau 2 tuần kể từ thời điểm được kích hoạt. Lý do mà Apple đưa ra là trong phiên bản mới nhất của iOS và macOS, có một số tính năng nhất định yêu cầu tính năng xác thực này phải được bật như là một cách để tăng cường bảo mật.
"Nếu bạn đã và đang sử dụng tính năng xác thực 2 yếu tố, bạn sẽ không thể tắt nó đi được nữa. Các tính năng nhất định trong bản cập nhật iOS và macOS mới nhất yêu cầu tính năng xác thực này nhằm tăng cường bảo mật, cũng như để bảo vệ thông tin của người dùng. Nếu bạn đã kích hoạt tính năng này lên thì bạn sẽ có 2 tuần để xem xét lại, chỉ cần click vào đường dẫn trong email xác nhận và bạn có thể hủy kích hoạt tính năng xác thực. Hãy lưu ý rằng điều này sẽ khiến tài khoản của bạn trở nên kém bảo mật hơn, đồng nghĩa với việc bạn sẽ không thể sử dụng các tính năng yêu cầu tính bảo mật cao hơn".
Cáo buộc của Brodsky còn bao gồm cả việc Apple vào tháng 9 năm 2015 đã phát hành một bản cập nhật phần mềm tự động kích hoạt tính năng xác thực 2 yếu tố mà người dùng không hề hay biết, trong khi tính năng này được Apple ra mắt như là một tùy chọn bổ sung để tăng cường bảo mật.
Brodsky cho biết tính năng xác thực 2 yếu tố luôn yêu cầu phải xác minh mỗi khi người dùng bật một thiết bị Apple lên. Việc thêm tính năng bổ sung này sẽ tốn thêm khoảng từ 2 tới 5 phút hoặc lâu hơn để tiến hành đăng nhập, mặc dù trên thực tế chỉ mất vài giây là cùng đối với một thiết bị tin cậy. Ngoài ra, Brodsky cũng cho rằng trong email xác nhận kích hoạt xác thực 2 yếu tố của Apple có chứa chỉ "đúng 1 dòng duy nhất" về việc người dùng có 2 tuần để hủy kích hoạt tính năng, và 1 dòng này là không đủ để cho người dùng thấy những hệ quả sau khi tính năng được bật.
Jay Brodsky cáo buộc Apple không cung cấp đủ thông tin về các hệ quả sau khi người dùng kích hoạt tính năng xác thực 2 yếu tố.
Với việc bị kiện lần này, Apple có thể đối mặt với những cáo buộc vi phạm các Đạo luật Lừa đảo và Lạm dụng Máy tính của Hoa Kỳ, Đạo luật xâm phạm Quyền riêng tư của California và nhiều luật khác tại quốc gia này. Nếu thua kiện, Apple có thể sẽ phải bồi thường một khoản tiền khổng lồ cho những người dùng bị hại.
Apple mới đây lại tiếp tục vướng phải một rắc rối mới khi một người dùng từ New York có tên Jay Brodsky đã đâm đơn kiện Apple, cáo buộc nhà sản xuất này không cho phép người dùng vô hiệu hóa tính năng xác thực 2 yếu tố sau khoảng thời gian 2 tuần được bật lên. Điều này vi phạm luật lệ bổ sung của bang California và Apple có thể sẽ phải đối mặt với một vụ kiện liên quan tới pháp lý tại chính Hoa Kỳ.
Đơn kiện của người dùng này cáo buộc Brodsky và "hàng triệu người dùng tương tự khác trên nước Mỹ đã tiếp tục phải chịu thiệt hại" và "tổn thất kinh tế" như là kết quả của việc Apple "can thiệp vào việc sử dụng các thiết bị cá nhân cũng như lãng phí thời gian của người dùng bằng cách kéo dài thời gian đăng nhập."
Một khi đã kích hoạt tính năng xác thực 2 yếu tố, người dùng sẽ không thể tắt tính năng này đi sau 2 tuần.
Trong một tài liệu hỗ trợ người dùng, Apple có đề cập tới việc hãng ngăn chặn người dùng tắt tính năng xác thực 2 yếu tố sau 2 tuần kể từ thời điểm được kích hoạt. Lý do mà Apple đưa ra là trong phiên bản mới nhất của iOS và macOS, có một số tính năng nhất định yêu cầu tính năng xác thực này phải được bật như là một cách để tăng cường bảo mật.
"Nếu bạn đã và đang sử dụng tính năng xác thực 2 yếu tố, bạn sẽ không thể tắt nó đi được nữa. Các tính năng nhất định trong bản cập nhật iOS và macOS mới nhất yêu cầu tính năng xác thực này nhằm tăng cường bảo mật, cũng như để bảo vệ thông tin của người dùng. Nếu bạn đã kích hoạt tính năng này lên thì bạn sẽ có 2 tuần để xem xét lại, chỉ cần click vào đường dẫn trong email xác nhận và bạn có thể hủy kích hoạt tính năng xác thực. Hãy lưu ý rằng điều này sẽ khiến tài khoản của bạn trở nên kém bảo mật hơn, đồng nghĩa với việc bạn sẽ không thể sử dụng các tính năng yêu cầu tính bảo mật cao hơn".
Cáo buộc của Brodsky còn bao gồm cả việc Apple vào tháng 9 năm 2015 đã phát hành một bản cập nhật phần mềm tự động kích hoạt tính năng xác thực 2 yếu tố mà người dùng không hề hay biết, trong khi tính năng này được Apple ra mắt như là một tùy chọn bổ sung để tăng cường bảo mật.
Brodsky cho biết tính năng xác thực 2 yếu tố luôn yêu cầu phải xác minh mỗi khi người dùng bật một thiết bị Apple lên. Việc thêm tính năng bổ sung này sẽ tốn thêm khoảng từ 2 tới 5 phút hoặc lâu hơn để tiến hành đăng nhập, mặc dù trên thực tế chỉ mất vài giây là cùng đối với một thiết bị tin cậy. Ngoài ra, Brodsky cũng cho rằng trong email xác nhận kích hoạt xác thực 2 yếu tố của Apple có chứa chỉ "đúng 1 dòng duy nhất" về việc người dùng có 2 tuần để hủy kích hoạt tính năng, và 1 dòng này là không đủ để cho người dùng thấy những hệ quả sau khi tính năng được bật.
Jay Brodsky cáo buộc Apple không cung cấp đủ thông tin về các hệ quả sau khi người dùng kích hoạt tính năng xác thực 2 yếu tố.
Với việc bị kiện lần này, Apple có thể đối mặt với những cáo buộc vi phạm các Đạo luật Lừa đảo và Lạm dụng Máy tính của Hoa Kỳ, Đạo luật xâm phạm Quyền riêng tư của California và nhiều luật khác tại quốc gia này. Nếu thua kiện, Apple có thể sẽ phải bồi thường một khoản tiền khổng lồ cho những người dùng bị hại.
Theo Genk