"Tôi sẽ hủy diệt Android, vì đó là sản phẩm ăn cắp", trích lời Steve Jobs trong cuốn tiểu sử về ông của tác giả Walter Isaacson xuất bản năm 2011.
Sự căm ghét của Jobs đối với Google và phần mềm smartphone của hãng này đã được nhiều người biết đến, đồng thời nhiều vụ kiện liên quan đến Apple và các hãng Android khác nhau cho thấy Jobs rất nghiêm túc trước những tuyên bố của mình. Nhưng thực tế là cả Apple và Google đều lấy cảm hứng từ nhau trong nhiều năm và không công ty nào có thể được như ngày hôm nay nếu không có sự nỗ lực của đối phương.
Gần đây, Android đã kỷ niệm "sinh nhật" 15 năm (kể từ khi ra mắt chiếc điện thoại chạy Android đầu tiên, T-Mobile G1), hãy cùng nhìn lại hành trình mà các công ty đã thực hiện để trở thành kẻ thống trị trong thế giới công nghệ - và sự cạnh tranh đã thúc đẩy họ như thế nào.
HTC Dream/T-Mobile G1
Có thể nói smartphone là một trong những phát minh thay đổi thế giới nhiều nhất trong lịch sử loài người, từ việc thay đổi hoàn toàn cách chúng ta tương tác với nhau đến việc tạo ra loại hình doanh nghiệp hoàn toàn mới, kinh doanh các công nghệ di động khác nhau. Và mặc dù Steve Jobs có thể đúng chỉ trích Android trong những ngày đầu, thì rõ ràng là các ý tưởng và nguồn cảm hứng đã trao đổi qua lại giữa Apple và Google trong những năm sau đó.
Trong suốt 15 năm cạnh tranh giữa hai công ty, chúng ta thường có cảm giác cả hai giống như anh chị em cãi nhau khi chơi, "anh có cái này thì em cũng phải có cái đó!"
Sự đấu tranh qua lại của hai công ty đã thúc đẩy họ dẫn trước và cho phép họ chống lại những đối thủ khác, như BlackBerry thống trị một thời, cũng như "cựu hoàng" Nokia và nền tảng Symbian. Ngay cả gã khổng lồ công nghệ Microsoft và Windows Phone cũng không thể phát triển mạnh trước sự cạnh tranh gay gắt từ Apple và Google. Chúng ta hãy cùng nhìn lại quá trình cạnh tranh giữa cả hai.
Quá khứ
Android bắt đầu là công ty riêng của mình (Android Inc.) vào năm 2003 và mãi đến năm 2005 mới được Google mua lại. Trong khi đó, Apple đã thành công với các sản phẩm di động dưới dạng iPod, iPhone bắt đầu phát triển trong bí mật vào năm 2004 và Jobs được cho là đã được mời để trở thành CEO của Google.
Jobs cuối cùng không đảm nhận vai trò này, nhưng Google đã tìm được CEO Eric Schmidt, người vào năm 2006 đã trở thành thành viên ban giám đốc của Apple. Nhà báo Steven Levy đã viết trong cuốn sách In the Plex: How Google Thinks, Works, and Shapes Our Lives xuất bản năm 2011: "Có quá nhiều sự trùng lặp đến mức gần như thể Apple và Google là một công ty duy nhất". Tuy nhiên, mọi thứ không diễn ra suôn sẻ như vậy.
Vào tháng 1 năm 2007, Apple trình làng chiếc iPhone đầu tiên và vào tháng 11 năm 2007, Google đã trình làng hai nguyên mẫu. Một là chiếc điện thoại mang phong cách BlackBerry sử dụng các nút phần cứng và bánh xe cuộn. Nguyên mẫu khác có màn hình cảm ứng lớn và có vẻ giống iPhone hơn nhiều.
Điều này khiến Jobs không hài lòng, ông đã đe dọa hủy diệt Android bằng cách sử dụng "từng xu trong số 40 tỷ USD trong ngân hàng của Apple". Chiếc điện thoại Android đầu tiên, T-Mobile G1, kết hợp các yếu tố của cả hai nguyên mẫu đó, với màn hình cảm ứng trượt ra để lộ bàn phím vật lý. Schmidt rời ban giám đốc Apple vào năm 2009 do có khả năng xảy ra xung đột lợi ích, và do đó bắt đầu một loạt vụ kiện giữa Apple và nhiều đối tác khác nhau của Google về cáo buộc vi phạm các bằng sáng chế liên quan đến điện thoại.
