Ăn xin online ở Indonsia nở rộ đến mức chính phủ phải ra tay

SkylerNew

Chuyên viên tin tức
Thành viên BQT
Ăn xin có vẻ đang trở thành một "nghề hot" ở Indonesia khi những người ăn xin trên đường phố đăng clip trên TikTok để xin quà ảo thay vì thực sự ở ngoài để xin người qua đường.

655360_70849781032866_1574101219016704

Nạn ăn xin trên TikTok đã trở thành một hiện tượng phổ biến ở Indonesia đến nỗi chính phủ buộc phải vào cuộc để kiểm soát. Chính phủ đã kêu gọi công chúng ngừng “ăn xin và xin tiền, hàng hóa miễn phí” vì đây là hành vi “hạ thấp danh dự con người” và bị cấm trong đạo Hồi.

Tuy nhiên rất khó để chống lại làn sóng ăn xin bị lôi kéo bởi các tính năng tặng quà của TikTok, cho phép họ đổi quà ảo lấy tiền thật.

Nền tảng video phổ biến TikTok cho phép những người sáng tạo có ít nhất 1.000 người theo dõi nhận quà tặng ảo từ những người theo dõi của họ và những món quà sau đó có thể được chuyển đổi thành tiền thật. Đây là một tính năng có sẵn trên một loạt nền tảng mạng xã hội khác nhưng sự phổ biến của TikTok rõ ràng đã trở thành “địa điểm” tập hợp của những người ăn xin.

Thay vì xin tiền ngoài đường, những người ăn xin trên TikTok chỉ cần quay video họ thực hiện một số hành vi đáng thương hại, đăng lên mạng xã hội và chờ mọi người “donate”.

Ăn xin online ở Indonsia nở rộ đến mức chính phủ phải ra tay
Ăn xin online ở Indonsia nở rộ đến mức chính phủ phải ra tay
Ăn xin online ở Indonsia nở rộ đến mức chính phủ phải ra tay
Một xu hướng làm nội dung phổ biến là những người ăn xin, đặc biệt là phụ nữ lớn tuổi kêu gọi lòng hảo tâm của người xem bằng cách trát bùn lên cơ thể và dùng các động tác cầu lạy để rủ lòng thương.

Đáng buồn cho họ khi chính phủ Indonesia đã có biện pháp xử lý và yêu cầu nền tảng này xóa các video sử dụng bùn để tạo cảnh khốn khổ.

Bất chấp những nỗ lực của Chính phủ Indonesia nhằm hạn chế sự phổ biến của nạn ăn xin trên TikTok, các chuyên gia cho rằng xu hướng này có thể sẽ tiếp diễn khi mọi người vẫn tin rằng, họ đang làm điều tốt bằng cách cho tiền trực tiếp người ăn xin.

Devie Rahmawati, nhà xã hội học tại Đại học Indonesia cho rằng, cách giúp đỡ của chúng ta ko còn đúng là giúp đỡ nữa khi các tiền có thể quy đổi từ những món quà ảo.

Indonesia hiện có lượng cơ sở người dùng TikTok lớn thứ hai trên thế giới với 99,1 triệu người dùng, chỉ sau Mỹ.

Theo VN review​
 
Bên trên