Đối tác đáng chú ý nhất của Google là Samsung, hãng bị Apple cáo buộc vi phạm một số bằng sáng chế, trong đó có bằng sáng chế liên quan đến các chức năng cơ bản như chạm để thu phóng và trượt để mở khóa. Những cuộc chiến pháp lý này đã diễn ra trong nhiều năm, Apple tuyên bố "Samsung đã sao chép trắng trợn thiết kế của chúng tôi" và Samsung đã phản đối. Tranh chấp kéo dài cuối cùng cũng kết thúc vào năm 2018, khi cả hai bên đồng ý giải quyết không thông qua tòa án.
Bất chấp các tuyên bố cạnh tranh được đưa ra trong những cuộc đấu tranh kéo dài tại tòa, nếu chúng ta nhìn vào sự phát triển không chỉ của phần mềm mà còn của những chiếc điện thoại, có vẻ như rõ ràng là cả hai bên vẫn tiếp tục mượn ý tưởng của nhau.
Các tính năng như picture-in-picture, thư thoại trực tiếp, tùy chỉnh màn hình khóa và dịch trực tiếp đều có trên hệ điều hành Android trước khi chuyển sang iOS. Việc sử dụng các widget để tùy chỉnh màn hình chính từ lâu đã được coi là điểm khác biệt của Android, nhưng tính năng đó cuối cùng cũng đến với iOS.
Mặt khác, tính năng Nearby Share của Android rất giống với AirDrop của Apple và điện thoại Android không có các tính năng như "Do Not Disturb" hoặc khả năng chụp ảnh màn hình cho đến một thời gian sau khi iPhone có chúng.
Apple đã loại bỏ jack cắm tai nghe 3,5 mm khỏi iPhone vào tháng 9 năm 2016 và sau một thời gian cười nhạo, Android cũng làm điều tương tự.
Đôi khi rất khó, nếu không nói là không thể, để nói liệu các công ty này đang sao chép ý tưởng của nhau hay chỉ đơn giản là đưa ra những tính năng giống nhau sau khi phân tích xu hướng khách hàng và những tin rò rỉ.
Tin đồn rằng Apple sẽ loại bỏ nút home vật lý trên iPhone X đã xuất hiện từ rất lâu trước khi chiếc máy này chính thức ra mắt vào tháng 9 năm 2017. Liệu có phải nhờ đó mà Samsung đã kịp "đi trước Apple" và loại bỏ nút home khỏi Galaxy S8 đầu năm đó? Hay cả hai bên chỉ đơn giản là đi đến một quyết định thay đổi thiết kế lớn như vậy một cách độc lập?
Đó là những câu hỏi mà chúng ta có lẽ không bao giờ biết lời đáp chính xác. Nhưng dù thế nào đi nữa, bạn cũng sẽ nhận được một kết quả giống nhau: Điện thoại và phần mềm từ các nhà sản xuất khác nhau dường như đang phát triển đồng bộ.
Hiện tại
Đầu năm 2024, Android vẫn là nền tảng smartphone thống trị, với 70,8% thị phần trên toàn cầu so với 28,4% của Apple (theo thông tin từ Statista). Tuy nhiên, trọng tâm của Google luôn là đưa hệ điều hành Android lên càng nhiều thiết bị càng tốt, từ điện thoại có giá dưới 50 USD đến điện thoại có giá trên 1.500 USD. Trong khi đó, Apple chỉ cung cấp iOS trên các thiết bị của riêng mình và những thiết bị đó có giá cao hơn rất nhiều, vì vậy cũng không bất ngờ khi Android chiếm thị phần cao hơn iOS.
Tuy nhiên, mô hình kinh doanh của Google chủ yếu là một nhà cung cấp dịch vụ chứ không phải nhà sản xuất phần cứng. Công ty kiếm tiền chủ yếu từ việc bán quảng cáo trên tất cả các nền tảng của mình và do đó, họ thường được hưởng lợi từ cách tiếp cận thị trường rộng lớn.
Bản thân Android được các công ty sử dụng miễn phí, do đó có số lượng cài đặt lớn. Nhưng để sử dụng các dịch vụ của Google (Gmail, YouTube, Chrome, v.v., cùng với quyền truy cập vào Cửa hàng Google Play), các công ty phải trả phí cấp phép cho Google. Việc sử dụng Android miễn phí là lý do tại sao bạn sẽ thấy hệ điều hành này trên các điện thoại của Samsung, Motorola, OnePlus, Oppo, Nothing,... và tất nhiên trên điện thoại Pixel của chính Google.
Mặt khác, Apple cung cấp một hệ sinh thái đóng. Chỉ iPhone mới có thể chạy iOS và Apple luôn có ý định duy trì điều đó. Họ có toàn quyền kiểm soát cách phần mềm hoạt động trên điện thoại của mình và cách phần mềm có thể được tối ưu hóa tốt nhất cho phần cứng.
Đó là lý do tại sao điện thoại Apple thường hoạt động tốt hơn nhiều điện thoại Android cao cấp, mặc dù trên lý thuyết phần cứng iPhone thường có thông số kỹ thuật kém hơn. Về bản chất, Android được sử dụng rộng rãi, trong đó mỗi phiên bản mới phải chạy trên nhiều loại thiết bị, với các kích thước màn hình và thành phần bên trong khác nhau.
Android từng gặp khó khăn với sự xuất hiện của máy tính bảng, khi phần mềm được thiết kế cho điện thoại 4 inch đột nhiên phải kéo dài ra để phù hợp với màn hình có kích thước lớn hơn nhiều. Android 3.0 Honeycomb được thiết kế chủ yếu cho máy tính bảng, nhưng có nhiều vấn đề khiến nó không tồn tại được lâu và một số tính năng của nó đã được đưa vào các phiên bản sau này.
Apple mặc dù lúc đầu sử dụng iOS cho cả hai thiết bị, nhưng giờ đây họ chỉ giữ iOS trên điện thoại, tối ưu hóa cho kích thước màn hình nhỏ hơn, với iPadOS mới hơn làm phần mềm cho máy tính bảng.
Rõ ràng hai hệ điều hành này đã hội tụ các tính năng của nhau trong những năm qua. Mặc dù Android luôn có khả năng tùy biến cao hơn, nhưng cuối cùng Apple đã giới thiệu các tiện ích trên màn hình chính, màn hình khóa có thể tùy chỉnh và thậm chí cả khả năng tạo chủ đề biểu tượng để thay đổi giao diện thiết bị của bạn.
Trong khi đó, Google đã tích cực hạn chế các vấn đề do phân mảnh gây ra và được cho là đã áp dụng nhiều cách tiếp cận "giống Apple" hơn trên dòng thiết bị của riêng mình. Giống như iPhone của Apple, các điện thoại thuộc dòng Pixel mới hơn - bao gồm cả Pixel 8 Pro gần đây - được thiết kế để thể hiện "những gì tốt nhất của Google" với bộ vi xử lý được thiết kế nội bộ (như Apple đã làm với chip cho iPhone) và phần mềm được tối ưu hóa cho điện thoại Pixel.
Mặc dù Android có thể dẫn đầu về số lượng người dùng nhưng Google đã thấy rõ rằng Apple đang dẫn đầu về trải nghiệm phần cứng tinh tế, cao cấp hơn và dòng Pixel chính là câu trả lời của Google.
Tương lai
Ben Woods, nhà phân tích công nghệ tại CCS Insight cho biết: "Chúng ta đang ở một bước ngoặt thú vị dành cho Android. Mặc dù thành công về mặt số lượng là không thể chối cãi, nhưng nó đang ngày càng mất thị phần vào tay Apple trong phân khúc smartphone cao cấp." Pixel của Google là một trong những điện thoại Android tốt nhất hiện nay, nhưng doanh số bán thiết bị này chỉ bằng một phần nhỏ so với iPhone.
Khi nhìn vào các đối tác Android, chủ yếu là Samsung đang cạnh tranh với Apple để giành vị trí nhà sản xuất điện thoại số 1 thế giới - một danh hiệu dường như thường xuyên được chuyển giữa hai công ty. Nhưng Samsung có danh mục sản phẩm rộng hơn nhiều, với doanh số bán hàng được củng cố nhờ số lượng điện thoại áp đảo ở mức giá thấp. Ở phân khúc cao cấp, Apple vẫn thống trị và không có dấu hiệu yếu đi.
Nhưng Android đang ngày càng đặt cược vào thành công lâu dài từ sự đổi mới của smartphone màn hình gập. Samsung hiện đã cung cấp nhiều thế hệ các thiết bị Galaxy Z Flip và Z Fold, Google gần đây cũng gia nhập với Pixel Fold, cùng với các thiết bị màn hình gập của OPPO, Motorola và OnePlus.
Apple vẫn chưa ra mắt một thiết bị màn hình gập nào và vẫn còn phải xem liệu chỉ là do hãng chưa sẵn sàng hay vì họ tin rằng thiết bị màn hình gập là một mốt nhất thời sẽ qua đi (như màn hình 3D hoặc thiết kế cong).
Thay vì hướng tới những cải tiến mang tính thử nghiệm hơn như màn hình gập, Apple đã chọn tiếp tục cải tiến phần cứng hiện có của mình, trang bị cho dòng iPhone 15 Pro mới nhất thiết kế titan và camera cải tiến, nhưng về cơ bản vẫn là xây dựng trên nền móng cũ. Và cách làm của Apple cũng bao gồm việc kéo mọi người vào hệ sinh thái Apple rộng lớn hơn, với iPhone đồng bộ hóa liền mạch với các sản phẩm khác của Apple, bao gồm Apple Watch, iPad, Mac, HomePods và Apple TV.
Với mỗi khách hàng iPhone mới, Apple sẽ có cơ hội bán các sản phẩm bổ sung khác, cùng với các dịch vụ như bộ nhớ iCloud, Apple Music, Apple Fitness hoặc đăng ký dịch vụ Apple TV. Mặc dù bản thân Google cũng cung cấp những sản phẩm như thế này ở một mức độ nào đó, nhưng họ vẫn chưa cung cấp theo cách gắn kết như Apple, điều này có thể khiến các sản phẩm của Google kém hấp dẫn hơn đối với khách hàng mới và có thể là lý do làm người dùng Android muốn chuyển sang Apple.
Tuy nhiên, sự phổ biến rộng rãi của Android trên các thiết bị ở mức giá thấp hơn sẽ tiếp tục khiến nó trở thành lựa chọn phổ biến cho những người có hầu bao không quá dư dã. Và sự hiện diện của Android trên một số lượng lớn thiết bị từ các nhà sản xuất bên thứ ba cũng đồng nghĩa đó là nơi chúng ta sẽ thấy nhiều sự đổi mới hơn.
Với lượng smartphone xuất xưởng dự kiến sẽ đạt mức thấp nhất trong một thập kỷ, nhiều công ty sẽ tìm cách sử dụng các công nghệ mới, thú vị để thu hút sự chú ý của khách hàng và giới thiệu sản phẩm có cách thức hoạt động mới. Chúng ta sẽ thấy điều này từ Android cũng như từ Apple với iPhone, phần mềm và các thiết bị ngoại vi của họ, bao gồm cả công nghệ mới như kính Vision Pro.
Chúng ta cũng sẽ thấy sự tập trung lớn hơn từ mọi phía vào tính bền vững. Khi đó, có khả năng là khi người tiêu dùng ngày càng hướng tới các lựa chọn bền vững, cuộc cạnh tranh lớn tiếp theo trong ngành smartphone có thể là ai có thể tạo ra sản phẩm thân thiện với môi trường nhất.
iPhone 15 có rất nhiều cải tiến về tính bền vững. Các công ty khác, như Fairphone, đã sử dụng khả năng sửa chữa và vật liệu tái chế làm điểm bán hàng chính
Sự phát triển của cả phần mềm và phần cứng trên iOS và Android đôi khi diễn ra gần như song song, với một bên tung ra một tính năng và bên kia phản hồi "tôi cũng có!" . Và giống như cạnh trong trong thể thao, Apple và Android sẽ cần tiếp tục phát huy tinh thần đó để tìm ra những cách mới nhằm hướng đến thành công trong một thị trường ngày càng khó khăn.
Theo Genk
Sự căm ghét của Jobs đối với Google và phần mềm smartphone của hãng này đã được nhiều người biết đến, đồng thời nhiều vụ kiện liên quan đến Apple và các hãng Android khác nhau cho thấy Jobs rất nghiêm túc trước những tuyên bố của mình. Nhưng thực tế là cả Apple và Google đều lấy cảm hứng từ nhau trong nhiều năm và không công ty nào có thể được như ngày hôm nay nếu không có sự nỗ lực của đối phương.
Gần đây, Android đã kỷ niệm "sinh nhật" 15 năm (kể từ khi ra mắt chiếc điện thoại chạy Android đầu tiên, T-Mobile G1), hãy cùng nhìn lại hành trình mà các công ty đã thực hiện để trở thành kẻ thống trị trong thế giới công nghệ - và sự cạnh tranh đã thúc đẩy họ như thế nào.
HTC Dream/T-Mobile G1
Có thể nói smartphone là một trong những phát minh thay đổi thế giới nhiều nhất trong lịch sử loài người, từ việc thay đổi hoàn toàn cách chúng ta tương tác với nhau đến việc tạo ra loại hình doanh nghiệp hoàn toàn mới, kinh doanh các công nghệ di động khác nhau. Và mặc dù Steve Jobs có thể đúng chỉ trích Android trong những ngày đầu, thì rõ ràng là các ý tưởng và nguồn cảm hứng đã trao đổi qua lại giữa Apple và Google trong những năm sau đó.
Trong suốt 15 năm cạnh tranh giữa hai công ty, chúng ta thường có cảm giác cả hai giống như anh chị em cãi nhau khi chơi, "anh có cái này thì em cũng phải có cái đó!"
Sự đấu tranh qua lại của hai công ty đã thúc đẩy họ dẫn trước và cho phép họ chống lại những đối thủ khác, như BlackBerry thống trị một thời, cũng như "cựu hoàng" Nokia và nền tảng Symbian. Ngay cả gã khổng lồ công nghệ Microsoft và Windows Phone cũng không thể phát triển mạnh trước sự cạnh tranh gay gắt từ Apple và Google. Chúng ta hãy cùng nhìn lại quá trình cạnh tranh giữa cả hai.
Quá khứ
Android bắt đầu là công ty riêng của mình (Android Inc.) vào năm 2003 và mãi đến năm 2005 mới được Google mua lại. Trong khi đó, Apple đã thành công với các sản phẩm di động dưới dạng iPod, iPhone bắt đầu phát triển trong bí mật vào năm 2004 và Jobs được cho là đã được mời để trở thành CEO của Google.
Jobs cuối cùng không đảm nhận vai trò này, nhưng Google đã tìm được CEO Eric Schmidt, người vào năm 2006 đã trở thành thành viên ban giám đốc của Apple. Nhà báo Steven Levy đã viết trong cuốn sách In the Plex: How Google Thinks, Works, and Shapes Our Lives xuất bản năm 2011: "Có quá nhiều sự trùng lặp đến mức gần như thể Apple và Google là một công ty duy nhất". Tuy nhiên, mọi thứ không diễn ra suôn sẻ như vậy.
Vào tháng 1 năm 2007, Apple trình làng chiếc iPhone đầu tiên và vào tháng 11 năm 2007, Google đã trình làng hai nguyên mẫu. Một là chiếc điện thoại mang phong cách BlackBerry sử dụng các nút phần cứng và bánh xe cuộn. Nguyên mẫu khác có màn hình cảm ứng lớn và có vẻ giống iPhone hơn nhiều.
Điều này khiến Jobs không hài lòng, ông đã đe dọa hủy diệt Android bằng cách sử dụng "từng xu trong số 40 tỷ USD trong ngân hàng của Apple". Chiếc điện thoại Android đầu tiên, T-Mobile G1, kết hợp các yếu tố của cả hai nguyên mẫu đó, với màn hình cảm ứng trượt ra để lộ bàn phím vật lý. Schmidt rời ban giám đốc Apple vào năm 2009 do có khả năng xảy ra xung đột lợi ích, và do đó bắt đầu một loạt vụ kiện giữa Apple và nhiều đối tác khác nhau của Google về cáo buộc vi phạm các bằng sáng chế liên quan đến điện thoại.
Đối tác đáng chú ý nhất của Google là Samsung, hãng bị Apple cáo buộc vi phạm một số bằng sáng chế, trong đó có bằng sáng chế liên quan đến các chức năng cơ bản như chạm để thu phóng và trượt để mở khóa. Những cuộc chiến pháp lý này đã diễn ra trong nhiều năm, Apple tuyên bố "Samsung đã sao chép trắng trợn thiết kế của chúng tôi" và Samsung đã phản đối. Tranh chấp kéo dài cuối cùng cũng kết thúc vào năm 2018, khi cả hai bên đồng ý giải quyết không thông qua tòa án.
Bất chấp các tuyên bố cạnh tranh được đưa ra trong những cuộc đấu tranh kéo dài tại tòa, nếu chúng ta nhìn vào sự phát triển không chỉ của phần mềm mà còn của những chiếc điện thoại, có vẻ như rõ ràng là cả hai bên vẫn tiếp tục mượn ý tưởng của nhau.
Các tính năng như picture-in-picture, thư thoại trực tiếp, tùy chỉnh màn hình khóa và dịch trực tiếp đều có trên hệ điều hành Android trước khi chuyển sang iOS. Việc sử dụng các widget để tùy chỉnh màn hình chính từ lâu đã được coi là điểm khác biệt của Android, nhưng tính năng đó cuối cùng cũng đến với iOS.
Mặt khác, tính năng Nearby Share của Android rất giống với AirDrop của Apple và điện thoại Android không có các tính năng như "Do Not Disturb" hoặc khả năng chụp ảnh màn hình cho đến một thời gian sau khi iPhone có chúng.
Apple đã loại bỏ jack cắm tai nghe 3,5 mm khỏi iPhone vào tháng 9 năm 2016 và sau một thời gian cười nhạo, Android cũng làm điều tương tự.
Đôi khi rất khó, nếu không nói là không thể, để nói liệu các công ty này đang sao chép ý tưởng của nhau hay chỉ đơn giản là đưa ra những tính năng giống nhau sau khi phân tích xu hướng khách hàng và những tin rò rỉ.
Tin đồn rằng Apple sẽ loại bỏ nút home vật lý trên iPhone X đã xuất hiện từ rất lâu trước khi chiếc máy này chính thức ra mắt vào tháng 9 năm 2017. Liệu có phải nhờ đó mà Samsung đã kịp "đi trước Apple" và loại bỏ nút home khỏi Galaxy S8 đầu năm đó? Hay cả hai bên chỉ đơn giản là đi đến một quyết định thay đổi thiết kế lớn như vậy một cách độc lập?
Đó là những câu hỏi mà chúng ta có lẽ không bao giờ biết lời đáp chính xác. Nhưng dù thế nào đi nữa, bạn cũng sẽ nhận được một kết quả giống nhau: Điện thoại và phần mềm từ các nhà sản xuất khác nhau dường như đang phát triển đồng bộ.
Hiện tại
Đầu năm 2024, Android vẫn là nền tảng smartphone thống trị, với 70,8% thị phần trên toàn cầu so với 28,4% của Apple (theo thông tin từ Statista). Tuy nhiên, trọng tâm của Google luôn là đưa hệ điều hành Android lên càng nhiều thiết bị càng tốt, từ điện thoại có giá dưới 50 USD đến điện thoại có giá trên 1.500 USD. Trong khi đó, Apple chỉ cung cấp iOS trên các thiết bị của riêng mình và những thiết bị đó có giá cao hơn rất nhiều, vì vậy cũng không bất ngờ khi Android chiếm thị phần cao hơn iOS.
Tuy nhiên, mô hình kinh doanh của Google chủ yếu là một nhà cung cấp dịch vụ chứ không phải nhà sản xuất phần cứng. Công ty kiếm tiền chủ yếu từ việc bán quảng cáo trên tất cả các nền tảng của mình và do đó, họ thường được hưởng lợi từ cách tiếp cận thị trường rộng lớn.
Bản thân Android được các công ty sử dụng miễn phí, do đó có số lượng cài đặt lớn. Nhưng để sử dụng các dịch vụ của Google (Gmail, YouTube, Chrome, v.v., cùng với quyền truy cập vào Cửa hàng Google Play), các công ty phải trả phí cấp phép cho Google. Việc sử dụng Android miễn phí là lý do tại sao bạn sẽ thấy hệ điều hành này trên các điện thoại của Samsung, Motorola, OnePlus, Oppo, Nothing,... và tất nhiên trên điện thoại Pixel của chính Google.
Mặt khác, Apple cung cấp một hệ sinh thái đóng. Chỉ iPhone mới có thể chạy iOS và Apple luôn có ý định duy trì điều đó. Họ có toàn quyền kiểm soát cách phần mềm hoạt động trên điện thoại của mình và cách phần mềm có thể được tối ưu hóa tốt nhất cho phần cứng.
Đó là lý do tại sao điện thoại Apple thường hoạt động tốt hơn nhiều điện thoại Android cao cấp, mặc dù trên lý thuyết phần cứng iPhone thường có thông số kỹ thuật kém hơn. Về bản chất, Android được sử dụng rộng rãi, trong đó mỗi phiên bản mới phải chạy trên nhiều loại thiết bị, với các kích thước màn hình và thành phần bên trong khác nhau.
Android từng gặp khó khăn với sự xuất hiện của máy tính bảng, khi phần mềm được thiết kế cho điện thoại 4 inch đột nhiên phải kéo dài ra để phù hợp với màn hình có kích thước lớn hơn nhiều. Android 3.0 Honeycomb được thiết kế chủ yếu cho máy tính bảng, nhưng có nhiều vấn đề khiến nó không tồn tại được lâu và một số tính năng của nó đã được đưa vào các phiên bản sau này.
Apple mặc dù lúc đầu sử dụng iOS cho cả hai thiết bị, nhưng giờ đây họ chỉ giữ iOS trên điện thoại, tối ưu hóa cho kích thước màn hình nhỏ hơn, với iPadOS mới hơn làm phần mềm cho máy tính bảng.
Rõ ràng hai hệ điều hành này đã hội tụ các tính năng của nhau trong những năm qua. Mặc dù Android luôn có khả năng tùy biến cao hơn, nhưng cuối cùng Apple đã giới thiệu các tiện ích trên màn hình chính, màn hình khóa có thể tùy chỉnh và thậm chí cả khả năng tạo chủ đề biểu tượng để thay đổi giao diện thiết bị của bạn.
Trong khi đó, Google đã tích cực hạn chế các vấn đề do phân mảnh gây ra và được cho là đã áp dụng nhiều cách tiếp cận "giống Apple" hơn trên dòng thiết bị của riêng mình. Giống như iPhone của Apple, các điện thoại thuộc dòng Pixel mới hơn - bao gồm cả Pixel 8 Pro gần đây - được thiết kế để thể hiện "những gì tốt nhất của Google" với bộ vi xử lý được thiết kế nội bộ (như Apple đã làm với chip cho iPhone) và phần mềm được tối ưu hóa cho điện thoại Pixel.
Mặc dù Android có thể dẫn đầu về số lượng người dùng nhưng Google đã thấy rõ rằng Apple đang dẫn đầu về trải nghiệm phần cứng tinh tế, cao cấp hơn và dòng Pixel chính là câu trả lời của Google.
Tương lai
Ben Woods, nhà phân tích công nghệ tại CCS Insight cho biết: "Chúng ta đang ở một bước ngoặt thú vị dành cho Android. Mặc dù thành công về mặt số lượng là không thể chối cãi, nhưng nó đang ngày càng mất thị phần vào tay Apple trong phân khúc smartphone cao cấp." Pixel của Google là một trong những điện thoại Android tốt nhất hiện nay, nhưng doanh số bán thiết bị này chỉ bằng một phần nhỏ so với iPhone.
Khi nhìn vào các đối tác Android, chủ yếu là Samsung đang cạnh tranh với Apple để giành vị trí nhà sản xuất điện thoại số 1 thế giới - một danh hiệu dường như thường xuyên được chuyển giữa hai công ty. Nhưng Samsung có danh mục sản phẩm rộng hơn nhiều, với doanh số bán hàng được củng cố nhờ số lượng điện thoại áp đảo ở mức giá thấp. Ở phân khúc cao cấp, Apple vẫn thống trị và không có dấu hiệu yếu đi.
Nhưng Android đang ngày càng đặt cược vào thành công lâu dài từ sự đổi mới của smartphone màn hình gập. Samsung hiện đã cung cấp nhiều thế hệ các thiết bị Galaxy Z Flip và Z Fold, Google gần đây cũng gia nhập với Pixel Fold, cùng với các thiết bị màn hình gập của OPPO, Motorola và OnePlus.
Apple vẫn chưa ra mắt một thiết bị màn hình gập nào và vẫn còn phải xem liệu chỉ là do hãng chưa sẵn sàng hay vì họ tin rằng thiết bị màn hình gập là một mốt nhất thời sẽ qua đi (như màn hình 3D hoặc thiết kế cong).
Thay vì hướng tới những cải tiến mang tính thử nghiệm hơn như màn hình gập, Apple đã chọn tiếp tục cải tiến phần cứng hiện có của mình, trang bị cho dòng iPhone 15 Pro mới nhất thiết kế titan và camera cải tiến, nhưng về cơ bản vẫn là xây dựng trên nền móng cũ. Và cách làm của Apple cũng bao gồm việc kéo mọi người vào hệ sinh thái Apple rộng lớn hơn, với iPhone đồng bộ hóa liền mạch với các sản phẩm khác của Apple, bao gồm Apple Watch, iPad, Mac, HomePods và Apple TV.
Với mỗi khách hàng iPhone mới, Apple sẽ có cơ hội bán các sản phẩm bổ sung khác, cùng với các dịch vụ như bộ nhớ iCloud, Apple Music, Apple Fitness hoặc đăng ký dịch vụ Apple TV. Mặc dù bản thân Google cũng cung cấp những sản phẩm như thế này ở một mức độ nào đó, nhưng họ vẫn chưa cung cấp theo cách gắn kết như Apple, điều này có thể khiến các sản phẩm của Google kém hấp dẫn hơn đối với khách hàng mới và có thể là lý do làm người dùng Android muốn chuyển sang Apple.
Tuy nhiên, sự phổ biến rộng rãi của Android trên các thiết bị ở mức giá thấp hơn sẽ tiếp tục khiến nó trở thành lựa chọn phổ biến cho những người có hầu bao không quá dư dã. Và sự hiện diện của Android trên một số lượng lớn thiết bị từ các nhà sản xuất bên thứ ba cũng đồng nghĩa đó là nơi chúng ta sẽ thấy nhiều sự đổi mới hơn.
Với lượng smartphone xuất xưởng dự kiến sẽ đạt mức thấp nhất trong một thập kỷ, nhiều công ty sẽ tìm cách sử dụng các công nghệ mới, thú vị để thu hút sự chú ý của khách hàng và giới thiệu sản phẩm có cách thức hoạt động mới. Chúng ta sẽ thấy điều này từ Android cũng như từ Apple với iPhone, phần mềm và các thiết bị ngoại vi của họ, bao gồm cả công nghệ mới như kính Vision Pro.
Chúng ta cũng sẽ thấy sự tập trung lớn hơn từ mọi phía vào tính bền vững. Khi đó, có khả năng là khi người tiêu dùng ngày càng hướng tới các lựa chọn bền vững, cuộc cạnh tranh lớn tiếp theo trong ngành smartphone có thể là ai có thể tạo ra sản phẩm thân thiện với môi trường nhất.
iPhone 15 có rất nhiều cải tiến về tính bền vững. Các công ty khác, như Fairphone, đã sử dụng khả năng sửa chữa và vật liệu tái chế làm điểm bán hàng chính
Sự phát triển của cả phần mềm và phần cứng trên iOS và Android đôi khi diễn ra gần như song song, với một bên tung ra một tính năng và bên kia phản hồi "tôi cũng có!" . Và giống như cạnh trong trong thể thao, Apple và Android sẽ cần tiếp tục phát huy tinh thần đó để tìm ra những cách mới nhằm hướng đến thành công trong một thị trường ngày càng khó khăn.
Theo Genk